Mặc dù chỉ mới du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây nhưng vẽ henna đã trở thành một trào lưu được nhiều bạn trẻ yêu thích. Bạn yêu thích vẽ henna nhưng lại đang mang thai? Bạn muốn vẽ một hình nào đó thật đẹp để chụp ảnh kỷ niệm với bé cưng đang trong bụng của mình? Bà bầu vẽ henna có làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cưng không? Nếu bạn đang có những thắc mắc như trên, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chẩn đoán trước sinh gentis nhé.
Phụ nữ đang mang thai có nên vẽ henna ?
Vẽ henna là gì?
Henna là phương pháp vẽ hình lên cơ thể sử dụng chất nhuộm được điều chế từ một loại cây. Đây là một nét đẹp của nhiều nền văn hóa trên thế giới, là biểu tượng cho sắc đẹp và sự thịnh vượng.
Với phụ nữ mang thai, henna còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Hàng nghìn năm trước đây, phụ nữ ở Ai Cập, Ấn Độ và các quốc gia Trung Đông đã sử dụng henna như một lời nhắn chúc may mắn đến đứa trẻ trong bụng. Henna thường được vẽ vào ba tháng cuối của thai kỳ. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là phụ nữ vẽ henna khi mang thai có an toàn không?
Phụ nữ mang thai có thể vẽ henna không?
Câu trả lời là “Có” và điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn và bé cưng. Tuy nhiên, bạn nên chọn sử dụng bột henna nguyên chất, tự nhiên và không có pha bất cứ hóa chất nào trong đó. Trên thị trường, để cho màu sắc tốt hơn, nhiều nhà sản xuất đã trộn thêm nhiều hóa chất vào bột henna. Do đó, khi vẽ henna, bạn cần chọn những tiệm sử dụng màu tự nhiên bởi những hóa chất được vào trộn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cả bạn và bé.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh vẽ henna trong thai kỳ nếu bạn bị:
- Thiếu men G6DP
- Thiếu máu
- Tăng bilirubin máu
- Có bệnh có liên quan đến máu và hệ miễn dịch.
Màu henna tự nhiên thường có màu da cam, đỏ, nâu, vàng nâu, nâu đỏ, sô cô la, cà phê và có thể để được từ 1 – 4 tuần. Henna tự nhiên không có màu đen, nếu có, đây có thể là do sự hiện diện của hóa chất.
Bà bầu sử dụng bột henna nhuộm tóc có được không?
Trong thời gian mang thai, việc nhuộm tóc là điều mà bạn nên tránh bởi các chất hóa học có trong thuốc nhuộm có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và bé. Tuy nhiên, nếu yêu thích việc “đổi màu” cho tóc, bạn có thể sử dụng bột henna nguyên chất để thay thế. Thực tế, việc sử dụng bột henna nguyên chất để nhuộm tóc không chỉ an toàn mà còn giúp nuôi dưỡng và làm cho mái tóc của bạn bóng mượt hơn. Tuy nhiên, việc nhuộm tóc bằng bột henna cũng có một số hạn chế nhất định như chỉ có thể nhuộm tóc một màu duy nhất và bạn phải tốn gần 4 giờ để có màu sắc như mong muốn.
Vẽ henna lên da khi mang thai có sao không?
Việc vẽ henna lên da không gây ra nguy hiểm gì cho bạn và bé. Thậm chí, trong nhiều nền văn hóa, phụ nữ vẽ henna lên bụng còn là cách để ăn mừng khi mang thai. Sử dụng bột henna nguyên chất để vẽ lên da không những an toàn mà còn đem đến một số lợi ích nhất định. Chẳng hạn, bột vẽ henna giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể, điều trị nứt gót chân, nhiễm nấm và nuôi dưỡng móng tay. Để màu sắc henna đậm và đẹp hơn, bạn có thoa dầu đinh hương hoặc dầu mù tạt sau khi vẽ xong. Tham khảo giá xét nghiệm nipt
Henna đen có an toàn cho phụ nữ mang thai không?
Có rất nhiều biến thể của bột màu henna hiện đang được bày bán trên thị trường, một trong số đó là màu henna đen. Henna đen bị cấm sử dụng trong thai kỳ vì những lý do sau:
Henna đen có chứa paraphenylenediamine (PPD), một hóa chất thường được sử dụng trong thuốc nhuộm hóa học. PPD đã được chứng minh là có thể gây ra mụn nước, bỏng, dị ứng, các phản ứng trên da, gây hại cho bạn hoặc thai nhi.
Nếu bạn đang sử dụng henna đen trước khi có thai để nhuộm tóc, bạn nên dừng việc này lại khi mình mang thai. Bởi mang thai là thời điểm bạn rất dễ bị ốm hoặc bị dị ứng do hệ miễn dịch suy yếu.
Lưu ý khi vẽ henna trong thai kỳ
Vẽ henna được xem là an toàn và không gây ra bất kỳ biến chứng nào, tuy nhiên với tư cách là một bà mẹ, bạn cần phải cẩn thận gấp đôi để đảm bảo không ảnh hưởng đến bé. Như đã đề cập ở trên, mang thai cũng là lúc mà hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy yếu, do đó bạn cần thận trọng hơn để không ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Mặc dù bột henna nguyên chất an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng nếu bạn có da nhạy cảm hoặc dễ bị dị ứng, hãy thử nghiệm trước khi sử dụng. Bạn có thể thử bằng cách thoa bột henna lên một vùng nhỏ của da ở cổ tay trong khoảng nửa giờ. Nếu không có phản ứng, bạn có thể vẽ henna mà không cần lo lắng.
- Nếu bạn dùng bột henna để nhuộm tóc, hãy nhờ ai đó hỗ trợ bởi công việc này sẽ mất khá nhiều thời gian và nhàm chán. Nếu có người hỗ trợ, bạn sẽ tránh được những mệt mỏi không cần thiết.
- Hãy ngồi ở một không gian thoải mái, trên một chiếc ghế thoải mái trong khi vẽ henna vì việc này thường mất nhiều thời gian. Bạn có thể sử dụng thêm gối để hỗ trợ chân hoặc cánh tay.
- Không che tay hay đeo bao tay sau khi vẽ bởi tác dụng làm mát của henna có thể giúp cơ thể bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái.
- Nếu cảm thấy khó chịu, đau khớp, chảy máu, bạn nên đi khám ngay lập tức.
- Nếu trước khi mang thai bạn đã không cảm thấy thoải mái hoặc gặp dị ứng khi vẽ henna, hãy tránh sử dụng trong thai kỳ.
Mặc dù vẽ henna không gây nguy hiểm cho bạn và thai nhi nhưng nếu bạn thấy có những triệu chứng bất thường sau, bạn nên đi khám ngay:
- Chảy máu
- Chóng mặt
- Đau khớp
- Sốt
- Tăng huyết áp
- Chuột rút
- Buồn nôn
- Nôn
Tất cả các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngoài ra, trước khi vẽ hoặc nhuộm tóc bằng bằng bột henna, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé.
Đọc thêm: hội chứng patau là gì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét