Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

Những nguyên nhân nào gây huyết áp thấp trong thai kì

Các chuyên gia sức khỏe sinh sản trên Pcbaby cho biết: Mặc dù khi mang thai, phụ nữ thường dễ mắc các triệu chứng như nôn nghén, tiểu đường, cao huyết áp thai kỳ v.v… Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp mẹ bầu lại mắc chứng huyết áp thấp. Vậy cụ thể tại sao bà bầu bị huyết áp thấp?

Những nguyên nhân gây huyết áp thấp trong thai kì

Theo thời gian, thai nhi sẽ không ngừng phát triển lớn dần trong bụng mẹ. Chính vì lý do này mà khi mẹ bầu nằm ngửa, tử cung to lớn sẽ chèn ép gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, khiến cho huyết dịch lưu thông ở vùng khoang chậu và toàn bộ vùng tĩnh mạch chủ dưới gặp trở ngại, máu về tim giảm mạnh, tốc độ cũng giảm đi và kéo theo hạ huyết áp.
Bà bầu bị huyết áp thấp còn có thể do tử cung đè ép cơ hoành, dẫn đến thần kinh hưng phấn, mạch máu ở tim giãn nở nên gây ra triệu chứng huyết áp suy giảm. Ngoài ra, ở những tháng cuối thai kỳ, lượng máu cần dùng cho riêng tử cung chiếm đến 16.67% toàn cơ thể, điều này cũng khiến máu hồi lưu về tim giảm đi liên tục. Đây cũng là nguyên nhân bà bầu bị huyết áp thấp.

Bà bầu bị huyết áp thấp gây ra những tác hại gì đến sức khỏe thai kỳ?Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không? - Ảnh minh họa: Internert

Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không? Trên thực tế, dù là triệu chứng gì xảy ra trong thai kỳ đều có thể tạo thành ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, những hiểu biết về nguyên nhân, tác hại cũng như biện pháp phòng ngừa, điều trị là vô cùng quan trọng.
Đầu tiên nếu bà bầu bị huyết áp thấp nhưng không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác thì tương đối an toàn, không gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu huyết áp thấp mà còn xuất hiện tình trạng sốc sẽ dễ dẫn đến thai nhi bị ngạt trong tử cung do thiếu oxi. Mẹ bầu cần tích cực cấp cứu biểu hiện sốc, nâng cao huyết áp, kiểm tra nguyên nhân bệnh để điều trị hiệu quả.Bà bầu bị huyết áp thấp nếu kèm theo sốc còn có thể khiến thai nhi bị ngạt do thiếu oxi - Ảnh minh họa: Internet
Bà bầu bị huyết áp thấp phải làm sao? Khi huyết áp hạ xuống thấp, mẹ bầu cũng cần chú ý đến vấn đề thiếu máu trong thời gian mang thai. Những phản ứng thai kỳ ở những tháng đầu như bồn chồn, nôn ói v.v… sẽ khiến dạ dày thất thoát một lượng lớn dịch vị, ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu sắt.
Ngoài ra, bà bầu có bệnh về đường tiêu hóa cũng gây trở ngại cho cơ thể dung nạp và sử dụng nguyên tố sắt, làm tình trạng thiếu máu nghiêm trọng hơn. Do đó, để cải thiện huyết áp thì vấn đề bổ sung sắt cũng cần quan tâm đúng mực. Bởi vì khi thiếu máu nặng còn có thể dẫn đến bệnh tim mạch, nguy hại cho mẹ và bé. Xem thêm: Những dị tật thai nhi thường gặp tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/diem-mat-cac-di-tat-o-thai-nhi-thuong-gapBà bầu có bệnh đường tiêu hóa càng dễ gây thiếu máu nặng hơn và ảnh hưởng đến hiệu quả cải thiện chứng huyết áp thấp - Ảnh minh họa: Internet
Huyết áp của người bình thường nên ở khoảng 90-140mmHg (12-18.7kPa) khi ở trạng thái bó chặt và khoảng 60-90mmHg (8-12kPa) khi ở trạng thái thả lỏng. Cao hơn phạm vi này có thể xếp vào tình trạng cao huyết áp, còn thấp hơn thì là huyết áp thấp.
Làm gì khi bà bầu bị huyết áp thấp? Mẹ bầu có thể tăng cường thực phẩm nêm muối đậm đà một chút để tăng huyết áp lên. Song, bà bầu cũng cần uống nhiều nước mỗi ngày, kết hợp vận động nhẹ nhàng cùng với chế độ ăn uống khoa học để bổ sung sắt.

Bà bầu bị huyết áp thấp nên chú ý gì trong vấn đề ăn uống hàng ngày?

Bà bầu bị huyết áp thấp cần điều chỉnh thực đơn ăn uống cho phù hợp, có thể tăng gia vị muối ăn vì muối có tác dụng giúp tăng huyết áp ở một mức độ nhất định, tuy nhiên lượng muối mẹ bầu dung nạp hàng ngày cũng cần kiểm soát ở mức hợp lý để tránh gây phản tác dụng, thông thường khoảng 12 – 15g mỗi ngày là vừa đủ.Muối ăn có thể cải thiện vấn đề bà bầu bị huyết áp thấp nhưng cần đảm bảo liều lượng vừa phải - Ảnh minh họa: Internet
Bà bầu bị huyết áp thấp nên ăn gì? Một số thực phẩm có hiệu quả làm ấm và bổi bổ tỳ vị, thận cũng là lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu, điển hình như táo tàu, đậu đỏ v.v… Bên cạnh đó, thức ăn giàu protein nhưng dễ tiêu hóa như trứng, thịt gà, cá, sữa chua, sữa bò cũng thích hợp cho bà bầu cải thiện huyết áp nhưng nên ăn ít và chia ra nhiều bữa.
Những loại quả có công hiệu dưỡng tâm, ích huyết, kiện tỳ, bổ não như hạt sen, nhãn, dâu tằm đều có lợi đối với bà bầu bị huyết áp thấp. Đặc biệt, mẹ có thể ăn gừng tươi để thúc đẩy tiêu hóa, tăng sức khỏe dạ dày, nâng cao huyết áp. Gừng có thể làm gia vị trong các món ăn hoặc ngâm với nước nóng làm thức uống.
Ngoài thức ăn cho bà bầu bị huyết áp thấp thì mẹ cũng cần chú ý hạn chế những loại thực phẩm có nguy cơ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Điển hình như bí đao, dưa hấu, rau cần, khổ qua, đậu xanh, tỏi, rong biển, hành tây, hạt hướng dương v.v… đều không nên ăn nhiều hoặc kiêng ăn vì chúng có thể làm huyết áp giảm hơn.

Mẹ bầu nên làm gì để phòng ngừa huyết áp thấp cũng như đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ?Bà bầu nên có thói quen vận động phù hợp để tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy tuần hoàn máu - Ảnh minh họa: Internet

  • Thói quen sinh hoạt khoa học
Tùy theo tình trạng sức khỏe cũng như các giai đoạn thai kỳ mà mẹ có thể lựa chọn môn vận động phù hợp, đặc biệt các hoạt động thể chất vừa phải như tản bộ, yoga, các bài thể dục v.v… đều thích hợp cho bà bầu tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy tuần hoàn máu và đảm bảo huyết áp ổn định.
Ngủ đủ giấc cũng là điều kiện giúp mẹ bầu giữ được tinh thần sảng khoái, khả năng miễn dịch được tăng cường, giảm thiểu các triệu chứng thai nghén bao gồm cả vấn đề huyết áp thấp. Bên cạnh đó, tư thế ngủ và các vật dụng hỗ trợ cho giấc ngủ của mẹ bầu cũng cần được áp dụng đúng cách để máu huyết dễ dàng lưu thông hơn.
  • Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra định kỳ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt huyết áp và các bệnh tật dễ mắc phải trong thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet
Các thành viên trong gia đình cần tạo điều kiện thuận lợi để bà bầu đảm bảo thực hiện đầy đủ các kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ sản khoa. Điều này không những giúp kiểm soát tốt vấn đề huyết áp mà còn giúp mẹ bầu sớm phát hiện những triệu chứng bất thường đối với cơ thể bản thân và cả thai nhi trong bụng.

Quần áo cho bà bầu cần đảm bảo sự thoải mái

Khi mang thai, do những thay đổi của cơ thể khi thai nhi lớn dần trong bụng mẹ nên bà bầu cũng cần chú ý quần áo hằng ngày, bao gồm cả trang phục bên ngoài và nội y bên trong. Thói quen ăn mặc bó sát đều gây bất lợi cho máu huyết lưu thông, không những khiến mẹ cảm thấy không thoải mái mà còn dễ làm cản trở tuần hoàn máu, ảnh hưởng xấu đến huyết áp.
Trên đây là một số nguyên nhân gây nên huyết áp thấp thai kì, cùng trung tâm gentis tìm hiểu nhiều hơn kiến thức mang thai tại blog của chúng tôi nhé !!! 

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Các loại thuốc bổ bà bầu cần phải bổ sung trong thai kì

Khi mang thai, mẹ bầu được khuyên nên bổ sung đầy đủ vitamin tổng hợp, nếu được thì bổ sung từ khi có ý định thụ thai là tốt nhất. Kể cả khi mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học thì vẫn nên bổ sung các loại vitamin này trong thai kỳ. Vậy bà bầu uống thuốc bổ gì để cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho em bé?

Các loại thuốc bổ bà bầu cần bổ sung trong thai kì

  • Viên uống bổ sung axit folic - Vitamin B9

Axit folic là thành phần đầu tiên cần được bổ sung ngay từ trước khi mới mang thai, là thành phần mà mẹ không được quên bổ sung cho cơ thể. Cùng với vitamin B12, đây là những chất không thể thiếu trong việc sản xuất hồng cầu và sự phát triển của các tế bào.Axit folic là thành phần đầu tiên cần được bổ sung ngay từ trước khi mới mang thai - Ảnh minh họa: Internet
Nếu thiếu axit folic, trẻ rất dễ bị sinh thiếu tháng, nhẹ cân, có thể mắc phải các bệnh về máu, hở hàm ếch, dị tật ống thần kinh. Mẹ nên ăn các loại rau củ quả tươi sạch có chứa nhiều axit folic như cải thảo, cải bó xôi, bắp cải... để phòng ngừa sảy thai.
  • Viên uống bổ sung sắt
Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu về sắt tăng lên rất cao bởi sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia vào quá trình tạo nhân tế bào.
Sắt tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra những tế bào mới. Trong vòng 10-16 ngày đầu khi bắt đầu thụ thai, các tế bào thần kinh của thai nhi được tạo ra hàng loạt nhờ sắt và acid folic. Vì vậy, không đủ sắt trong thời gian này sẽ có nguy cơ lớn cho cả mẹ lẫn con, khiến đứa trẻ khó có được trí thông minh tuyệt vời về sau. Ngoài ra các mẹ nhớ lịch khám sàng lọc trước sinh cho thai sớm nhé, để tìm ra, phát hiện sớm dị tật thai nhi có thể gặp.
Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu về sắt tăng lên rất cao - Ảnh minh họa: Internet
Theo khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới (WTO), phụ nữ có thai nên uống viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.
Lưu ý không dùng thuốc sắt cho bà bầu cùng thời điểm với sữa, thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Khi uống viên bổ sung sắt cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Đặc biệt, chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.
  • Bổ sung vitamin B12
Bà bầu uống thuốc bổ gì có lợi cho bé? Là một trong 3 nguyên liệu tạo máu của cơ thể, vitamin B12 có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bổ sung đầy đủ thành phần này ngay từ những ngày đầu mang thai sẽ giúp con có được hệ thống thần kinh khỏe mạnh, tăng cường sự phát triển trí não, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.Vitamin B12 có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ - Ảnh minh họa: Internet
Mẹ bầu cần bổ sung liều 2.6mcg vitamin B12 mỗi ngày để giúp bé phát triển toàn diện. Nhiều nghiên cứu cho thấy thai phụ có nồng độ vitamin B12 dưới 250mg/l thì nguy cơ bị dị tật ống thần kinh sẽ tăng gấp 2.3 lần so với thai phụ được bổ sung đủ vitamin B12. Ngoài ra, con của những bà mẹ này cũng “ngoan” hơn, ít quấy khóc hơn sau khi sinh.
  • Vitamin B6 giúp mẹ dễ chịu ít ốm nghén
Bà bầu uống thuốc bổ gì? Vitamin B6 là thành phần có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu trong cơ thể. Đặc biệt, loại thuốc bổ này còn góp phần vào việc ổn định đường huyết trong máu, giúp hệ thần kinh và trí não trẻ phát triển khỏe mạnh.Bà bầu uống thuốc bổ gì có lợi cho bé? - Ảnh minh họa: Internet
Vitamin B6 có tác dụng hạn chế cảm giác buồn nôn và nôn – một tình trạng rất thường gặp ở mẹ bầu khi mới mang thai. Tuy nhiên, việc kê đơn thuốc này chỉ nên áp dụng khi hiện tượng ốm nghén của mẹ bầu quá nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày.
Thai phụ chỉ cần bổ sung 1.9mg vitamin B6 mỗi ngày thông qua chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Hoặc uống viên vitamin B6 để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và bé.
  • Bổ sung canxi
Canxi là thành phần không thể thiếu trong số các loại thuốc dưỡng thai cần phải có. Nếu thiếu loại khoáng chất này, mẹ có thể khó sinh do xương chậu biến dạng, đau mỏi, chuột rút. Trong khi đó thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng, trí tuệ kém phát triển.Mẹ cần hết sức lưu ý tuân thủ lịch khám thai định kỳ - Ảnh minh họa: Internet
Bảng nhu cầu dinh dưỡng do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành gần đây nhất cho thấy, phụ nữ ở độ tuổi mang thai có nhu cầu Canxi nằm ở khoảng 1000mg/ngày.
Giai đoạn 2, nhu cầu sắt và canxi tăng dần nhưng chưa cần nhiều như giai đoạn cuối. Ba tháng cuối là thời điểm quan trọng để thai phát triển xương, giai đoạn này trẻ có thể tăng 700-1kg/tháng. Đến giai đoạn sau sinh, mẹ cũng cần rất nhiều canxi vì vi chất này dễ mất qua sữa mẹ.
Ngoài việc bà bầu uống thuốc bổ gì trong thai kỳ, các mẹ cũng cần hết sức lưu ý tuân thủ lịch khám thai định kỳ để bác sĩ kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường, điều chỉnh liều lượng thuốc đã kê hoặc có biện pháp xử lý cần thiết. Bên cạnh đó, nếu có thể chị em bổ sung dưỡng chất thông qua chế độ ăn hàng ngày thay vì sử dụng thuốc.
Xem thêm tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Tìm hiểu dưa hấu đối với bà bầu tác dụng thế nào

Dưa hấu là loại quả được ưa chuộng vì vị ngọt mát và nhiều nước. Mặc dù người bình thường khỏe mạnh gần như đều có thể ăn nhưng riêng bà bầu có nên ăn dưa hấu?

Tìm hiểu dưa hấu đối với bà bầu công dụng thế nào

Giải đáp băn khoăn bà bầu có nên ăn dưa hấu?
Về vấn đề bà bầu có nên ăn dưa hấu, các chuyên gia sức khỏe sinh sản trên Pcbaby cho biết: Thông thường, dưa hấu là một trong những loại quả được ưa chuộng bởi tính chất giải khát tuyệt vời. Vậy bà bầu có nên ăn dưa hấu không? Câu trả lời là có thể.Bà bầu có nên ăn dưa hấu? - Ảnh minh họa: Internet
Hàm lượng nước trong dưa hấu chiếm hơn 94%, ngoài ra còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng phong phú khác như Glucose, vitamin A, B, C, D v.v… Bà bầu ăn dưa hấu không những có hiệu quả giải tỏa cơn khát, thanh nhiệt giải cảm, lợi tiểu mà còn có thể hỗ trợ cải thiện các chứng do nội nhiệt, tức ngực, khô miệng, đau họng, lở loét miệng.
Bên cạnh hiệu quả bổ sung phần dinh dưỡng tiêu hao trong cơ thể người mẹ mà dưa hấu còn tăng cường dưỡng chất mà thai nhi có thể hấp thu được. Đồng thời, vị ngọt mát của dưa hấu còn có tác dụng giảm bớt triệu chứng nôn nghén cho mẹ bầu.
Ở giai đoạn cuối thai kỳ, bà bầu thường phát sinh tình trạng phù thũng, cao huyết áp. Vừa vặn ăn dưa hấu lại có thể giúp mẹ lợi tiểu, tiêu phù, cân bằng huyết áp, giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe để chuẩn bị tốt cho kỳ sinh nở. Ngoài ra, bà bầu ăn dưa hấu còn có thể tăng hiệu quả tiết sữa, đảm bảo cho em bé sinh ra có đủ sữa mẹ để phát triển thuận lợi và khỏe mạnh.
Thời kỳ đầu khi mang thai, mẹ bầu vẫn có thể ăn dưa hấu nhưng nên hạn chế vì cơ thể vừa biến đổi và suy yếu, dễ bị tính hàn của dưa hấu gây ra nhiều tác dụng phụ - Ảnh minh họa: InternetTuy nhiên, một vấn đề khác mà chị em cũng thường lo lắng chính là mang thai 3 tháng đầu ăn dưa hấu được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời kỳ đầu khi vừa mang thai, mẹ bầu nên thận trọng hơn trong ăn uống. Dưa hấu mặc dù có thể bổ sung nước và giải khát, thanh nhiệt nhưng nó cũng là loại quả thuộc tính “hàn”, vì vậy bà bầu chỉ nên ăn dưa hấu với một lượng nhỏ hợp lý. Đọc thêm: Tầm soát dị tật thai nhi là gì ?

Bà bầu ăn dưa hấu có bị béo không?

Ngoài băn khoăn bà bầu có nên ăn dưa hấu thì chuyện cân nặng, vóc dáng cũng luôn được phái đẹp chú trọng. Mặc dù thành phần đường trong dưa hấu tương đối cao nhưng nếu ăn uống hợp lý thì mẹ bầu không cần phải lo nghĩ về chuyện béo phì khi mang thai.Mặc dù dưa hấu chứa nhiều nước và đường nhưng nếu mẹ bầu ăn uống khoa học sẽ không gây béo phì do nhiệt lượng dễ dàng thoát ra ngoài qua đường tiểu - Ảnh minh họa: Internet
Do dưa hấu chứa rất nhiều nước, lại có tác dụng lợi tiểu nên phần nhiệt lượng hấp thu vào cơ thể cũng dễ dàng “thoát” ra ngoài qua đường tiểu. Ngoài ra, nhiệt lượng trong dưa hấu chỉ khoảng 250 Kcal/Kg, vẫn thấp hơn so với nhiệt lượng trong cơm và nhiều thực phẩm khác.
Mặc dù vậy, không ít chị em lại được truyền tai rằng do dưa hấu nhiều nước nên có thể ăn thay cơm với mục đích giảm cân. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi vì đường trong dưa hấu cũng rất cao, ăn quá nhiều sẽ khiến Insulin tăng lên, thúc đẩy hình thành mỡ.
Bà bầu ăn dưa hấu như thế nào để không bị tác dụng phụ?

Bà bầu ăn dưa hấu cần có liều lượngDưa hấu có tính hàn và nhiều đường nên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều để tránh gây tiêu chảy, tăng huyết áp và tiểu đường trong thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu có nên ăn nhiều dưa hấu không? Bất cứ loại thực phẩm nào dù có nhiều lợi ích đến mấy cũng cần phải có chế độ ăn thích hợp. Dưa hấu tuy khá “lành tính” và bà bầu hoàn toàn có thể ăn trong thai kỳ nhưng điều này không có nghĩa là ai cũng có thể ăn thoải mái.
Dưa hấu có tính hàn, nhiều đường, ăn nhiều rất dễ xảy ra hiện tượng chướng bụng, tiêu chảy v.v… Ngoài ra, khi mang thai, nội tiết trong cơ thể mẹ sẽ có biến đổi sinh lý, Insulin có thể không đáp ứng đủ nhu cầu như bình thường, sự ổn định đường huyết giảm xuống, nếu ăn thêm nhiều dưa hấu sẽ khiến hàm lượng đường tăng cao trong máu, gây tiểu đường trong thai kỳ.

  • Bà bầu không nên ăn dưa hấu trước và sau bữa ănBà bầu không nên ăn dưa hấu trước và sau bữa cơm vì dễ làm loãng dịch vị, gây khó khăn cho chức năng tiêu hóa và hấp thu - Ảnh minh họa: Internet

Thành phần nước khá nhiều trong dưa hấu sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, vì vậy nếu bà bầu ăn dưa hấu trước hoặc sau khi ăn cơm sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu. Đồng thời, nước và vị ngọt của đường trong dưa hấu còn làm mẹ bầu dễ có cảm giác no, làm giảm chất lượng bữa ăn chính, thậm chí khiến bà bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Bà bầu không thích hợp ăn dưa hấu lạnh
Bà bầu có nên ăn dưa hấu lạnh? Món dưa hấu ướp lạnh quả thật có thể tăng thêm khẩu vị và giải khát tuyệt vời nhưng đối với mẹ bầu thì không thích hợp. Dưa hấu vốn bản thân đã có tính hàn, nếu làm lạnh thì sau khi ăn vào, bà bầu có thể sinh ra co thắt tử cung, nghiêm trọng còn có thể dẫn đến sinh non, thậm chí là thai nhi tử vong.
Không những vậy, dưa hấu sau khi bổ ra dù có bảo quản trong tủ lạnh thì vẫn tăng nguy cơ vi khuẩn sinh sôi, mẹ bầu ăn vào dễ bị bệnh dạ dày, đường ruột. Do đó, lý tưởng nhất vẫn là dưa hấu vừa bổ ra nên ăn ngay và chỉ ăn dưa ở nhiệt độ bình thường, không ướp lạnh.Bà bầu không nên ăn dưa hấu ướp lạnh vì dễ gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe trong thai kỳ mà còn có thể gây nguy hiểm cho em bé trong bụng - Ảnh minh họa: Internet
  • Bà bầu mắc các bệnh này nên hạn chế và thận trọng khi ăn dưa hấu
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sinh ra nhiều biến đổi và trở nên yếu ớt hơn bình thường. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu còn mắc các bệnh như bệnh thận, dạ dày và đường ruột hư hàn, tiểu đường v.v… thì nên hạn chế tối đa ăn dưa hấu. Ngoài ra, phụ nữ lớn tuổi trong thai kỳ cũng không nên ăn nhiều dưa hấu.

Phụ nữ có thể ăn dưa hấu trong thời gian cho con bú không?

Ngoài những băn khoăn về việc bà bầu có nên ăn dưa hấu thì sau khi sinh, mẹ cũng rất cân nhắc trong vấn đề ăn uống. Đối với mẹ khi đang cho con bú, bổ sung rau xanh và trái cây là một trong những việc cần thiết. Thành phần dinh dưỡng trong dưa hấu khá cao nên có thể có tác dụng tăng cường dưỡng chất cho mẹ sau sinh, thúc đẩy tuyến sữa cho em bé.Phụ nữ sau khi sinh và đang cho con bú vẫn có thể ăn dưa hấu nhưng cần chú ý liều lượng và thời gian ăn thích hợp - Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, do dưa hấu có tính hàn nên mẹ cần ăn có liều lượng cũng như chọn thời gian thích hợp. Sau khi mới sinh con khoảng 3 đến 4 ngày thì không thể ăn dưa hấu. Do cơ thể mẹ còn rất suy yếu, nếu ăn uống những thực phẩm hàn lạnh sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, thậm chí còn có thể để lại di chứng về sau.
Xem thêm tại đây: https://nipt.com.vn/

Cách phòng bệnh hô hấp cho mẹ bầu vào mùa thu

Thời tiết chuyển mùa giai đoạn thu - đông khiến cơ thể mẹ bầu dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp. Để phòng ngừa những căn bệnh phổ biến này, phụ nữ mang thai cần chú ý gì?

Cách phòng bệnh hô hấp cho mẹ bầu vào mùa thu đông

Trong thai kỳ, những thay đổi ở cơ thể phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến những thay đổi quan trọng trong chức năng sinh lý bình thường. Kết quả là ảnh hưởng đến các hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ hô hấp. 
ThS.BS Nguyễn Quang Minh, Giảng viên Bộ môn Tai Mũi Họng - Khoa Y ĐHQG TP.HCM, cho biết: "Những thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ tác động đến lớp niêm mạc của đường hô hấp khiến lớp niêm mạc này trở nên sung huyết, phù nề, tăng xuất tiết dịch.
Khi tử cung dần lớn lên, cơ hoành bị đẩy lên trên sẽ làm giảm sự thông khí của phổi. Chính những thay đổi trên làm cho đường hô hấp ở phụ nữ trong thai kỳ gia tăng tính nhạy cảm đối với các tác nhân gây bệnh như: Vi rút, vi khuẩn, không khí ô nhiễm…".

Những bệnh hô hấp thường gặp ở bà bầu

Theo bác sĩ Minh, hệ hô hấp con người được chia thành: Đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Khi nói đến các bệnh lý hô hấp ở phụ nữ mang thai phải kể đến đầu tiên là các nhiễm trùng ở đường hô hấp trên, thường gặp nhất là cảm lạnh.
Thông thường, cảm lạnh sẽ khiến cơ thể gặp không ít phiền toái. Bà bầu bị cảm lạnh trong thai kỳ càng khiến cơ thể cảm thấy khó chịu. 
"Việc giải quyết tình trạng này ở các mẹ bầu gặp khá nhiều khó khăn. Vi rút chính là tác nhân thường gặp nhất trong các nhiễm trùng đường hô hấp trên. Một điều rất quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ đó là các vi rút này không đáp ứng khi điều trị bằng các loại kháng sinh. Do đó, việc điều trị chủ yếu là nâng cao thể trạng và sức đề kháng để bệnh tự giới hạn", bác sĩ Minh thông tin.Cơ thể nhạy cảm của bà bầu rất dễ mắc các chứng bệnh đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới - Ảnh minh họa: Internet
Ngoài cảm lạnh, bà bầu còn có nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng hô hấp trên do vi rút bao gồm: Cúm, thủy đậu, sốt phát ban, nhiễm Cytomegalovirus, nhiễm Rubella.
Bác sĩ Minh cũng cho biết đa số mọi người đều nghĩ rằng cảm lạnh và cúm là một. Do các triệu chứng như ho, chảy mũi, hắt hơi, sốt, đau đầu... khá giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế, đây là bệnh lý do hai tác nhân khác nhau gây ra.
Ngoài ra, phụ nữ trong thai kỳ còn thường dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên như: Viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amidan… Các mẹ nên làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho thai nhi để phát hiện sớm những dị tật thai nhi hay gặp.
Đối với đường hô hấp dưới, bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong thai kỳ là viêm phổi. Viêm phổi là tình trạng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Đây là nguyên nhân thứ ba gây tử vong gián tiếp trong thai kỳ.
Viêm phổi có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thai kỳ. Xuất hiện trong 3 tháng cuối (hay tam cá nguyệt thứ 3) có thể gây sinh non. Ngoài viêm phổi, bà bầu có thể mắc các bệnh lý ít gặp hơn như: Lao phổi, hen, viêm phổi mô kẽ và một số bệnh lý khác…

Cách phòng bệnh đường hô hấp cho bà bầu

"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" luôn là quy tắc bảo vệ sức khỏe đối với mọi người, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai khi thời tiết chuyển mùa. Để phòng các bệnh lý hô hấp khi mang thai thời điểm thu - đông, bác sĩ Minh khuyên mẹ bầu cần chú ý:
- Rửa tay thường xuyên.
- Tránh đi đến những nơi đông người.
- Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, khô ráo.Bà bầu cần biết thực hiện một số quy tắc nhất định để phòng ngừa bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa - Ảnh minh họa: Internet
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá và các loại phấn hoa.
- Khi đi du lịch, bà bầu nên chuẩn bị dung dịch rửa tay khô. 
- Không nên dùng tay dụi mắt vì có thể làm lan truyền các tác nhân gây bệnh đến mũi thông qua ống tuyến lệ.
Ngoài ra, bà bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tiêm ngừa các loại vắc xin phòng ngừa cảm cúm.
Đặc biệt, bác sĩ Minh khuyến cáo bà bầu không nên tự ý mua thuốc uống khi gặp các tình trạng nói trên. Cách tốt nhất, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và hô hấp để được thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp.  Xem thêm nhiều hơn tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien

Cách mẹ bầu phòng bệnh về đường hô hấp vào mùa đông

Thời tiết chuyển mùa giai đoạn thu - đông khiến cơ thể mẹ bầu dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp. Để phòng ngừa những căn bệnh phổ biến này, phụ nữ mang thai cần chú ý gì?

Cách mẹ bầu phòng bệnh đường hô hấp vào mùa đông

Trong thai kỳ, những thay đổi ở cơ thể phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến những thay đổi quan trọng trong chức năng sinh lý bình thường. Kết quả là ảnh hưởng đến các hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ hô hấp. 
ThS.BS Nguyễn Quang Minh, Giảng viên Bộ môn Tai Mũi Họng - Khoa Y ĐHQG TP.HCM, cho biết: "Những thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ tác động đến lớp niêm mạc của đường hô hấp khiến lớp niêm mạc này trở nên sung huyết, phù nề, tăng xuất tiết dịch.
Khi tử cung dần lớn lên, cơ hoành bị đẩy lên trên sẽ làm giảm sự thông khí của phổi. Chính những thay đổi trên làm cho đường hô hấp ở phụ nữ trong thai kỳ gia tăng tính nhạy cảm đối với các tác nhân gây bệnh như: Vi rút, vi khuẩn, không khí ô nhiễm…".

Những bệnh hô hấp thường gặp ở bà bầu

Theo bác sĩ Minh, hệ hô hấp con người được chia thành: Đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Khi nói đến các bệnh lý hô hấp ở phụ nữ mang thai phải kể đến đầu tiên là các nhiễm trùng ở đường hô hấp trên, thường gặp nhất là cảm lạnh.
Thông thường, cảm lạnh sẽ khiến cơ thể gặp không ít phiền toái. Bà bầu bị cảm lạnh trong thai kỳ càng khiến cơ thể cảm thấy khó chịu. 
"Việc giải quyết tình trạng này ở các mẹ bầu gặp khá nhiều khó khăn. Vi rút chính là tác nhân thường gặp nhất trong các nhiễm trùng đường hô hấp trên. Một điều rất quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ đó là các vi rút này không đáp ứng khi điều trị bằng các loại kháng sinh. Do đó, việc điều trị chủ yếu là nâng cao thể trạng và sức đề kháng để bệnh tự giới hạn", bác sĩ Minh thông tin.Cơ thể nhạy cảm của bà bầu rất dễ mắc các chứng bệnh đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới - Ảnh minh họa: Internet
Ngoài cảm lạnh, bà bầu còn có nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng hô hấp trên do vi rút bao gồm: Cúm, thủy đậu, sốt phát ban, nhiễm Cytomegalovirus, nhiễm Rubella. Xem thêm : Các thực phẩm ngăn ngừa dị tật thai nhi
Bác sĩ Minh cũng cho biết đa số mọi người đều nghĩ rằng cảm lạnh và cúm là một. Do các triệu chứng như ho, chảy mũi, hắt hơi, sốt, đau đầu... khá giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế, đây là bệnh lý do hai tác nhân khác nhau gây ra.
Ngoài ra, phụ nữ trong thai kỳ còn thường dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên như: Viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amidan…
Đối với đường hô hấp dưới, bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong thai kỳ là viêm phổi. Viêm phổi là tình trạng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Đây là nguyên nhân thứ ba gây tử vong gián tiếp trong thai kỳ.
Viêm phổi có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thai kỳ. Xuất hiện trong 3 tháng cuối (hay tam cá nguyệt thứ 3) có thể gây sinh non. Ngoài viêm phổi, bà bầu có thể mắc các bệnh lý ít gặp hơn như: Lao phổi, hen, viêm phổi mô kẽ và một số bệnh lý khác…

Cách phòng bệnh đường hô hấp cho bà bầu

"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" luôn là quy tắc bảo vệ sức khỏe đối với mọi người, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai khi thời tiết chuyển mùa. Để phòng các bệnh lý hô hấp khi mang thai thời điểm thu - đông, bác sĩ Minh khuyên mẹ bầu cần chú ý:
- Rửa tay thường xuyên.
- Tránh đi đến những nơi đông người.
- Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, khô ráo.Bà bầu cần biết thực hiện một số quy tắc nhất định để phòng ngừa bệnh đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa - Ảnh minh họa: Internet
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá và các loại phấn hoa.
- Khi đi du lịch, bà bầu nên chuẩn bị dung dịch rửa tay khô. 
- Không nên dùng tay dụi mắt vì có thể làm lan truyền các tác nhân gây bệnh đến mũi thông qua ống tuyến lệ.
Ngoài ra, bà bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tiêm ngừa các loại vắc xin phòng ngừa cảm cúm.
Đặc biệt, bác sĩ Minh khuyến cáo bà bầu không nên tự ý mua thuốc uống khi gặp các tình trạng nói trên. Cách tốt nhất, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và hô hấp để được thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp. 
Trên đây là vài chia sẻ của gentis dành cho các mẹ, có thể xem thêm các thông tin bổ ích khi mang thai tại đây: https://nipt.com.vn/

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Vài công dụng tuyệt vời của sữa chua với mẹ bầu

Bà bầu ăn sữa chua được không và điều có tốt cho thai nhi không là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc trong quá trình mang thai. Hãy cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu về tác dụng của sữa chua đối với sức khỏe phụ nữ khi mang thai.

Những công dụng tuyệt vời của sữa chua với bà bầu

  • Cải thiện tiêu hóa
Như đã nói ở trên, sữa chua cung cấp cho cơ thể những lợi khuẩn có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng đáng kể cho đường ruột. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng mình rằng vi khuẩn có lợi trong sữa chua có thể sống trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và cơ thể từ đó cũng hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.Sữa chua giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet
Chính vì thế mà các bà bầu ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày trong thai kỳ sẽ trách được những bệnh về đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, trĩ…
  • Bổ sung thêm canxi
Canxi là một chất quan trọng đối với cả mẹ và bé trong suốt quá trình thai kỳ. Canxi giúp thai nhi phát triển về xương, răng và cơ bắp để các bé sẽ không bị các dị tật bẩm sinh hay bị còi xương sau này. Trong khi đó, chất dinh dưỡng này giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ loãng xương trước và sau sinh rất hiệu quả.Bà bầu ăn sữa chua cũng cung cấp một lượng canxi cần thiết cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet
Với một hàm lượng canxi cao trong thành phần, sữa chua chính là nguồn cung canxi dồi dào mà chị em phụ nữ không nên bỏ qua trong quá trình thai kỳ.
  • Cân bằng huyết áp
Bên cạnh những công dụng trên, sữa chua còn có một công dụng ít biết là cân bằng huyết áp cho bà mẹ khi mang thai. Với hàm lượng dưỡng chất lớn, sữa chua có khả năng giúp phụ nữ duy trì một huyết áp ổn định, giảm cholesterol trong máu và duy trì một trái tìm khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.Sữa chua cũng có thể cân bằng huyết áp cho bà bầu trong thời kỳ mang thai - Ảnh minh họa: Internet
Chính vì thế việc các bà bầu ăn sữa chua là một trong những cách để chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh cho một thiên chức cao quý trong đời.
  • Làm mát cơ thể, cải thiện vị giác cho bà bầu
Có thể nhiều người lần đầu làm mẹ chưa biết khi mang thai, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn bình thường. Các mẹ sẽ cảm thấy nóng, hay bị ợ chua và axit trong dạ dày cũng tăng cao hơn. Đây là nguồn cơn của những cảm giác bức bối, khó chịu những tháng đầu thai kỳ. Đọc thêm: Tầm quan trọng của mốc khám thai tuần 22Bà bầu ăn sữa chua giúp làm mát cơ thể tốt hơn - Ảnh minh họa: Internet
Bổ sung những thực phẩm lên men đặc biệt là sữa chua sẽ giúp các mẹ bầu làm mát cơ thể một cách an toàn và hiệu quả nhất từ bên trong.
  • Tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng
Khi bà bầu ăn sữa chua, cơ thể được cung cấp một lượng lớn những lợi khuẩn có khả năng chống lại những vi khuẩn có hại gây ra những căn bệnh nhiễm trùng, nhất là bệnh cúm. Chính vì thế, mẹ và bé sẽ được tăng cường khả năng miễn dịch và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn.Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng tăng khả năng miễn dịch cho mẹ và bé - Ảnh minh họa: Internet
  • Giải tỏa căng thẳng, lo âu
Dù không mong muốn nhưng trong một giai đoạn nhất của thai kỳ, các bà mẹ sẽ phải đối diện với tình trạng căng thẳng và lo lắng. Lúc này, sữa chua như một liều thuốc xoa diệu, giúp não cân bằng trở lại và xua đi những cảm xúc tiêu cực không đáng có.Bà bầu hãy cùng xua tan căng thẳng và lo lắng trong thời kỳ mang thai với sữa chua - Ảnh minh họa: Internet
Chính vì thế nếu chưa có thì các mẹ bầu hãy bổ sung ngay một hộp sữa chua mỗi ngày vào khẩu phần ăn của mình để vừa bồi bổ sức khỏe về thể chất, vừa giúp tinh thần ổn định hơn.
  • Cải thiện làn da
Trong làm đẹp, sữa chua như một loại “thần dược” vì có khả năng làm những lành những tổn thương trên da do mụn nhọt đồng thời tái tạo lớp da mới, ngăn chặn hiện tượng lão hóa. Và khi các bà bầu ăn sữa chua, những công dụng tuyệt vời này vẫn sẽ phát huy tác dụng như bình thường.Khi bà bầu ăn sữa chua, làn da được cải thiện đáng kể - Ảnh minh họa: Internet
Trong quá trình mang thai, nhiều chị em có thể thấy làn da xấu đi một cách trông thấy do nám và sạm. Điều này làm sẽ được cải thiện ngay nếu chị em bổ sung ngay sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Những vitamin trong sữa chua không chỉ ngăn chặn được sắc tố da xấu mà còn giúp làn da khỏe đẹp, mịn màng và hồng hơn trông thấy.
  • Giảm cảm giác thèm ăn
Cảm giác thèm ăn là một điều bình thường trong quá trình mang thai vì lúc này cơ thể cần một lượng dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu lại đối diện với tình trạng thèm những món ăn không có lợi cho sức khỏe như đồ chiên, đồ cay nóng…
Lúc này, sữa chua sẽ giúp các mẹ bầu các mẹ bầu giảm được càm giác hại nhiều hơn lợi này. Sữa chua sẽ là một thực phẩm thay thế không thể dinh dưỡng hơn để giảm đi cảm giác thèm ăn, lấy lại cảm giác ngon miệng cho các bà mẹ khi mang thai.
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Cũng như thèm ăn thì tăng cân là hiện tượng bình thường đối với phụ nữ khi mang thai. Tuy vậy nếu tăng cân không kiểm soát và quá mức cần thiết sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, tiểu đường. Lúc này, bà bầu ăn sữa chua mỗi ngày không chỉ giảm được cảm giác thèm ăn mà còn ức chế hormone cortisol ngăn chị em tăng cân “không phanh” trong thai kỳ.

Hướng dẫn bà bầu ăn sữa chua đúng cách

Sữa chua tuy có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không phải ăn lúc nào cũng tốt. Đối với các bà bầu thì việc tìm hiểu về thời điểm ăn sữa chua tốt nhất cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Vậy thì các bà bầu ăn sữa chua lúc nào tốt nhất cho cả mẹ và bé?
Có hai thời điểm quan trọng mà mẹ bầu nên lưu ý. Thời điểm thứ nhất là 30 phút đến 2 tiếng sau bữa ăn trưa. Một hộp sữa chua lúc này có thể giúp bà bầu trách được cảm giác căng thẳng và mệt mỏi khi phải làm việc vào buổi chiều. Đồng thời đây cũng là thời điểm hấp thụ vitamin B trong sữa chua tốt nhất trong ngày.Bà bầu ăn sữa chua đúng cách sẽ rất tốt cho thai nhi - Ảnh minh họa: Internet
Thời điểm thứ hai là 30 phút đến 2 tiếng sau bữa ăn tối. Lý do để mẹ bầu ăn sữa chua vào thời điểm này là vì đây là thời điểm lượng canxi trong cơ thể ở mức thấp nhất nên việc bổ sung thêm canxi cho thai nhi lúc này là rất cần thiết.
Ngoài những thời điểm nên ăn thì bà bầu cũng cần phải lưu ý những khung giờ không nên ăn sữa chua để trách tác dụng ngược. Đó là 3 thời điểm khi đói, ngay khi dùng xong bữa và ngay trước khi đi ngủ. Trên đây là một vài chia sẻ của gentis về các công dụng tuyệt vời của sữa chua với bà bầu, tìm hiểu nhiều hơn kiến thức bổ ích khi mang thai tại đây: https://nipt.com.vn/danh-cho-me

Mẹ nên ăn gì để thai tăng cân đúng chuẩn ?

Mọi bà mẹ đều mong muốn con của mình khỏe mạnh và một trong những thông số giúp mẹ hiểu rõ về sức khỏe của con đó chính là cân nặng thai nhi, nào cùng trung tâm gentis tìm hiểu ngay cách tăng cân cho thai đúng chuẩn.

Mẹ ăn gì để thai tăng cân đúng chuẩn ?

Cân nặng lý tưởng của thai nhi

Mỗi em bé sẽ có sự phát triển khác nhau, do đó bảng dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ khái niệm cơ bản về cân nặng lý tưởng của bé trong từng tuần thai.

Mẹo để tăng cân cho thai nhi hiệu quả khi mang thai

Là một bà mẹ tương lai, chị em thường tự hỏi làm thế nào để thai nhi của mình tăng cân đều và đúng chuẩn, hãy làm theo một số lời khuyên sau đây để tăng cân cho bé:Làm thế nào để thai nhi của mình tăng cân đều và đúng chuẩn? - Ảnh minh họa: Internet

1. Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng nhất trong thai kỳ. Mẹ nên đảm bảo luôn cung cấp đủ trái cây tươi, rau, ngũ cốc, thịt và thịt gia cầm trong chế độ ăn uống nếu muốn tăng trọng lượng cho thai nhi.

2. Luôn có các loại hạt và trái cây khô trong chế độ ăn uốngMẹ cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin trước sinh - Ảnh minh họa: Internet

Chế độ ăn uống trong thai kỳ của mẹ nên bổ sung thêm các loại hạt và trái cây khô. Mẹ có thể ăn hạnh nhân, quả mơ, quả sung, quả óc chó, các loại hạt và trái cây khô khác. Tuy nhiên, không nên lạm dụng.

3. Bổ sung Vitamin trước khi sinh

Mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin trước sinh để đảm bảo dự tăng trưởng và phát triển đúng cách cho bé. Những vitamin này còn giúp bé tăng cân tối ưu trong thai kỳ.

4. Giữ nước

Uống đủ lượng chất lỏng để tránh mất nước trong thai kỳ. Mất nước trong thai kỳ có thể dẫn đến một số biến chứng y tế nghiêm trọng. Mẹ có thể uống nước ép trái cây, nước ép rau, sữa, bơ sữa hoặc nước lọc để giữ nước cho cơ thể.

5. Nghỉ ngơi đầy đủ

Điều rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai là nghỉ ngơi nhiều. Gắng sức quá mức hoặc áp lực không cần thiết có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Hãy ngủ tối thiểu tám giờ liên tục để giữ mức năng lượng nguyên vẹn.

6. Giữ bình tĩnh và sống tích cực

Điều quan trọng không chỉ là chăm sóc sức khỏe thể chất mà còn cả sức khỏe tinh thần. Bất kỳ căng thẳng và lo lắng nào cũng có thể ảnh hưởng đến mẹ cũng như sức khỏe của thai. Sự bùng phát cảm xúc có thể dẫn đến việc ăn quá nhiều, ăn quá ít hoặc lựa chọn thực phẩm sai, tất cả những điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Mẹ nên ăn gì để tăng cân cho bé khi mang thai?Cung cấp thực phẩm vừa và đủ giúp mẹ kiểm soát cân nặng và bé trong bụng phát triển tối ưu - Ảnh minh họa: Internet

1. Khoai lang

Khoai lang cung cấp chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B6 , sắt, đồng và beta-carotene. Sự hiện diện của beta-carotene (chất chống oxy hóa) trong khoai lang được cơ thể chuyển đổi thành Vitamin A. Vitamin A rất cần thiết cho da, xương và mắt của thai nhi. Khoai lang còn làm tăng nồng độ sắt trong cơ thể. Mẹ có thể ăn khoai lang ở dạng nghiền, nướng, hầm hoặc chiên nông.

2. Đậu lăng và đậu các loại

Đậu lăng và đậu các loại là nguồn cung cấp sắt, protein, chất xơ, folate và canxi. Nếu mẹ ăn chay, đậu sẽ cung cấp cho mẹ các khoáng chất mà mẹ có thể nhận được từ chế độ ăn không chay (gồm thịt và thịt gia cầm). Vì rất giàu kẽm nên đậu rất tốt cho việc giảm nguy cơ chuyển dạ kéo dài, trẻ nhẹ cân hoặc sinh non.

3. Nước cam

Bắt đầu ngày mới với một ly nước cam tươi để bổ sung Vitamin C, kali và folate. Folate và axit folic cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Bằng cách đáp ứng các yêu cầu hàng ngày của cơ thể về các chất dinh dưỡng này, mẹ có thể giảm khả năng mắc các dị tật bẩm sinh nhất định cho con. Nước cam giúp duy trì sức khỏe tổng thể, tăng cường trao đổi chất và các chức năng sống của mẹ.

4. Sữa chua

Canxi, protein, Vitamin B, kẽm và các chất dinh dưỡng tạo xương khác được cung cấp trong sữa chua. Mẹ có biết nhu cầu canxi hàng ngày của phụ nữ mang thai là 1000 mg và mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu này với sữa chua. Ngoài việc giữ cho sức khỏe xương và răng của mẹ, lượng canxi đầy đủ sẽ làm giảm khả năng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

5. Rau lá xanh

Các loại rau xanh như rau bina, cải xoăn, bông cải xanh và măng tây sẽ giúp mẹ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và chất chống oxy hóa, giúp thai nhi đang phát triển tối ưu. Mẹ có thể ăn rau sống rửa kĩ, nấu chín, nướng hoặc xào để nhận được lợi ích tối đa.

6. Cá hồi

Cá hồi là một trong những nguồn axit béo omega-3 và protein tốt nhất. Axit béo omega-3 rất có lợi cho thai nhi đang phát triển vì chúng giúp bé phát triển não và mắt, cũng như cung cấp lượng protein cần thiết cho các bà mẹ. Cá hồi được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai, vì hàm lượng thủy ngân rất thấp. Các mẹ có thể tham khảo thêm vài dấu hiệu nhận biết thai nhi dị tật tại đây.

7. Trứng

Trứng là nguồn protein, Vitamin A và Vitamin D đáng kinh ngạc, hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Trứng cũng rất giàu axit folic và sắt, có tác dụng tăng cường màng ối, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và nhẹ cân ở thai nhi.

8. Sữa

Với lượng tiêu thụ 200-500 ml sữa mỗi ngày có thể giúp bà bầu tăng trọng lượng cho thai nhi. Sữa chứa một lượng lớn protein và canxi, rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Mẹ có thể uống sữa ở dạng đơn giản hoặc biến tấu với các công thức nấu cháo và sinh tố thú vị.

9. Gà

Thịt gà là một thực phẩm tuyệt vời giúp tăng trọng lượng của thai nhi. Thịt nạc gà có nhiều protein thúc đẩy sự phát triển tế bào và cơ bắp bé. Bên cạnh protein, thịt gà cũng có lượng sắt cao giúp giảm thiếu máu ở mẹ và thai nhi.

10. Đậu nành

Đậu nành là một nguồn protein phong phú cho người ăn chay - Ảnh minh họa: Internet

Đậu nành là một nguồn protein phong phú cho người ăn chay và có thể được tiêu thụ dưới nhiều hình thức khác nhau. Đậu nành có nhiều chất sắt, ngăn ngừa thiếu máu. Mẹ có thể tiêu thụ đậu nành dưới dạng sữa đậu nành, cốm đậu nành, đậu phụ...

Lưu ý khi muốn em bé tăng cân trong bụng mẹ

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp bé tăng cân trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải bất cứ món gì mẹ cũng nên ăn vào, điều quan trọng đó là ăn một cách lành mạnh hơn.Lựa chọn thực phẩm lành mạnh khi mang thai là chìa khóa để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của bé đang đi đúng hướng - Ảnh minh họa: Internet
Tránh uống rượu và hút thuốc: Mẹ nên tuyệt đối tránh tiêu thụ rượu và hút thuốc trong thai kỳ. Cả hai thói quen này có thể gây tử vong cho em bé đang phát triển và cũng có thể dẫn đến các biến chứng y khoa nghiêm trọng.
Giảm lượng caffeine: Tiêu thụ nhiều cà phê, trà hoặc đồ uống có gas có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi.Tránh thực phẩm chiên, có đường hoặc chất béo: Việc thường xuyên ăn những thực phẩm kể trên có thể khiến mẹ bị béo phì, làm tăng nguy cơ mắc cholesterol máu và tăng huyết áp. Nên đi dễ dàng với các mặt hàng thực phẩm có dầu, béo và có đường. Tránh xa các loại thực phẩm nhất định sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và cũng có lợi cho thai nhi.
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh khi mang thai là chìa khóa để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của bé đang đi đúng hướng.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

20 Điều quan trọng cần biết dành cho mang thai lần đầu

Mang thai là quyết định quan trọng đối với mỗi cặp vợ chồng.Việc tìm hiểu các kiến thức mới là nhu cầu chính đáng của các chị em chuẩn bị làm mẹ. Dưới đây là 20 điều bắt buộc cần phải biết về việc mang thai để thai kỳ của mẹ trở nên thú vị và đáng nhớ hơn.

20 Điều quan trọng cần biết khi mang thai lần đầu

  • 1. Dấu hiệu mang thai

Trễ chu kỳ kinh nguyệt kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, đau lưng nhẹ, thay đổi tâm trạng, ngực mềm hoặc sưng và thèm ăn một số thực phẩm cụ thể, đây là các dấu hiệu phổ biến nhất của thai phụ khi mới bắt đầu có thai.

  • 2. Thăm khám bác sĩ và chăm sóc trước khi sinh là rất quan trọng

Nhiều cặp vợ chồng đến bác sĩ từ trước khi lên kế hoạch sinh con để đảm bảo rằng lần mang thai đầu tiên của họ khỏe mạnh và không có biến chứng. Một khi bạn xác định mang thai, một trong những điều quan trọng đó là phải đi khám bác sĩ thường xuyên.

  • 3. Tìm hiểu về bệnh sử của gia đình

Đây là một trong những điều quan trọng nhất cần nhớ. Khi bạn thụ thai, bạn nên tìm hiểu về việc mang thai của mẹ, bà hoặc dì. Nó giúp bạn tìm hiểu về các rối loạn di truyền nếu có hoặc bất thường khi sinh trong dòng họ. Thông tin này này sẽ giúp chị em chuẩn bị trước cho mọi vấn đề tiềm ẩn và có các hành động phòng ngừa chủ động hơn.
  • 4. Tiêm phòng
Với mỗi lần khám thai trước khi sinh, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn về những mũi tiêm chủng mà bạn sẽ phải thực hiện tiếp theo. Một trong số đó là mũi tiêm phòng uốn ván hoặc tiêm phòng cúm. Hãy nhớ rằng, một số bệnh ở bà mẹ mới mang thai có thể làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe thể chất và tinh thần của thai nhi.
  • 5. Tính tuổi thai
Mang thai được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm 3 tháng, được gọi là tam cá nguyệt. Với mỗi giai đoạn đi qua, có rất nhiều sự thay đổi sinh lý xảy ra trong cơ thể bà bầu dưới dạng thay đổi nội tiết tố, huyết áp, nhịp thở và sự trao đổi chất.
Tính tuổi thai chính xác sẽ giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc định ngày dự sinh. Một thai kỳ bình thường có thể kéo dài khoảng giữa 37 và 40 tuần. Tham khảo: Tầm quan trọng của mốc khám thai tuần 22
  • 6. Chảy máu có thể xảy ra trong thai kỳ
Thông thường, dấu hiệu mang thai đầu tiên được coi là bị mất kinh. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị chảy máu trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tạo ra sự nhầm lẫn nếu chảy máu kinh nguyệt.Tính tuổi thai chính xc sẽ giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc định ngày dự sinh - Ảnh minh họa: Internet
Loại chảy máu hình thành khi trứng đi xuống ống dẫn trứng và vào tử cung, trứng cấy vào niêm mạc tử cung (gây chảy máu hoặc xước thành đốm máu). Cách tốt nhất để nhận ra nó là màu sắc. Máu báo thai thường có màu nâu hoặc hồng tương phản với màu đỏ thông thường của máu kinh nguyệt.
  • 7. Tăng cân bao nhiêu là bình thường?
Hầu hết phụ nữ lo lắng về việc tăng cân trong thai kỳ và mong muốn giảm cân sớm nhất. Tăng cân phụ thuộc vào chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) trước khi mang thai. Nếu bạn thừa cân khi thụ thai, bạn nên giảm lượng calo ít hơn so với người có cân nặng bình thường.
  • 8. Ăn gì và không nên ăn gì
Cùng với việc bổ sung vitamin thường xuyên, bạn nên có một chế độ ăn uống bổ dưỡng, lành mạnh và cân bằng. Các bác sĩ thường cung cấp một biểu đồ chế độ ăn uống phù hợp theo nhu cầu của mẹ. Nên chia ra dùng bữa nhỏ và thường xuyên.
  • 9. Hoạt động thể chất vừa phải
Sinh con là một quá trình tốn nhiều công sức, đòi hỏi nhiều năng lượng, chỉ có một cơ thể khỏe mạnh có thể chịu được các giai đoạn chuyển dạ khác nhau. Các bài tập cũng giúp giảm bớt những khó chịu thông thường mà một người trải qua trong thai kỳ.
  • 10. Có thể có những khó chịu khi mang thai
Mang thai không dễ. Sẽ có những khó chịu trong suốt thời gian thai nghén. Các hoạt động như đứng hoặc ngồi trong thời gian dài sẽ bị hạn chế hoặc chính bà bầu cũng cảm thấy chúng quá khó để thực hiện. Các vấn đề như táo bón và nôn mửa có thể làm cạn kiệt năng lượng của mẹ. Vì vậy, ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp mẹ giảm bớt những khó chịu.
  • 11. Đi du lịch khi mang thai
Du lịch là khá tốt trong giai đoạn đầu, nhưng nó có thể có rủi ro khi ngày dự sinh của bạn đến gần. Một số hãng hàng không không cho phép phụ nữ mang thai hơn 36 tuần lên máy bay. Bác sĩ có thể cho phép bạn đi du lịch nhưng hầu hết các bác sĩ cho phép đi du lịch trong tam cá nguyệt thứ hai nhưng có thể yêu cầu bạn tránh nó trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba.
  • 12. Có thái độ đúng đắn
Luôn luôn tích cực. Cách tiếp cận đúng đắn sẽ khiến bà bầu đủ mạnh mẽ để đối mặt với những thử thách ở mọi giai đoạn của thai kỳ. Các nhà tâm lý học củng cố rằng âm thanh tinh thần của người mẹ có tác động cao đến thai nhi.

  • 13. Gạt những lo lắng về sự nghiệp sang một bên
  • 14. Phân bổ thời gian cho mọi thứ

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Kinh tế Lao động đã đề cập rằng những phụ nữ mang thai làm việc đến tháng thứ 8 sẽ sinh con nhẹ hơn nửa pound so với những người ngừng làm việc trước đó.

  • 15. Chọn nơi sinh nở
  • 16. Cơn đau chuyển dạ

Khi ngày sinh của bạn đến gần hơn, bạn sẽ xuất hiện cơn đau chuyển dạ. Cần phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và hiểu 'chuyển dạ' nghĩa là gì. Một dấu hiệu chuyển dạ nhanh là những cơn co thắt đau thường xuyên làm tăng cường độ theo thời gian. Đi bộ nhẹ nhàng được khuyến khích trước khi chuyển dạ sớm vì nó khiến phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn .
  • 17. Tâm lý sợ hãi có thể trì hoãn chuyển dạ
Phụ nữ quá sợ hãi khi lên bàn sinh sẽ mất khoảng một tiếng rưỡi so với những phụ nữ không sợ sinh con. Sợ hãi và lo lắng sẽ làm tăng nồng độ trong máu của các hormone được gọi là catecholamine,làm suy yếu khả năng co bóp của tử cung. Giao tiếp kém giữa bạn và bác sĩ cũng có thể kéo dài thời gian chuyển dạ.
  • 18. Mua sắm vật dụng cho bé
Một vài quần áo, thảm trẻ em, chăn, quần áo ấm (tùy theo mùa) và dụng cụ vệ sinh, cho ăn nên được mua trước. Hơn nữa, việc mua sắm cho con sẽ tăng cường kết nối của mẹ với em bé.
  • 19. Học và hiểu cách chăm sóc trẻ và nuôi dạy con cái
Sau khi sinh, trách nhiệm của việc chăm sóc và nuôi dạy con cái có thể khó khăn đối với nhiều người. Do đó, hãy trang bị cho mình một số kiến ​​thức về mang thai và chăm sóc trẻ em ngay từ ban đầu.
  • 20. Mang thai có thể làm tăng cường trí nhớ của bạn
Các nhà nghiên cứu Canada từ Đại học Western Ontario nói rằng mang thai làm tăng chất xám của não thay đổi vì biến nó thành bột nhão, để đối mặt với những thách thức của việc làm mẹ. Một nghiên cứu cho thấy các bà mẹ mang thai làm tốt các bài kiểm tra trí nhớ so với những phụ nữ khác không sinh con.
Mẹ bầu cần lưu ý, đừng bỏ lỡ các lần kiểm tra trước khi sinh. Mỗi lần kiểm tra đều quan trọng vì một vài biến chứng (nếu có) chỉ có thể hiển thị ở giai đoạn mang thai sau. Càng phát hiện sớm, mẹ càng có nhiều lựa chọn điều trị hơn. ĐỌc thêm: xét nghiệm dị tật thai nhi bao nhiêu tiền xem chi tiết tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/xet-nghiem-di-tat-thai-nhi-bao-nhieu-tien

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

Chuyện ấy với bụng bầu sáu tháng khiến con có phản ứng

Dạo gần đây những đêm có "chuyện ấy", em có cảm giác như con trong bụng đạp nhiều hơn, có khi còn hơi đau, không biết có liên quan gì không…cùng gentis tìm hiểu kĩ hơn câu trả lời nhé !

Chuyện ấy với bụng bầu 6 tháng khiến con có phản ứng

Bạn đọc nữ giấu tên (25 tuổi, Đồng Nai), hỏi: Chào bác sĩ, em đọc trên báo thấy rằng thời nay không cần kiêng khem "chuyện ấy" khi đang mang bầu nếu không có vấn đề gì bị bác sĩ sản khoa cấm. Bác sĩ khám thai cho em cũng bảo em thai bình thường, mẹ khỏe, không cần kiêng nên vợ chồng em vẫn duy trì "chuyện ấy".
Hiện tại thai của em được 6 tháng nhưng dạo gần đây em thấy có hiện tượng sau những lần có "chuyện ấy", đêm đó em ngủ không được ngon vì con đạp rất nhiều, sáng ra có lần em hơi đau bụng. Xin cho hỏi việc con đạp liên tục và "chuyện ấy" có liên quan không? Với bụng bầu khá to, em có được phép duy trì "chuyện ấy" nữa không?
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Phòng khám Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Phòng ngừa bệnh tật TP HCM, trả lời:
Những thông tin em đã biết về vấn đề quan hệ tình dục trong lúc mang thai là đúng nhưng chưa đủ. Để thực sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi, vợ chồng em cần lưu ý thêm một số vấn đề phù hợp với 1 trong 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Nếu không có vấn đề gì mà bác sĩ sản khoa khám thai cảnh báo thì không cần kiêng quan hệ, tuy nhiên cần phải điều chỉnh sao cho an toàn và phù hợp với thể trạng của thai phụ, cụ thể là:
- Động tác phải nhẹ nhàng hơn, tránh các chấn động cơ học mạnh vào vùng bụng và âm đạo, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ vì có thể gây động thai hoặc dọa sanh non.
- Có thể thay đổi tư thế quan hệ để tránh đè ép lên vùng bụng nhất là khi thai đã lớn, bụng to ra.
-Phải lưu ý việc vệ sinh giao hợp đúng cách để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm sinh dục và bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng xấu đến thai . Đọc thêm: Các thực phẩm ngăn ngừa dị tật
Tuân thủ việc khám thai định kỳ và tái khám ngay khi thấy có triệu chứng bất thường sau quan hệ tình dục như tình trạng đau bụng, ra huyết âm đạo, thấy khí hư (huyết trắng nhiều và hôi, cảm giác thai máy bất thường…)
Trường hợp 2: Nếu thai kỳ lần này có vấn đề nguy cơ cao thì cần tuân thủ theo hướng dẫn của cơ sở y tế đang khám theo dõi thai. Những vấn đề đó có thể xuất hiện trong thai kỳ lần này như tình trạng nhau bám thấp, nhau tiền đạo, động thai, dọa sẩy thai, dọa sanh non, hở eo tử cung, viêm nhiễm sinh dục điều trị chưa ổn định… Một số trường hợp dù chưa phát hiện bất thường nhưng có tiền sử những thai kỳ trước bị sẩy thai, đẻ non… thì cũng cần được cảnh báo và thận trọng trong việc quan hệ tình dục.
Vợ chồng em rơi vào trường hợp 1 nhưng với các dấu hiệu đã gặp, em cần tạm thời ngưng việc quan hệ và đi tái khám ngay để được hướng dẫn cụ thể. Không có một mốc cố định nào về việc thai to cỡ nào thì còn được quan hệ, vì tất cả phù hợp vào sức khỏe của riêng từng thai phụ.
Chúc em nhiều sức khỏe.
Anh Thư ghi
Các mẹ tham khảo thêm các gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh để phát hiện tìm ra sớm dị tật thai nhi nhé ! link xem tại đây: https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Ăn socola khi mang thai lợi ích cùng hiểm họa gì ?

Ăn socola khi mang thai giúp ích trong việc tăng trưởng và phát triển của thai nhi - theo Đại học Quebec, Canada. Tiêu thụ thường xuyên socola đen với số lượng vừa phải từ tam cá nguyệt đầu tiên có thể cải thiện chức năng nhau thai. Nào cùng gentis tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau đây nhé !

Ăn socola khi mang thai lợi ích và hiểm họa gì ?

Câu trả lời là “Có”. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích phụ nữ ăn socola khi mang thai. Nhưng điều quan trọng mà mẹ cần lưu ý đó là giữ lượng caffeine dưới 200mg mỗi ngày.
Socola chứa caffeine, có thể can thiệp vào hoạt động của cơ thể người mẹ, ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh và có thể gây bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc tăng cân quá mức. Do đó, bà bầu nên ăn trong chừng mực cho phép để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích khi bà bầu ăn socola trong thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet
Tiến sĩ Emmanuel Bujold - giáo sư Sản khoa và Phụ khoa, Đại học Laval - thành phố Quebec cho biết: "Những nghiên cứu quan sát cho thấy rằng thai phụ tiêu thụ một lượng tiêu thụ socola đen thường xuyên từ 3 tháng đầu của thai kỳ có thể cải thiện chức năng nhau thai rất tốt".

Tại sao mẹ nên ăn socola khi mang thai?

Các chuyên gia khuyên phụ nữ có thai nên tiêu thụ vừa phải socola. Các flavanol được tìm thấy trong ca cao - một thành phần chính của socola - rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Socola càng sẫm màu càng sở hữu nhiều flavanol. Dưới đây là một vài lợi ích của việc ăn socola:
  • 1. Socola đen làm giảm tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân của chuyển dạ sớm và được đặc trưng bởi huyết áp cao và mức protein trong nước tiểu. Khi huyết áp tăng có thể dẫn đến co giật, gây ra đông máu và tổn thương gan.
Theo một nghiên cứu được báo cáo trong Annals of Epidemiology, hàm lượng theobromine của ca cao giúp làm giảm tình trạng này.Ăn socola làm giảm gần 70% nguy cơ tiền sản giật - Ảnh minh họa: Internet
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale phát hiện ra rằng việc ăn socola làm giảm gần 70% nguy cơ tiền sản giật. Do đó kết luận rằng bà bầu ăn socola khi mang thai, đặc biệt là socola đen khoảng 5 phần một tuần có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tiền sản giật đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. 
  • 2. Điều hòa huyết áp
Theobromine có trong ca cao giúp điều hòa huyết áp ở phụ nữ mang thai bằng cách làm giãn mạch máu.
  • 3. Chứa chất chống oxy hóa cần thiết
Socola rất giàu flavonoid, được biết đến là chất chống oxy hóa mạnh. Đặc tính chống oxy hóa này giúp phụ nữ mang thai cải thiện mức độ miễn dịch và chống lại một số bệnh ung thư.
  • 4. Ngăn ngừa bệnh tim
Đặc tính chống oxy hóa của socola đen đóng vai trò nổi bật trong việc ngăn ngừa bệnh tim và do đó hỗ trợ hệ thống tim mạch. Màu càng đậm, chất lượng socola càng cao thì càng tốt cho tim.
  • 5. Làm giảm căng thẳngSocola đen giúp cải thiện tâm trạng - Ảnh minh họa: Internet
Socola đen giúp cải thiện tâm trạng bằng cách tăng mức độ endorphin và serotonin trong não. Những phát hiện từ một nghiên cứu được công bố trên Proteome Research nói rằng ăn 40g socola đen mỗi ngày trong 2 tuần sẽ làm giảm rõ rệt mức độ hormone cortisol (hormone gây căng thẳng).
  • 6. Giúp bé hạnh phúc hơn
Kết quả nghiên cứu trên New Scientist cho biết, những phụ nữ mang thai ăn nhiều socola đen sinh ra những đứa trẻ hạnh phúc và năng động hơn.
Các nhà nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên một vài bà mẹ có em bé 6 tháng tuổi và hỏi họ tần suất họ ăn socola trong thai kỳ. Những bà mẹ thường xuyên ăn socola trong thai kỳ sinh ra những đứa trẻ hạnh phúc hơn so với những bà mẹ không ăn socola thường xuyên.Những phụ nữ mang thai ăn nhiều socola đen đã sinh ra những đứa trẻ hạnh phúc và năng động hơn - Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, lý do chính xác vẫn chưa được biết rõ, có thể là socola đi qua nhau thai, vào sữa mẹ hoặc niềm hạnh phúc được tăng cường từ người mẹ khiến các em bé cũng cảm thấy hạnh phúc.
  • 7. Điều chỉnh lượng cholesterol
Socola đen chứa đường và chất béo thấp. Ngoài ra, các flavonoid có trong socola làm tăng mức cholesterol tốt, giảm quá trình oxy hóa cholesterol xấu và điều chỉnh lượng đường trong máu giúp cải thiện lưu lượng máu bằng cách làm cho các mạch máu đàn hồi hơn.
  • 8. Nguồn cung cấp sắt và magie
Socola đen cung cấp cho bạn 67% lượng sắt khuyến nghị hàng ngày và 58% magiê. Sắt rất cần thiết để duy trì số lượng huyết sắc tố trong thai kỳ và magiê giúp chuyển hóa axit béo.

Tại sao không nên ăn quá nhiều socola khi mang thai?

Mẹ không nên ăn socola khi mang thai vì những lý do sau:
Bà bầu cần kiểm soát lượng caffeine không quá 200mg mỗi ngày - Ảnh minh họa: Internet
  • 1. Caffeine
Điều quan trọng là mẹ phải kiểm tra lượng caffeine không quá 200mg mỗi ngày vì nó có thể dẫn đến sảy thai. Socola có chứa caffeine, khi mẹ dùng cùng với trà, cà phê hoặc các loại đồ uống khác sẽ vượt quá lượng khuyến nghị hàng ngày (42g socola đen chứa 31 mg caffeine, 42g socola sữa chứa 10mg caffeine) .
Caffeine cũng được biết là gây ra chứng ợ nóng. Nhiều phụ nữ bị ợ nóng khi mang thai do thay đổi về thể chất và nội tiết tố. Phụ nữ có thai nên tránh hoặc hạn chế ăn socola trong trình trạng này để giảm bớt chứng ợ nóng.
  • 2. Chất béo và Calories
Tiêu thụ quá nhiều socola có thể gây tăng cân quá mức do lượng chất béo và calo tăng lên. Do đó, việc tăng cân quá mức sẽ gây ra chứng giãn tĩnh mạch, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp và tăng nguy cơ sinh mổ. Cứ mỗi 28 gram socola đen chứa 150 calo và 9 gam chất béo, tương tự socola sữa chứa 150 calo và 8.5g chất béo.
  • 3. Đường
Lượng đường dư thừa từ socola có thể làm tăng nguy cơ tăng cân, tiểu đường thai kỳ và các vấn đề về răng miệng. Khoảng 42g socola đen chứa 18g đường và cùng một lượng socola sữa chứa 23g đường.
Ngoài ra các mẹ hãy tham khảo thêm: các thực phẩm ngăn ngừa dị tật thai nhi tại đây nhé : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/nhung-thuc-pham-ngan-ngua-di-tat-thai-nhi

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Các điều mẹ bầu mắc sốt xuất huyết phải lưu ý

Sốt xuất huyết là nỗi sợ của tất cả mọi người bởi tốc độ lây lan và sự nguy hiểm của nó. Đặc biệt là việc bà bầu bị sốt xuất huyết càng gặp nguy hiểm hơn bởi nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi nếu không biết cách xử lý kịp thời.

Những điều bà bầu mắc sốt xuất huyết phải lưu ý

Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi mang thai đều rất nguy hiểm. Bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Bà bầu bị sốt xuất huyết lại càng nguy hiểm hơn bởi lúc này, hệ miễn dịch của mẹ yếu nên dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi rút gây bệnh tấn công gây nên những biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn một số thông tin cần thiết để xử lý khi bà bầu bị sốt xuất huyết.

Bà bầu bị sốt xuất huyết lại càng nguy hiểm hơn bởi lúc này, hệ miễn dịch của mẹ yếu nên dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi rút gây bệnh tấn công gây nên những biến chứng nguy hiểm

Dấu hiệu bà bầu bị sốt xuất huyết

Nếu mẹ có những biểu hiện dưới đây thì cần phải đến bệnh viện xét nghiệm ngay bởi chúng có thể là dấu hiệu của việc bà bầu bị sốt xuất huyết:
- Chảy máu chân răng
- Sốt cao đột ngột kèm theo run rẩy
- Mất nước, ăn không ngon miệng, chán ăn, tiểu ít
- Đau đầu dữ dội, nhức hốc mắt
- Người mệt mỏi, đau nhức khắp mình
- Khó thở
- Buồn nôn, ói mửa liên tục
- Xuất hiện hiện tượng xuất huyết dưới da khi mang thai, các nốt đỏ trên da, căng da không bị mất đi
- Hạ huyết áp, người choáng váng, nhịp tim đập nhanh

Bà bầu bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Việc mắc các bệnh nói chung trong thời kỳ mang thai đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là những bệnh về vi rút như sốt xuất huyết. Bởi lúc này hệ miễn dịch của mẹ đang yếu nên các bệnh dễ tấn công và lây lan gây nên những biến chứng nặng nề.
Mặt khác, vi rút cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi trong thời kỳ mang thai nên có rất nhiều trường hợp buộc phải mổ lấy thai sớm.Tuy nhiên mức độ có nguy hiểm mức nào còn phụ thuộc vào thời điểm mang thai.
Thông thường bà bầu bị sốt xuất huyết 3 tháng cuối và 3 tháng đầu là nguy hiểm nhất. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp khi bà bầu bị sốt xuất huyết:
- Giảm tiểu cầu: Dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết là sự sụt giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Số lượng tiểu cầu giảm đến mức thấp có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ lẫn thai nhi. Điều này còn có thể ảnh hưởng đến quá trình gây tê màng cứng khi mổ lấy thai nhi.
- Sảy thai: Bà bầu bị sốt xuất huyết 3 tháng đầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai rất cao.
- Sih non, con nhẹ cân: Sốt xuất huyết trong 3 thai cuối của thai kỳ có thể tăng nguy cơ sinh non và bé sinh ra thường nhẹ cân so với trẻ khác. Nếu mẹ bị nặng trong thời gian cuối thai kỳ
còn có thể nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Tham khảo ngay: Gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh sớm.
Sốt xuất huyết trong 3 thai cuối của thai kỳ có thể tăng nguy cơ sinh non và bé sinh ra thường nhẹ cân so với trẻ khác. Nếu mẹ bị nặng trong thời gian cuối thai kỳ còn có thể nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi
Xuất huyết: Mẹ bị sốt xuất huyết khi mang thai cũng khiến cho nguy cơ xuất huyết trong thai kỳ tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Tiền sản giật: Thực tế cho thấy, những bà bầu bị sốt xuất huyết trong thời gian mang thai có tỉ lệ bị tiền sản giật cao hơn hẳn những mẹ bình thường khác.
Ngoài ra, nếu trong thời kỳ mang thai mẹ mắc phải bệnh sốt xuất huyết Dengue thì cực kỳ nguy hiểm. Đây là một dạng sốt xuất huyết nặng có khả năng gây tử vong cao nhất. Rất may là tỉ lệ mẹ mắc căn bệnh này là rất thấp và thường gặp trong những tháng cuối thai kỳ. Cũng chưa có bằng chứng là căn bệnh sốt xuất huyết Dengue này có gây dị tật cho thai nhi hay không.

Làm gì khi bà bầu bị sốt xuất huyết?

- Trước tiên khi được chẩn đoán là sốt xuất huyết bà bầu cần biết được mức độ nặng hay nhẹ. Nếu nhẹ có thể điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Việc này sẽ được các bác sĩ chỉ định.
- Uống nhiều nước để bổ sung tình trạng mất nước do sốt cao, nôn ói ảnh hưởng đến lượng dịch của thai nhi.
Uống nhiều nước để bổ sung tình trạng mất nước do sốt cao, nôn ói ảnh hưởng đến lượng dịch của thai nhi
- Nếu sốt cao và vừa có thể uống thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm cơn đau. Nếu sốt nhẹ bạn không cần uống thuốc mà tìm cách hạ sốt vật lý như lau ấm, mặc quần áo thoáng mát...
- Không được tự ý mua thuốc sử dụng trong thời gian mang thai.
- Theo dõi sát sao các biểu hiện của bệnh. Khám và xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên để xác định mức tiểu cầu trong máu.
- Nghỉ ngơi thật nhiều, hạn chế đi lại một cách tối đa.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trở nặng bất thường cần phải nhập viện ngay lập tức. Lúc này bạn có thể được truyền dịch, truyền máu hoặc các chế phẩm của máu để tăng tiểu cầu, chống sốc.
- Uống thêm nhiều loại nước ép hoa quả như nước cam ép.
- Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, các loại súp lỏng đủ chất dinh dưỡng.
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng thái quá cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Ngoài ra bạn có thể đọc thêm những loại thực phẩm ngăn ngừa dị tật thai nhi tại link sau: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/nhung-thuc-pham-ngan-ngua-di-tat-thai-nhi

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Sữa dành cho bà bầu trong toàn bộ thai kì

Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu là rất quan trọng cho sự tăng trưởng của em bé. Một bào thai đang phát triển cần một lượng protein tốt để xây dựng các tế bào mới khỏe mạnh. Sữa là nguồn dinh dưỡng phong phú, cần thiết cho sự tăng trưởng của bé và sức khỏe của người mẹ. Dưới đây gentis chia sẻ cho các mẹ 7 loại sữa bà bầu uống được trong thai kì.

Sữa dành cho bà bầu trong thai kì

Bà bầu nên uống bao nhiêu sữa trong một ngày?
Protein sữa được coi là protein hoàn chỉnh vì nó chứa tất cả các axit amin thiết yếu theo yêu cầu của cơ thể con người. Sữa có khả năng được hấp thụ và tiêu hóa cao, bằng cách này tất cả protein trong sữa đều được cơ thể sử dụng.Phụ nữ mang thai nên tiêu thụ ít nhất 2-3 phần sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khác mỗi ngày - Ảnh minh họa: Internet
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai nên tiêu thụ ít nhất 2-3 phần sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khác mỗi ngày để có được các chất dinh dưỡng này. Tuy nhiên sữa cũng có thể có một vài tác dụng phụ khi tiêu thụ quá mức, đặc biệt là khi mang thai.

Lợi ích của việc uống sữa khi mang thai

  • 1. Canxi
Phụ nữ sinh con từ 19 tuổi trở lên cần khoảng 1.000mg canxi và phụ nữ dưới 19 tuổi cần 1.300mg mỗi ngày. Một ly (250ml) sữa không béo cung cấp 309mg canxi. Do đó, mẹ nên tiêu thụ 3-4 ly sữa để đáp ứng nhu cầu canxi hàng ngày.
  • 2. Protein
Nhu cầu protein hàng ngày cho phụ nữ mang thai thay đổi từ 40-70 gram và một ly sữa cung cấp 9g protein. Uống ba ly sữa có thể giúp bạn đáp ứng 1/3 nhu cầu protein thai kỳ.
  • 3. Vitamin D
Vitamin D giúp ngăn ngừa còi xương ở trẻ sơ sinh. Nhu cầu vitamin D hàng ngày là 400IU và một khẩu phần sữa có thể cung cấp 115-124 IU. Do đó, uống 3 phần sữa có thể giúp bạn đáp ứng 59% nhu cầu vitamin này.
  • 4. Thuốc kháng axit
Chứng ợ nóng và các vấn đề dạ dày khá là phổ biến trong thai kỳ. Uống sữa không béo hoặc ít béo có thể làm giảm các triệu chứng ợ nóng.
  • 5. Giữ nước
Nếu bạn cảm thấy mất nước hoặc căng thẳng, uống một ly sữa sẽ rất có lợi cho mẹ, giúp bù đắp cho sự mất chất lỏng trong cơ thể.

Các loại sữa tốt nhất để uống khi mang thai?

Sữa ít béo hoặc sữa tách béo: Sữa tách béo - ít chất béo là một trong những lựa chọn tốt nhất để giữ cho mẹ và khỏe mạnh. Một ly (250ml) sữa ít béo cung cấp 309mg canxi, bảo vệ trẻ khỏi sự thiếu hụt canxi sau khi sinh. Nghiên cứu cũng nói rằng 2-3 ly sữa ít béo mỗi ngày là con số lý tưởng trong thai kỳ.
Một ly (250ml) sữa ít béo cung cấp 309mg canxi - Ảnh minh họa: Internet
Sữa nguyên chất hoặc sữa nguyên kem: Sữa nguyên chất chứa nhiều chất béo và chất dinh dưỡng. Một ly sữa nguyên chất cung cấp 150kcal trong khi sữa tách kem chỉ có 83 calo. Đây là một lựa chọn lý tưởng ngoại trừ các mẹ thừa cân.
Sữa tiệt trùng: Cho dù chọn sữa tách béo hay sữa nguyên kem đều cần phải chọn sữa tiệt trùng. Sữa tươi thường chứa vi khuẩn, có thể gây nguy hiểm cho mẹ và em bé. Mẹ nên hâm nóng sữa để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn, đun sôi và sau đó để nguội, để tiệt trùng.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tránh các thực phẩm làm từ sữa chưa tiệt trùng.
Sữa có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả động vật và thực vật. Từ sữa bò đến sữa dê, sữa gạo, sữa hạnh nhân… mỗi loại đều có giá trị dinh dưỡng và hương vị khác nhau, mẹ tìm hiểu kỹ trước khi thử. 

So sánh các loại sữa khác nhau

  • 1. Sữa bò
Đây là loại sữa được tiêu thụ phổ biến nhất và có sẵn các lựa chọn: nguyên chất, không béo và có hương vị. Một ly sữa bò cung cấp 240 mg canxi.Một ly sữa bò cung cấp 240 mg canxi - Ảnh minh họa: Internet
Sữa bò giàu axit amin giúp xây dựng các tế bào trong cơ thể của mẹ và em bé, Vitamin D giúp tránh xa bệnh tiểu đường và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, Vitamin E chống oxy hóa, Vitamin A tốt cho thị lực, xây dựng các mô khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch.
  • 2. Sữa dê
Không phổ biến nhưng rất bổ dưỡng. So với sữa bò, sữa dê có hàm lượng protein và chất béo cao hơn, lượng calo và vitamin B2 cao hơn. Các chất béo trong sữa dê được gọi là Medium Chain Triglycerides (MCT), giúp giảm cholesterol và tăng tốc độ trao đổi chất. Hàm lượng vitamin A cao trong sữa dê được cơ thể hấp thụ trực tiếp
Lượng vitamin B2 giúp kích thích sản xuất kháng thể, do đó duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Một cốc sữa dê cung cấp 327mg canxi.
  • 3. Sữa đậu nànhMột ly sữa đậu nành cung cấp tới 300mg canxi - Ảnh minh họa: Internet
Sữa đậu nành cũng có sẵn các loại không có chất béo, nguyên vị và có thêm hương vị, sữa đậu nành cũng được bổ sung chất xơ hoặc canxi. Sữa đậu nành chứa hàm lượng protein gần như tương đương với sữa bò, không có cholesterol và cung cấp lượng canxi tốt cho thai nhi và người mẹ
Hàm lượng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa giúp chống lại các bệnh tim mạch. Một ly sữa đậu nành cung cấp tới 300mg canxi.
  • 4. Sữa gạo
Sữa gạo chứa lượng carbohydrate nhiều gấp bốn lần so với sữa bò và không thực sự lý tưởng cho thai phụ mắc bệnh tiểu đường. Sữa gạo chứa hàm lượng vitamin B cao và hàm lượng chất béo thấp, giàu canxi, ít protein và có lượng chất chống oxy hóa cao
Hàm lượng vitamin B chống lại các bệnh trong cơ thể và làm cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Một cốc sữa gạo có thể cung cấp 293mg canxi.
  • 5. Sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân là lựa chọn thay thế tốt nhất cho những người không dung nạp với đường sữa hoặc đậu nành. không chứa cholesterol và chất béo bão hòa. Giàu chất xơ, axit folic, vitamin B và E, protein, canxi và sắt. Ít calo nhưng rất giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
Một cốc sữa hạnh nhân cung cấp 200mg canxi.
  • 6. Sữa yến mạch
Hàm lượng chất xơ cao trong sữa yến mạch ngăn ngừa táo bón khi mang thai, kiểm soát cảm giác thèm ăn, theo dõi lượng đường trong máu và giúp vận chuyển oxy đến các tế bào. Giàu vitamin A và B, các khoáng chất như kali, mangan và phốt pho

Hàm lượng protein nhiều hơn sữa hạnh nhân hoặc sữa gạo nhưng ít hơn sữa bò.
  • 7. Sữa đặcSữa đặc an toàn để tiêu thụ vì nó được làm từ sữa tiệt trùng - Ảnh minh họa: Internet
Đây là sữa bò mất nước, có thêm đường. Các đặc tính dinh dưỡng giống như sữa tươi nguyên chất hoặc sữa tách kem.
Sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong thai kỳ. Trang bị cho mình những kiến thức bổ ích và lựa chọn loại sữa phù hợp nhất là việc vô cùng cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh. Xem thêm các thực phẩm ngăn ngừa dị tật ở thai nhi: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/nhung-thuc-pham-ngan-ngua-di-tat-thai-nhi