Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

Những nguyên nhân nào gây huyết áp thấp trong thai kì

Các chuyên gia sức khỏe sinh sản trên Pcbaby cho biết: Mặc dù khi mang thai, phụ nữ thường dễ mắc các triệu chứng như nôn nghén, tiểu đường, cao huyết áp thai kỳ v.v… Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp mẹ bầu lại mắc chứng huyết áp thấp. Vậy cụ thể tại sao bà bầu bị huyết áp thấp?

Những nguyên nhân gây huyết áp thấp trong thai kì

Theo thời gian, thai nhi sẽ không ngừng phát triển lớn dần trong bụng mẹ. Chính vì lý do này mà khi mẹ bầu nằm ngửa, tử cung to lớn sẽ chèn ép gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, khiến cho huyết dịch lưu thông ở vùng khoang chậu và toàn bộ vùng tĩnh mạch chủ dưới gặp trở ngại, máu về tim giảm mạnh, tốc độ cũng giảm đi và kéo theo hạ huyết áp.
Bà bầu bị huyết áp thấp còn có thể do tử cung đè ép cơ hoành, dẫn đến thần kinh hưng phấn, mạch máu ở tim giãn nở nên gây ra triệu chứng huyết áp suy giảm. Ngoài ra, ở những tháng cuối thai kỳ, lượng máu cần dùng cho riêng tử cung chiếm đến 16.67% toàn cơ thể, điều này cũng khiến máu hồi lưu về tim giảm đi liên tục. Đây cũng là nguyên nhân bà bầu bị huyết áp thấp.

Bà bầu bị huyết áp thấp gây ra những tác hại gì đến sức khỏe thai kỳ?Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không? - Ảnh minh họa: Internert

Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không? Trên thực tế, dù là triệu chứng gì xảy ra trong thai kỳ đều có thể tạo thành ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, những hiểu biết về nguyên nhân, tác hại cũng như biện pháp phòng ngừa, điều trị là vô cùng quan trọng.
Đầu tiên nếu bà bầu bị huyết áp thấp nhưng không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác thì tương đối an toàn, không gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu huyết áp thấp mà còn xuất hiện tình trạng sốc sẽ dễ dẫn đến thai nhi bị ngạt trong tử cung do thiếu oxi. Mẹ bầu cần tích cực cấp cứu biểu hiện sốc, nâng cao huyết áp, kiểm tra nguyên nhân bệnh để điều trị hiệu quả.Bà bầu bị huyết áp thấp nếu kèm theo sốc còn có thể khiến thai nhi bị ngạt do thiếu oxi - Ảnh minh họa: Internet
Bà bầu bị huyết áp thấp phải làm sao? Khi huyết áp hạ xuống thấp, mẹ bầu cũng cần chú ý đến vấn đề thiếu máu trong thời gian mang thai. Những phản ứng thai kỳ ở những tháng đầu như bồn chồn, nôn ói v.v… sẽ khiến dạ dày thất thoát một lượng lớn dịch vị, ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu sắt.
Ngoài ra, bà bầu có bệnh về đường tiêu hóa cũng gây trở ngại cho cơ thể dung nạp và sử dụng nguyên tố sắt, làm tình trạng thiếu máu nghiêm trọng hơn. Do đó, để cải thiện huyết áp thì vấn đề bổ sung sắt cũng cần quan tâm đúng mực. Bởi vì khi thiếu máu nặng còn có thể dẫn đến bệnh tim mạch, nguy hại cho mẹ và bé. Xem thêm: Những dị tật thai nhi thường gặp tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/diem-mat-cac-di-tat-o-thai-nhi-thuong-gapBà bầu có bệnh đường tiêu hóa càng dễ gây thiếu máu nặng hơn và ảnh hưởng đến hiệu quả cải thiện chứng huyết áp thấp - Ảnh minh họa: Internet
Huyết áp của người bình thường nên ở khoảng 90-140mmHg (12-18.7kPa) khi ở trạng thái bó chặt và khoảng 60-90mmHg (8-12kPa) khi ở trạng thái thả lỏng. Cao hơn phạm vi này có thể xếp vào tình trạng cao huyết áp, còn thấp hơn thì là huyết áp thấp.
Làm gì khi bà bầu bị huyết áp thấp? Mẹ bầu có thể tăng cường thực phẩm nêm muối đậm đà một chút để tăng huyết áp lên. Song, bà bầu cũng cần uống nhiều nước mỗi ngày, kết hợp vận động nhẹ nhàng cùng với chế độ ăn uống khoa học để bổ sung sắt.

Bà bầu bị huyết áp thấp nên chú ý gì trong vấn đề ăn uống hàng ngày?

Bà bầu bị huyết áp thấp cần điều chỉnh thực đơn ăn uống cho phù hợp, có thể tăng gia vị muối ăn vì muối có tác dụng giúp tăng huyết áp ở một mức độ nhất định, tuy nhiên lượng muối mẹ bầu dung nạp hàng ngày cũng cần kiểm soát ở mức hợp lý để tránh gây phản tác dụng, thông thường khoảng 12 – 15g mỗi ngày là vừa đủ.Muối ăn có thể cải thiện vấn đề bà bầu bị huyết áp thấp nhưng cần đảm bảo liều lượng vừa phải - Ảnh minh họa: Internet
Bà bầu bị huyết áp thấp nên ăn gì? Một số thực phẩm có hiệu quả làm ấm và bổi bổ tỳ vị, thận cũng là lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu, điển hình như táo tàu, đậu đỏ v.v… Bên cạnh đó, thức ăn giàu protein nhưng dễ tiêu hóa như trứng, thịt gà, cá, sữa chua, sữa bò cũng thích hợp cho bà bầu cải thiện huyết áp nhưng nên ăn ít và chia ra nhiều bữa.
Những loại quả có công hiệu dưỡng tâm, ích huyết, kiện tỳ, bổ não như hạt sen, nhãn, dâu tằm đều có lợi đối với bà bầu bị huyết áp thấp. Đặc biệt, mẹ có thể ăn gừng tươi để thúc đẩy tiêu hóa, tăng sức khỏe dạ dày, nâng cao huyết áp. Gừng có thể làm gia vị trong các món ăn hoặc ngâm với nước nóng làm thức uống.
Ngoài thức ăn cho bà bầu bị huyết áp thấp thì mẹ cũng cần chú ý hạn chế những loại thực phẩm có nguy cơ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Điển hình như bí đao, dưa hấu, rau cần, khổ qua, đậu xanh, tỏi, rong biển, hành tây, hạt hướng dương v.v… đều không nên ăn nhiều hoặc kiêng ăn vì chúng có thể làm huyết áp giảm hơn.

Mẹ bầu nên làm gì để phòng ngừa huyết áp thấp cũng như đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ?Bà bầu nên có thói quen vận động phù hợp để tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy tuần hoàn máu - Ảnh minh họa: Internet

  • Thói quen sinh hoạt khoa học
Tùy theo tình trạng sức khỏe cũng như các giai đoạn thai kỳ mà mẹ có thể lựa chọn môn vận động phù hợp, đặc biệt các hoạt động thể chất vừa phải như tản bộ, yoga, các bài thể dục v.v… đều thích hợp cho bà bầu tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy tuần hoàn máu và đảm bảo huyết áp ổn định.
Ngủ đủ giấc cũng là điều kiện giúp mẹ bầu giữ được tinh thần sảng khoái, khả năng miễn dịch được tăng cường, giảm thiểu các triệu chứng thai nghén bao gồm cả vấn đề huyết áp thấp. Bên cạnh đó, tư thế ngủ và các vật dụng hỗ trợ cho giấc ngủ của mẹ bầu cũng cần được áp dụng đúng cách để máu huyết dễ dàng lưu thông hơn.
  • Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra định kỳ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt huyết áp và các bệnh tật dễ mắc phải trong thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet
Các thành viên trong gia đình cần tạo điều kiện thuận lợi để bà bầu đảm bảo thực hiện đầy đủ các kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ sản khoa. Điều này không những giúp kiểm soát tốt vấn đề huyết áp mà còn giúp mẹ bầu sớm phát hiện những triệu chứng bất thường đối với cơ thể bản thân và cả thai nhi trong bụng.

Quần áo cho bà bầu cần đảm bảo sự thoải mái

Khi mang thai, do những thay đổi của cơ thể khi thai nhi lớn dần trong bụng mẹ nên bà bầu cũng cần chú ý quần áo hằng ngày, bao gồm cả trang phục bên ngoài và nội y bên trong. Thói quen ăn mặc bó sát đều gây bất lợi cho máu huyết lưu thông, không những khiến mẹ cảm thấy không thoải mái mà còn dễ làm cản trở tuần hoàn máu, ảnh hưởng xấu đến huyết áp.
Trên đây là một số nguyên nhân gây nên huyết áp thấp thai kì, cùng trung tâm gentis tìm hiểu nhiều hơn kiến thức mang thai tại blog của chúng tôi nhé !!! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét