Bên cạnh số lượng thì màu sắc nước ối khi mang thai cũng vô cùng quan trọng. Màu sắc nước ối cho biết tình hình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ như thế nào. Vì thế, tất cả các trường hợp nước ối có màu bất thường đều có nguy cơ tiềm ẩn, trong đó không thể không nhắc đến nước ối xanh.
Nước ối xanh: Báo động với sức khỏe thai nhi
Nước ối là gì?
Nước ối là một chất dịch loãng màu vàng nhạt bao quanh thai nhi, là yếu tố quan trọng cho thai nhi phát triển an toàn trong suốt thai kỳ. Nước ối sẽ giúp thai nhi cử động tự do trong bụng mẹ, cho phép bé phát triển toàn diện theo đúng chuẩn cơ thể người.Nước ối ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau - Ảnh minh họa: Internet
Nhờ có dịch lỏng này mà phổi của bé mới phát triển và thân nhiệt của bé luôn ổn định. Nước ối cũng giúp bé được an toàn trước các tác động từ bên ngoài bụng mẹ.
Nước ối ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau và tăng giảm khác nhau ở từng thời kỳ thai kỳ. Thông thường khi thai nhi được 37 tuần tuổi, nước ối đạt cao xấp xỉ 1000ml.
Màu sắc bình thường của nước ối
Màu sắc nước ối có thể được xác định thông qua soi ối với những trường hợp cổ tử cung mở lớn hơn 1cm hoặc chọc hút nước ối qua thành bụng. Khi mẹ bầu bấm ối hoặc bị vỡ ối tự nhiên thì có thể nhìn màu sắc nước ối một cách chính xác và rõ ràng.
Trong thời gian mang thai, nước ối đóng vai trò quan trọng như lá nhau, dây rốn, tử cung trong vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi. Các bác sĩ sẽ đánh giá chất lượng nước ối qua màu sắc của dịch ối.Nước ối ban đầu có màu trắng trong và khi thai càng phát triển thì nước ối càng đục - Ảnh minh họa: Internet
Nước ối ban đầu có màu trắng trong và khi thai càng phát triển thì nước ối càng đục dần. Đó là do trong quá trình phát triển, thai nhi thải các chất cũng như nước tiểu của mình ra môi trường nước ối.
Khoảng từ tuần thai thứ 38 đến ngày sinh, nước ối sẽ có màu trắng đục gần giống với nước vo gạo. Đây chính là biểu hiện của nước ối bình thường, bé yêu của mẹ đang phát triển tốt.
Bất thường về màu sắc nước ối
Vỡ ối là tình trạng một lượng lớn chất lỏng chảy ra khỏi âm đạo, khiến các mẹ bầu cảm thấy ẩm ướt. Hiện tượng vỡ ối khá dễ nhận biệt vì bạn sẽ có cảm giác bục ra và nước ối chảy ra ngoài không có màu sắc gì. Nước ối màu xanh hơi vàng là dấu hiệu thai nhi chậm phát triển hoặc mẹ bầu bị tán huyết khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet
- Nếu không phân biệt được đó là nước ối hay nước tiểu thì các mẹ có thể mua giấy quỳ về để thử, nếu giấy quỳ chuyển sang màu đen thì đó chính là nước ối. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu vỡ ối có màu sắc khác lạ, cực kì nguy hiểm như:
- Nếu nước ối có màu đỏ nâu thì thai nhi có thể đã bị chết lưu trong bụng mẹ
- Nước ối xanh đục kèm theo mùi hôi là triệu chứng của nhiễm trùng nước ối, lúc này mẹ cần tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời, tránh nhiễm khuẩn thai nhi.
- Nước ối có màu vàng sẫm thì có thể thai nhi đang bị suy thai mãn tính, biến chứng này cũng cần được điều trị sớm để tránh suy thai cấp tính trong chuyển dạ
- Rỉ ối màu xanh rêu chứng tỏ mẹ bầu đã bị suy thai, trường hợp này nên được theo dõi kỹ lưỡng.
- Nước ối màu xanh hơi vàng là dấu hiệu thai nhi chậm phát triển hoặc mẹ bầu bị tán huyết khi mang thai
- Nếu nước ối có màu hồng hoặc nâu thì đây là dấu hiệu đầu tiên của quá trình chuyển dạ, mẹ nên nhanh chóng tới bệnh viện sinh vì có thể vỡ ối bất cứ lúc nào.
Tại sao nước ối có màu xanh?
Nước ối xanh có nguy hiểm không? Để trả lời câu hỏi này các bà bầu cần tìm hiểu các nguyên nhân nước ối xanh có thể gặpKhi mẹ mang thai, màng ối sẽ hình thành chứa nước ối bên trong - Ảnh minh họa: Internet
Nước ối xanh đục, mùi hôi có lẫn mủ: Dấu hiệu của nhiễm trùng ối
- Khi mẹ mang thai, màng ối sẽ hình thành chứa nước ối bên trong. Màng ối có nhiệm vụ che chở không cho vi khuẩn xâm nhập vào tử cung và bảo vệ thai nhi hoạt động trong môi trường tinh khiết tuyệt đối.
- Tuy nhiên nếu màng ối vỡ, nước ối sẽ chảy ra ngoài và nhiều khả năng bị nhiễm trùng từ những tác nhân bên ngoài. Khi rơi vào tình trạng bị nhiễm trùng nước ối, lúc này nước ối sẽ có màu xanh đục, mùi hôi cùng với mủ và khi đó thai nhi sẽ không còn được bảo vệ, nuôi dưỡng.
Nếu mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa trước hoặc trong thời kỳ mang thai, không được điều trị dứt điểm đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập, gây viêm màng ối, khiến màng ối có thể vỡ ra trong bất kỳ thời gian nào của thai kỳ. Khi bị viêm màng ối, mẹ bầu sẽ bị vỡ ối non và buộc phải chấm dứt thai kỳ sớm và khó có thể cứu sống thai nhi. Đồng thời, sức khỏe mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng.
Các mẹ chú ý nếu bị rỉ ối, màng ối mòn dần, cảm giác như bị són tiểu, vùng kín ra dịch nước ối màu xanh đục, mùi hôi và có lẫn mủ thì mẹ bầu nên đi khám ngay để kiểm tra xem có phải bị viêm ối không và có hướng điều trị.
- Nước ối màu xanh rêu sệt, dơ hoặc lẫn phân su của bé: Dấu hiệu của tình trạng suy thai.
Suy thai là tình trạng thai nhi bị thiếu oxy trong thai kỳ hoặc khi chuyển dạ. Nếu mẹ bầu xét nghiệm thấy nước ối có màu xanh trong thì trước đó, mẹ đã có dấu hiệu suy thai nhưng hiện tại không còn tình trạng này nữa. Còn nếu nước ối đã chuyển qua màu xanh rêu sệt và có lẫn phân su của bé thì mẹ có nguy cơ cao bị suy thai cấp khi chuyển dạ.Khi thai nhi thiếu oxy sẽ khiến cho hoạt động của tim thai nhi bất thường - Ảnh minh họa: Internet
Khi thai nhi thiếu oxy sẽ khiến cho hoạt động của tim thai nhi bất thường nhịp tim lúc nhanh, lúc chậm. Đồng thời, lưu lượng máu tới phổi, gan, ruột, thận, da cũng giảm, kéo theo chức năng của các cơ quan này bị suy giảm.
Tình trạng này không được phát hiện sớm sẽ là mối đe dọa đối với sự sống của thai nhi, khiến thai nhi sinh ra có nguy cơ bị khuyết tật hệ thần kinh, rối loạn khả năng ngôn ngữ, chậm phát triển…
Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ bầu phát hiện nước ối màu xanh sẫm và có lẫn chất dơ thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng. Nếu đây chỉ mới là suy thai mãn thì bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị để hạn chế dẫn đến tình trạng suy thai cấp tính nghiêm trọng trong chuyển dạ.
Vỡ ối màu xanh có phải mổ gấp không?
Trong phòng sinh, bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra sức khỏe của người mẹ như theo dõi nhịp tim, chuyển động của thai nhi. Nếu trong quá trình theo dõi, có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như nhịp tim thấp có thể là do bé không nhận đủ oxy trong tử cung. Vấn đề này có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến em bé.
Nếu nước ối có phân su, thai nhi dễ bị nhiễm độc nước ối - Ảnh minh họa: Internet
Lúc này, bác sĩ sẽ phải mổ lấy thai khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho bé. Ngoài ra, nếu nước ối có phân su, thai nhi dễ bị nhiễm độc nước ối, không tốt cho phổi và hệ hô hấp của bé. Trường hợp này thai phụ cũng phải được mổ gấp.
Dự phòng các bất thường xảy ra với nước ối
Nước ối trong báo hiệu tình trạng khỏe mạnh trong tử cung, điều này giúp thi nhi có môi trường sống hoàn hảo. Tuy nhiên, một số trường hợp nước ối không được trong thì mẹ bầu cầm tìm giải pháp hợp lý.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Bà bầu cần duy trì chế độ ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi qua nước ối. Vào những tháng cuối thai kỳ, bé thường nuốt nước ối, cảm nhận vị nước ối, thế nên có chế độ ăn uống đa dạng để giúp thai nhi được cung cấp đủ dưỡng chất. Thêm nữa, bà bầu nên thư giãn, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc…
- Bổ sung nước cho cơ thể
Bà bầu cần bổ sung nước cho cơ thể để giảm nguy cơ thiếu ối và cho nước ối trong hơn. Ngay khi có dự định mang thai bà bầu cần uống nước đầy đủ để giảm nguy cơ thiếu ối. Việc uống nước còn giúp giảm mệt mỏi khi mang thai. Có thể uống thêm các loại nước trái cây như cam, dừa, ổi chanh leo, nước mía…
- Khám và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
Nhiều mẹ thường tìm cách truyền miệng để hi vọng nước ối sẽ trong trở lại, chẳng hạn như uống thật nhiều nước dừa, nước mía… Tuy nhiên đây là những lời truyền miệng không có căn cứ. Nếu uống quá nhiều nước dừa, nước mía sẽ khiến mẹ bầu bị khó tiêu, đầy bụng, béo phì. Tốt nhất hãy đến khám ở các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tư vấn cách chăm sóc phù hợp.
Tóm lại vấn đề vỡ ối màu xanh báo hiệu một tình trạng nguy hiểm với thai nhi, khi đó mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có chỉ định phương pháp sinh phù hợp, tránh những nguy hiểm cho bé trong khi sinh nở.
Đọc thêm: Những dị tật thai nhi thường gặp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét