Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

Một vài thay đổi khi mang thai tuần 39

Bà bầu mang thai tuần 39 bắt đầu cảm thấy vùng xương chậu giãn rộng và những cơn co thắt sinh lý xảy ra dồn dập hơn. Bà bầu 2 tuần cuối cần tiến hành xác định vị trí ngôi thai để được hỗ trợ xoay đầu em bé nếu cần thiết.

Sự thay đổi khi mang thai tuần 39

1. Mang thai tuần 39 có gì đặc biệt?

Bà bầu tuần 39 thường cảm thấy mệt mỏi và hồi hộp chờ đợi đến ngày vượt cạn. Vùng bụng dưới của mẹ căng to vì bào thai đã lấp đầy vùng xương chậu. Tư thế đi đứng của thai phụ có thể đã thay đổi ít nhiều do trọng tâm cơ thể dồn về phía trước.
Cơ bắp tay và chân của em bé tuần 39 trở nên săn chắc hơn, móng chân và móng tay gần như hoàn thiện. Phần đầu của thai nhi đã lọt vào vùng xương chậu và sẵn sàng cùng mẹ vượt cạn.
Bà bầu 2 tuần cuối cần theo dõi sự thay đổi của cơ thể, cảnh giác với các dấu hiệu chuyển dạ, tuy nhiên không nên cảm thấy quá căng thẳng về điều này. Dấu hiệu chuyển dạ có thể đến sớm vào tuần thai thứ 39 hoặc sau một tuần nữa. Cơn gò chuyển dạ giả thường xuất hiện với tần suất dày đặc hơn và nặng nề hơn
Cơ bắp tay và chân của em bé tuần 39 trở nên săn chắc hơn, móng chân và móng tay gần như hoàn thiện

2. Cơ thể bà bầu tuần 39 thay đổi như thế nào?

Bà bầu tuần 39 thường gặp phải cơn gò chuyển dạ giả (hay cơn gò Braxton Hicks, cơn gò sinh lý). Để phân biệt với chuyển dạ thật, thai phụ có thể dựa vào những đặc điểm sau đây:
Các cơn đau chuyển dạ giả thường tập trung ở vùng bụng dưới và phần háng, trong khi cơn gò chuyển dạ thật hầu hết xuất hiện ở lưng dưới và có thể lan ra toàn bộ vùng bụng;
Chuyển dạ thật ngày càng trở nên nặng nề hơn qua thời gian và không biến mất khi sản phụ ăn, uống nước hay thay đổi tư thế.

Một dấu hiệu của chuyển dạ khác là vỡ túi nước ối. Hiện tượng này có khả năng xảy ra vào bất cứ lúc nào khi mang thai tuần 39. Phụ nữ mang thai giai đoạn này bị vỡ ối sẽ thấy nước ối trào ra thành dòng, trong khi một số thai phụ lại cảm thấy nước ối chảy ra ít và ổn định. Tuy nhiên, nhiều thai phụ có thể không có hiện tượng vỡ nước ối cho đến khi bắt đầu lâm bồn, thậm chí một số trường hợp phải nhờ bác sĩ kích thích làm vỡ túi ối.

Kích thích chuyển dạ được thực hiện khi cần cho em bé sinh sớm, đặc biệt là những trường hợp bác sĩ cảm thấy quan ngại về tình hình sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, hoặc nếu đã hai tuần sau ngày dự sinh mà mẹ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

3. Những triệu chứng thường gặp ở bà bầu mang thai tuần 39

Bà bầu mang thai tuần thư 39 có thể gặp nhiều vấn đề khó chịu

  • Cơn gò Braxton Hicks
Những cơn co thắt sinh lý Braxton Hicks xuất hiện ngày càng nhiều và nặng nề hơn khiến bà bầu tuần 39 cảm thấy khá khó chịu, nhất là những trường hợp đã từng mang thai trước đó.
Sự chuyển động của thai nhi
Không gian trong bụng mẹ dần trở nên chật chội hơn do kích thích em bé đã khá lớn. Vì vậy, bà bầu 2 tuần cuối thường chỉ cảm thấy những cử động nhẹ của thai nhi, thay vì những cú đạp nhiều và mạnh như các tuần trước đó.
  • Chứng ợ nóng và khó tiêu
Chứng ợ nóng trong tuần thai này có thể sẽ lên đến đỉnh điểm. Để khắc phục, thai phụ nên uống nước trước hoặc sau khi dùng bữa, hạn chế uống nước trong khi ăn.
  • Xuất huyết âm đạo
Dịch tiết từ âm đạo của thai phụ có thể bị nhuốm đỏ bởi màu máu (có khi là màu hơi hồng hoặc hơi nâu) do các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ. Đây là một dấu hiệu cho thấy cổ tử cung của bà bầu tuần 39 đang giãn và mở rộng ra, chuẩn bị cho quá trình sinh em bé.
  • Bong nút nhầy cổ tử cung
Trong suốt quá trình mang thai, nút nhầy cổ tử cung giúp bảo vệ màng ối và thai nhi trong tử cung tránh khỏi nguy cơ bị vi khuẩn tại âm đạo tấn công. Nút nhầy này trông giống như tinh dịch hay nước mũi, có màu trong suốt hoặc lẫn màu đỏ tươi của máu, đôi khi lại có màu nâu, đặc và dính. Hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung là báo hiệu em bé sắp chào đời.
  • Vỡ ối
Vỡ ối là một trong những dấu hiệu nguy cấp, cho thấy người mẹ mang thai sắp sửa sinh con. Túi ối vỡ ra thường kèm theo những cơn co thắt tử cung, gây ra hiện tượng đau bụng. Mỗi người có triệu chứng vỡ ối khác nhau, có người thấy xuất hiện dòng nước ối chảy nhiều, nhanh và mạnh tuôn ra từ đường âm đạo, có khi chỉ thấy nước ối rỉ ra khá ít. Đối với bà bầu mang thai 39 tuần, khả năng sinh con trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối là rất cao.
  • Tiêu chảy
Khi cơ thể bà bầu sẵn sàng để sinh con, các cơ bắp tại trực tràng có thể nới lỏng ra, dẫn đến việc đi tiêu ra phân lỏng.
  • Bệnh trĩ
Áp lực của thai nhi lên vùng chậu có thể khiến cho việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn và có nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ.
  • Đau vùng xương chậu
Phần đầu của em bé cũng như toàn bộ bào thai lọt vào vùng xương chậu, gây áp lực không nhỏ lên các cơ và dây chằng tại đây, dẫn đến đau.
  • Đau lưng
Chứng đau lưng khi mang thai có thể trầm trọng hơn trong những tuần cuối cùng của thai kỳ. Để khắc phục đau lưng, bà bầu tuần 39 có thể tắm bằng nước ấm hoặc đắp khăn ấm lên những vị trí đau.

4. Lời khuyên cho bà bầu tuần 39

Quan trọng nhất là mẹ bầu phải giữ cho tinh thần thoải mái

4.1. Giữ cho tâm trạng thoải mái

Mang thai tuần 39 là giai đoạn rất nhạy cảm đối với thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu không nên quá lo lắng, căng thẳng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe trong tuần thai này. Theo đó, bà bầu 2 tuần cuối nên chú trọng nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng vừa phải, quan trọng nhất là giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.

4.2. Hãy thử chăm sóc da mặt tại nhà

Một trong những phương pháp giúp bà bầu tuần 39 cảm thấy thư giãn trong khi chờ em bé “gõ cửa” là chăm sóc da mặt tại nhà. Dành thời gian mát xa cho da mặt, đắp mặt nạ, thoa kem dưỡng da, xông hơi mặt giúp cho bà bầu cảm thấy tự tin hơn để chào đón con yêu chào đời.

4.3. Ăn trong khi chuyển dạ

Những thai phụ có thể ăn uống trong quá trình chuyển dạ thường có thời gian chuyển dạ ngắn hơn từ 45 đến 90 phút. Chuyển dạ đối với hầu hết phụ nữ mang thai đều được xem là trải nghiệm khó khăn và cần nhiều năng lượng. Bà bầu chuyển dạ trong khi đói có thể ảnh hưởng đến khả năng rặn đẻ, khiến thai phụ nhanh xuống sức. Trong trường hợp này, người mẹ có thể ăn một số đồ ăn nhẹ để cung cấp thêm năng lượng của bạn và uống nước để bổ sung nước cho cơ thể.

4.4. Ngủ nghỉ

Cho dù cả ngày ngồi mong ngóng thì cũng không làm cho dấu hiệu chuyển dạ đến sớm hơn. Mặt khác, cơ thể bà bầu rất cần được nghỉ ngơi để ổn định sức khỏe. Do đó, bà bầu 2 tuần cuối nên chú trọng ngủ nghỉ vào những khoảng thời gian rảnh trong ngày.

4.5. Điều chỉnh ngôi thai của bé

Bà bầu tuần 39 cần thực hiện một số bài tập để hỗ trợ em bé xoay đầu, trong trường hợp thai nhi của mẹ đang là ngôi thai mông (hay ngôi ngược), nghĩa là mông thai nhi nằm hướng về phía âm hộ của mẹ, đầu thai lại nằm ở đáy tử cung, hướng về phía ngực mẹ. Ngôi mông sẽ khiến cho việc sinh nở gặp nhiều khó khăn. Để hỗ trợ em bé xoay về ngôi thuận, mẹ bầu có thể thực hiện nghiêng xương chậu, quỳ gối với hai đầu gối cách xa nhau và cúi xuống để ngực chạm mặt đất, đều đặn ba lần mỗi ngày.
Phụ nữ mang thai tuần 39 nên tìm hiểu các gói dịch vụ chăm sóc thai sản cho giai đoạn Chuyển dạ ở những bệnh viện uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ tốt nhất cho giai đoạn cực kỳ quan trọng này. Tham khảo gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại trung tâm gentis. Chi tiết tại đây: https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét