Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Các dấu hiệu thai yếu mà mẹ bầu cần chú ý hơn

Dấu hiệu thai yếu và dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh đều là vấn đề cần được mẹ bầu quan tâm lưu ý để bé yêu chào đời một cách hoàn hảo nhất.

Những dấu hiệu thai yếu mà mẹ bầu cần lưu tâm

Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, bào thai dần trở nên phản ứng mạnh hơn đối với âm thanh, ánh sáng và sự đau đớn. Đây là giai đoạn bé cũng phải đối mặt với các mối đe dọa khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển đến từ trực tiếp hay gián tiếp.
Nếu các vấn đề biểu hiện rõ ra bên ngoài, biện pháp khắc phục có thể được thực hiện. Nhưng làm thế nào để bạn nhận ra bé cưng không khỏe mạnh khi con còn trong bụng mẹ? Câu trả lời rất đơn giản, bạn chỉ tham khảo những cảnh báo cho dấu hiệu thai yếu sau đây của nipt gentis :

1. Bề cao tử cung

Chiều cao cơ bản của tử cung trong thời gian mang thai giúp bác sĩ đánh giá xem liệu thai nhi trong tử cung của bạn có phát triển bình thường hay không. Để thực hiện, mẹ bầu sẽ được yêu cầu nằm xuống và bác sĩ sẽ dùng thước dây đo khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung. Thông thường, sau mốc 16 tuần, độ dài của bề cao tử cung sẽ trùng với tuổi thai.
Trường hợp bề cao tử cung không đạt như mong muốn cho thấy thai kỳ của bạn đang có vấn đề. Lý do có thể là bạn có quá nhiều hoặc quá ít nước ối hoặc thai ngôi mông. Trong trường hợp xấu nhất, điều này còn cho thấy thai nhi không phát triển đúng cách cũng như trở thành dấu hiệu thai yếu mà bạn cần lưu tâm.

2. Thiếu hoặc không có tim thai

Mặc dù tim thai nhi bắt đầu đập sau tuần thứ 5 của thai kỳ nhưng chỉ khoảng từ tuần thứ 10 thì việc nhận biết tim thai mới trở nên dễ dàng hơn. Việc dò tim thai có thể được thực hiện thông qua thiết bị y tế hoặc chạm vào bụng mẹ bầu và đếm số nhịp đập mỗi phút.
Đôi khi nhiệm vụ dò nhịp tim thai trở nên thất bại do em bé thay đổi vị trí hoặc gặp vấn đề về nhau thai. Trong trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ gợi ý bạn tiến hành kiểm tra tim thai ở lần khám thai tiếp theo.
Mặt khác, nếu vẫn không thể dò tim thai, xét nghiệm siêu âm có thể được tiến hành để tìm ra lý do. Trong một vài trường hợp, tim thai không đập, đập yếu là dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí thai chết lưu. Đo độ mờ da gáy giúp phát hiện sớm những loại dị tật, hội chứng down, edwards trong thai kỳ.

3. Thai nhi phát triển chậm trong tử cung (IUGR)

Thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) cản trở quá trình phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu có kết quả xét nghiệm dương tính, điều này có nghĩa rằng kích thước em bé trong bụng nhỏ hơn 10% so với tuổi thai.
Khi mẹ bầu gặp phải tình trạng này, các biến chứng như khó thở, lượng đường trong máu và nhiệt độ cơ thể cao có thể phát sinh hoặc thậm chí kéo dài ngay cả sau khi sinh. Dĩ nhiên, thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) là dấu hiệu thai yếu khá rõ ràng. Do vậy, cần phải quan sát chặt chẽ tình trạng này.
Nguyên nhân gây ra có thể đến từ hoạt động bất thường của nhau thai, ngăn cản bé nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Những lý do khác bao gồm vấn đề về thận, thiếu máu và mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

4. Mức hCG thấp

hCG là một loại nội tiết tố do nhau thai sản xuất trong lúc mang thai. Nồng độ hCG có xu hướng dao động trong suốt thai kỳ tùy thuộc vào tam cá nguyệt. Thông thường, nồng độ hCG sẽ cực kỳ cao trong tuần 9 – 16 của thai kỳ.
Các mức bình thường khác nhau tùy theo từng cá nhân, do đó mức hCG thấp không phải là lý do để bạn hoảng sợ. Tuy nhiên, sẩy thai, không có phôi thai (trứng trống) hoặc mang thai ngoài tử cung có thể khiến mức độ hCG thấp và trở thành dấu hiệu thai yếu rất nguy hiểm.

5. Chuột rút quá mức

Việc mang thai thường đi kèm với cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, đau nhức cực độ khiến bạn liên tưởng đến tình trạng đau bụng kinh là một cảnh báo dấu hiệu thai yếu khác. Trong thời gian đầu của quá trình bầu bí, hiện tượng này do lưu lượng máu kém gây ra nhưng nếu nó vẫn kéo dài, bạn có thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

6. Chảy máu

Trong thời gian mới mang thai, một số phụ nữ sẽ trải qua tình trạng âm đạo có xuất hiện một vài đốm máu nhỏ. Đây được xem là điều bình thường và thường được gọi là máu báo thai. Tuy thế, mẹ bầu vẫn nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn thai nhi không gặp vấn đề nguy hiểm nào. Chảy máu khi mang thai tiềm ẩn nguy cơ sẩy thai, dấu hiệu chảy máu tử cung bất thường hoặc chảy máu cấy ghép.

7. Đau lưng dữ dội

Giống như các triệu chứng khi mang thai khác, đau lưng cũng nằm trong những điều phổ biến khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân nằm ở việc em bé lớn dần lên và tạo ra lực trên vùng cột sống và lưng dưới. Cảm giác này trở nên tồi tệ hơn khi bạn mang đa thai.
Mặt khác, nếu cơn đau bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng thì đây có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc bé đang gặp vấn đề. Do vậy, hãy tìm đến bác sĩ ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường này.

8. Tiết dịch âm đạo khi mang thai

Cơ thể tăng tiết dịch âm đạo khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố. Thông thường, dịch tiết âm đạo sẽ có màu sắc trong suốt hoặc trắng ngà và không kèm theo mùi hôi.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nhận thấy dịch âm đạo tiết ra mang màu vàng, hơi ngả xanh kèm theo mùi hôi thì đừng trì hoãn việc đến bác sĩ. Dịch tiết âm đạo bất thường có thể bởi bệnh viêm cổ tử cung, cho thấy dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí sẩy thai.

9. Ngừng ốm nghén đột ngột

Ốm nghén và mang thai có mối tương quan với nhau. Thông thường, ốm nghén sẽ tự biến mất vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thậm chí sớm hơn mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, đối với một số cá nhân, hiện tượng ngừng ốm nghén đột ngột có thể là do nồng độ hCG thấp, là dấu hiệu cảnh báo thai yếu hoặc thậm chỉ ra tình trạng sẩy thai.

10. Nhau thai thay đổi vị trí

Tình trạng nhau thai đổi vị trí cũng là một trong những dấu hiệu thai yếu khác. Khi nhau thai bong ra khỏi tử cung sớm, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Do vậy, hãy thường xuyên kiểm tra vị trí của nhau thai.
Mẹ bầu hãy chú ý đến những dấu hiệu mà cơ thể đang cảnh báo. Điều này giúp bạn bảo vệ bé yêu tốt hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có nghi ngờ hoặc cảm thấy không ổn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét