Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

Mẹ bầu ăn đường trong khi mang thai có sao không ?

Mặc dù đường là một trong những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng việc sử dụng đường cũng nên hạn chế. Bài viết này gentis sẽ giúp các chị em biết việc bà bầu ăn đường đường khi mang thai sẽ ảnh hưởng thế nào đến bản thân và em bé.

Mẹ bầu ăn đường khi mang thai có sao không ?

Câu trả lời chắc chắn là “nên” nhưng chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải là tốt nhất. Đặc biệt đối với mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ thì càng nên điều tiết lượng đường cung cấp qua thức ăn hằng ngày.Việc sử đường tinh chế có trong kẹo, bánh quy, bánh ngọt và nước ngọt sẽ chẳng mang lại lợi ích gì - Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, việc sử đường tinh chế có trong kẹo, bánh quy, bánh ngọt và nước ngọt sẽ chẳng mang lại lợi ích gì. Thay vào đó hãy thay thế bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả với lượng đường tự nhiên có sẵn.

Nên cung cấp bao nhiêu đường là đủ?

Hiện nay không có tiêu chuẩn về mức tiêu thụ đường khi mang thai. Việc cơ thể bà bầu sử dụng đường còn phụ thuộc vào tốc độ trao đổi chất, mức đường huyết và cân nặng của bà bầu. 
Trong đa số các trường hợp, bà bầu ăn đường nên cân đối dưới mức 25gr. Tuy nhiên, các chị em nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về mức tiêu thụ đường của mình.

Tác hại của việc sử dụng quá nhiều đường là gì?

Việc tiêu thụ đường và các thực phẩm chứa nhiều đường có thể ảnh hưởng đến em bé đang phát triển. Ngoài ra, mức đường huyết cao do đái tháo đường thai kỳ hoặc đái tháo đường tuýp 2 không kiểm soát có thể gây hại cho em bé.Việc tiêu thụ đường và các thực phẩm chứa nhiều đường có thể ảnh hưởng đến em bé - Ảnh minh họa: Internet
Đường huyết của mẹ cao làm đường đi qua nhau thai, tăng lượng đường trong máu thai nhi. Hậu quả là cơ thể em bé tăng sản xuất insulin, phát triển quá mức và tăng cân nhanh. Em bé cân nặng quá mức dễ biến chứng như tăng nguy cơ sinh mổ, sinh non.

Các tác hại khác của việc sử dụng quá nhiều đường khi mang thai

Lượng đường dư thừa được cơ thể sử dụng để tạo năng lượng và vô tình làm mất nhu cầu cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Gia tăng các triệu chứng khác của thai kỳ như buồn nôn, nôn ói, ợ nóng và tâm trạng thay đổi. Các biểu hiện này càng trở nên tồi tệ tỉ lệ thuận với lượng đường dư thừa.
Cảm giác mệt mỏi: Đường chỉ cung cấp năng lượng nhưng không có giá trị dinh dưỡng. Đặc biệt là đường sucrose, khi sử dụng sẽ làm đường huyết tăng cao rồi lại giảm xuống đột ngột, việc này khiến cơ thể mệt mỏi và chậm chạp.Đường chỉ cung cấp năng lượng nhưng không có giá trị dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet
Thiếu các chất dinh dưỡng khác: Thèm ăn và ăn nhiều là bình thường khi mang thai. Nhưng nếu chị em thèm đồ ngọt hơn các loại thực phẩm khác thì nên cẩn thận vì đường cung cấp nhiều calo, gây tăng cân nhưng lại làm thiếu đi các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Tăng cân: Sử dụng quá nhiều đường sẽ gây tăng cân, không chỉ cho mẹ mà còn cho em bé, có thể gây béo phì và ảnh hưởng đến việc sinh nở.
Tạo thói quen thèm ngọt cho bé: Khi mang thai mẹ thèm ngọt thì đứa trẻ sau này cũng có thể thèm ngọt. Điều này dẫn đến các biến chứng khác cho bé như béo phì và bệnh đái tháo đường.
Gia tăng nguy cơ tiền sản giật: Mức đường huyết cao có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền sản giật, sản giật.
Như vậy bà bầu ăn đường thực sự không tốt, nên hạn chế đường trong chế độ ăn để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Một số cách để hạn chế lượng đường cung cấp hằng ngày

Hạn chế thực phẩm chứa đường và thức ăn vặt. Tốt nhất là các mẹ bầu không sử dụng đường tinh luyện hoàn toàn. Hoặc ít nhất là hạn chế tiêu thụ các loại bánh kem, bánh ngọt và thức ăn nhẹ nhiều đường.
Thay thế bằng các loại trái cây vị ngọt. Nếu chị em thèm đồ ngọt, hãy ăn các loại trái cây như xoài, dứa và dâu tây. Hạn chế các loại nước ép trái cây vì chúng thường được bổ sung thêm đường bên ngoài.Quan tâm đến thành phần của thực phẩm đóng hộp - Ảnh minh họa: Internet
Tuyệt đối không sử dụng đường hóa học. Tác hại của chất tạo ngọt rất dai dẳng. Nên thay thế bằng các loại đường tự nhiên như đường dừa hoặc mật ong.
Quan tâm đến thành phần của thực phẩm đóng hộp. Chị em nên nắm được lượng đường có trong thức ăn đóng hộp sẵn như ngũ cốc, bơ đậu phộng, nước sốt... Chỉ sử dụng những loại có hàm lượng đường thấp.
Không dự trữ kẹo, kem, bánh quy hoặc bất kỳ thực phẩm ngọt nào tại nhà. Chỉ nên mua chúng khi bạn quá thèm các món ăn ngọt.
Hạn chế nhu cầu đường hoặc tìm biện pháp thay thế khác. Chị em có thể tránh các loại đồ ăn ngọt, sử dụng một nửa lượng đường khi uống cà phê và không tiêu thụ nhiều socola hoặc kem.
Đọc thêm các thực phẩm ngăn ngừa dị tật thai nhi : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/nhung-thuc-pham-ngan-ngua-di-tat-thai-nhi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét