Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

Bà bầu hay bị chóng mặt phải làm sao ?

Hầu như bà bầu nào cũng đã gặp qua tình trạng chóng mặt khi mang thai. Đặc biệt trong ba tháng đầu kì, tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn, khiến nhiều mẹ bầu rất mệt mỏi. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bệnh lý, hoặc do cơ thể phản ứng lại với thai nhi đang hình thành trong cơ thể mẹ. Cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Bà bầu hay bị chóng mặt phải làm sao ?

Bà bầu bị chóng mặt – Nguyên nhân


Trong thời kỳ đầu mang thai, bà bầu thường gặp các triệu chứng như váng đầu, buồn nôn, nôn, kiệt sức… Có nhiều nguyên nhân cho tình trạng này như:
  • Do sự thay đổi mạnh mẽ các hormone trong cơ thể ở thời kì mang thai. Progresteron được xem là gây ra triệu chứng này, có thể do giảm áp lực trong mạch máu, giảm huyết áp, gây chóng mặt. Sự dao động nồng độ hoóc-môn sẽ làm cho tình trạng đau đầu nặng nề hơn.
  • Bà bầu không uống đủ nước. Thiếu nước cũng có thể gây nên tình trạng chóng mặt do thay đổi áp lực máu.
  • Nghén làm bà bầu cảm thấy thấy đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, có người nôn quá nặng đến mức không dám ăn uống gì, thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau mỗi bữa ăn.
  • Nhiều thai phụ cảm thấy choáng váng khi bị ho, đi tiểu hoặc đi tiêu. Những tác động này có thể khiến bạn bị hạ huyết áp dẫn tới hoa mắt.
  • Tử cung phát triển cần phải cung cấp nhiều máu dẫn đến tình trạng huyết áp thấp, giảm lưu lượng máu lên tới não bộ và gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt. Khi đứng lên cũng dễ làm bà bầu bị chóng mặt. Sự phát triển của tử cung cũng sẽ tạo áp lực lên thành mạch, cũng là nguyên nhân gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt cho bà bầu. Tình trạng này xuất hiện nhiều hơn ở bà bầu hay nằm ngửa, vì trọng lượng của thai sẽ đặt hẳn lên thành mạch máu. Bà bầu bị giãn tĩnh mạch sẽ gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt nhiều hơn những bà bầu bình thường.
Vào cuối thời kỳ mang thai, dung lượng huyết tương tăng nhanh hơn tổng hợp gia tăng của huyết sắc tố và hồng cầu khiến máu bị loãng, tỉ lệ hồng cầu bị hạ thấp, thai phụ xuất hiện hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt nếu lượng sắt không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể. Khi thiếu máu nặng sẽ khiến hoạt động của đại não và tai trong bị trở ngại do không được cung cấp đủ máu và xuất hiện các triệu chứng như váng đầu, ù tai, mất thăng bằng, mất sức, sắc mặt tái xanh…xét nghiệm triple test và những điều mẹ bầu cần biết !
Chóng mặt có thể do hạ đường trong máu, nếu không ăn được gì thì dễ bị hơn.
  • Chức năng của tuyến vỏ thượng thận bị suy giảm, thiếu vitamin B6 và tâm lý sợ hãi cùng thúc đẩy phát sinh các phản ứng thời kỳ đầu mang thai, làm xuất hiện chóng mặt.
  • Tăng huyết áp, nước tiểu có abumin và phù thũng (phù chân voi) ở cuối thai kì. Tăng huyếp áp có thể dẫn đến chóng mặt, nặng đầu.
  • Chảy máu cuống rốn, tình trạng đông máu trong mạch máu.
  • Bà bầu bị chóng mặt – Cách phòng tránh
  • Tăng cường chế độ ăn uống, bồi dưỡng sức khoẻ, nhất là những bà bầu có thể trạng gầy yếu.

  • Ăn mỗi bữa cách nhau 3 đến 4 giờ một lần, để không bị hạ đường huyết. Uống nhiều nước lọc, nước trái cây. Không để cơ thể bị đói lả. Nên dự trữ đồ ăn vặt bên mình để tránh bị đói đến mức hạ đường huyết.
  • Nếu cảm giác bị choáng váng thì nên ngồi xuống, cúi đầu xuống giữa hai đầu gối
  • Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
  • Ngủ đủ 8 tiếng một ngày, không làm công việc nặng nhọc, nghỉ ngơi đúng chế độ trước khi đẻ ít nhất 1 tháng, về mùa rét cần mặc ấm, tránh lạnh đột ngột, tập vận động thư giãn nhẹ nhàng, phù hợp với bà bầu như đi bộ, yoga… giúp duy trì huyết áp ổn định.
  • Tránh những nơi ồn ào, kích động.
  • Bà bầu nên đi đứng chậm hơn, không nên ngồi bật dậy ra khỏi giường một cách đột ngột, tránh đứng dậy đột ngột khi đang ngồi. Nếu bị chóng mặt quá sức, nên nhanh chóng ngồi xuống cho đến khi ngừng cảm giác hoa mắt. Sau đó, bà bầu từ từ đứng dậy và đứng im một chỗ trong vòng ít phút.
  • Tránh tắm hơi khi mang thai.
  • Tránh nằm ngửa để không gặp tình trạng bào thai chèn lên các mạch máu lớn của mẹ, tạm thời ngăn cản hệ tuần hoàn.
  • Nếu chóng mặt xuất phát từ nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt thì cần bổ sắt mỗi ngày. Sau khi đẻ một số người do mất máu nhiều cũng có thể gây thiếu máu, váng đầu, ù tai. Thực hiện bổ sung sắt qua các hình thức sau.
  • Bổ sung sắt thông qua thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, tôm khô, nấm hương, vừng (mè), rau dền…
  • Bổ sung sắt từ thói quen ăn uống như giảm các chất ức chế hấp thu sắt như trà, cà phê, canxi…; tăng cường các chất có tác dụng thúc đẩy hấp thu sắt như nước cam, nước chanh, vitamin C…
  • Bổ sung bằng từ thuốc vì khi nhu cầu sắt tăng cao mà chế độ ăn hằng ngày không cung cấp đủ. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung liều thấp nhất có thể mà thôi. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để được bổ sung sắt từ thuốc đúng và đủ theo nhu cầu của mình.
  • Khám thai đều đặn để phát hiện các tình trạng bất thường.
  • Bất cứ khi nào thấy các dấu hiệu nguy hiểm như phù, tăng cân nhanh, mệt bất thường, hoa mắt chóng mặt, tiểu ít… thì cần đến gặp bác sĩ thăm khám ngay. Mẹ bầu cũng không được tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào dù là Đông y hay Tây y.
Chúc các mẹ bầu khỏe mạnh và tránh được chứng chóng mặt, váng đầu.
Đọc thêm: độ mờ da gáy khi nào cho kết quả chính xác nhất ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét