Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

Bật mí virut HPV lây truyền qua đường nào ?

Nhiều người vẫn luôn thắc mắc virus HPV lây qua đường nào. Theo các nghiên cứu cho thấy bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục đều có nguy cơ lây nhiễm virus HPV.  CÙng nipt gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau !

Tìm hiểu virus HPV lây truyền qua đường nào ?

Con đường lây truyền virus HPV

Các virus HPV có thể lây truyền cho bất cứ ai đã từng quan hệ tình dục (QHTD). Virus HPV lây truyền qua tiếp xúc da với da, tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể truyền virus HPV.
Tổn thương niêm mạc do HPV hình thành từ sự tăng sinh của tế bào sừng bị nhiễm virus. Nhiễm trùng thường xảy ra khi các tế bào sừng tiếp xúc với virus truyền nhiễm qua hàng rào biểu mô bị tổn thương xảy ra trong quá trình giao hợp hoặc sau khi trầy xước nhỏ ngoài da.
Quá trình diễn tiến từ nhiễm virus đến ung thư thường lâu dài, từ loạn sản nhẹ, vừa, nặng đến ung thư tại chỗ (giai đoạn tổn thương có thể phục hồi và chữa khỏi hoàn toàn) đến ung thư xâm lấn (không có khả năng phục hồi và khả năng sống dưới 5 năm).
Virus HPV dễ dàng lây truyền từ người này sang người kia khi quan hệ tình dục
HPV có khả năng lây lan dễ dàng và rộng rãi do hầu hết các trường hợp nhiễm virus này không có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng. Hơn nữa, đa số người nhiễm không biết mình nhiễm nên vô tình truyền bệnh cho bạn tình, HPV có thể lây qua các đường khác như tiếp xúc da kề da, có vết trầy xước trong trường hợp dùng chung quần áo, dụng cụ cắt móng tay…

Ai có nguy cơ nhiễm virus HPV?

Tất cả những người đã quan hệ tình dục đều có thể bị nhiễm virus HPV. Ngay cả khi bạn chỉ QHTD với một người duy nhất. Bạn cũng có thể bị những triệu chứng nhiều năm sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Do đó rất khó để biết bạn bị nhiễm bệnh lần đầu vào lúc nào.
Đôi khi bạn chỉ phát triển các triệu chứng nhiều năm sau khi bạn quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Điều này gây khó khăn cho việc xác định thời gian mắc bệnh chính xác của một người.
Rất nhiều người mắc phải virus HPV mà không biết

Tầm soát Ung thư cổ tử cung như thế nào?

Để tầm soát ung thư cổ tử cung, tốt nhất người bệnh nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm các xét nghiệm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Phương pháp hiện đại nhất hiện nay là Xét nghiệm GenHPV. Xem thêm biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả !!
Khi thực hiện xét nghiệm GenHPV xác định có hay không sự xuất hiện của virus HPV trong cơ thể và loại virus bị nhiễm. Xét nghiệm GenHPV tại GENTIS có thể phát hiện tới 40 types virus HPV.

GÓI XÉT NGHIỆM CÁC CHỦNG (TYPE) HPV ĐƯỢC PHÁT HIỆN

1. Phát hiện 22 types với:
– 20 types nguy cơ cao: 16, 18, 26, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 53, 56, 58, 59, 66, 68, 69, 70, 73, 82
– 2 types nguy cơ thấp: 6; 11
2. Sàng lọc sự có mặt của 18 types nguy cơ thấp: 30, 32, 34, 40, 42, 43, 44, 54, 55, 61, 62, 67, 74, 81, 83, 84, 87, 90
Chỉ cần thực hiện các bước rất đơn giản:
  • Đăng ký bộ lấy mẫu – gọi đến tổng đài miễn phí 1800 2010
  • Gửi mẫu đến Trung tâm xét nghiệm GENTIS,
  • Chờ có kết quả có sau khoảng 2 ngày…
  • Quy trình xét nghiệm GenHPV của GENTIS

Để được tư vấn chi tiết về tầm soát ung thư cổ tử cung, dấu hiệu ung thư cổ tử cung bạn chỉ cần gọi đến tổng đài miễn phí: 1800 2010.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét