Viêm đường tiết niệu là bệnh hay gặp ở phụ nữ khi mang thai và có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thụ thai và quá trình mang thai. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !
Tại sao người có thai hay bị viêm đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn xảy ra khi các vi sinh vật bình thường ở ống tiêu hóa bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sản. Hầu hết các nhiễm khuẩn tiết niệu do vi khuẩn Escherichia coli từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo vốn rất ngắn của phụ nữ (chỉ 3-4cm), nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Từ đấy, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang.
Nếu nhiễm khuẩn này không được điều trị ngay, vi khuẩn có thể lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận - bể thận. Khi mang thai, bạn cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh đường tiết niệu. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bạn, mà còn có thể gây sinh non hoặc bé nhẹ cân.
Để vi khuẩn phát triển thì một trong những yếu tố thuận lợi hay gặp ở phụ nữ khi mang thai là sự ứ đọng nước tiểu, sự ứ đọng này xảy ra do khối lượng tử cung lớn lên chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận, hoặc do sự trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản. Chính vì vậy, mỗi lần đi khám thai tại bệnh viện, các sản phụ nên kết hợp làm xét nghiệm nước tiểu để phát hiện những viêm nhiễm bắt đầu xuất hiện trong đường tiết niệu để điều trị kịp thời, tránh để lâu sẽ gây biến chứng.
Một số thể nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ có thai:
- Thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng: thường các phụ nữ mang thai không có triệu chứng lâm sàng. Qua hai lần xét nghiệm nước tiểu riêng biệt thấy có tối thiểu 100.000 vi khuẩn trong 1ml nước tiểu. Thể bệnh này có thể gây biến chứng viêm thận - bể thận cấp với tỷ lệ khá cao nếu không được điều trị kịp thời.
- Thể viêm bàng quang: Đái buốt, đái rắt, có khi đái ra máu cuối bãi, có cảm giác nóng bỏng, rát khi đái, không sốt, người mệt mỏi khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận-bể thận cấp.sàng lọc trước sinh là gì ?
Uống nước đầy đủ (ít nhất là 1,5 lít nước/ngày) để phòng viêm đường tiết niệu
- Thể viêm thận-bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất, khởi phát thường đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ, sốt cao 39-40oC, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, hốc hác, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng bên (P) là triệu chứng hay gặp, có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục. Nếu không điều trị kịp thời thì viêm thận - bể thận cấp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Người mẹ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp...; thai nhi dễ bị suy thai, đẻ non... Bệnh cảnh này thường gặp trên người có tiền sử viêm thận-bể thận do sỏi, có viêm bàng quang do sỏi, hoặc dị dạng đường tiết niệu từ trước khi mang thai mà không biết nay mới có điều kiện bộc lộ ra ngoài.
- Suy thận cấp: Triệu chứng phù, tiểu ít, xét nghiệm có urê máu, creatinin trong huyết thanh tăng cao. Bệnh có thể gây sảy thai, bé nhẹ cân, non tháng hay thai chết lưu (tỷ lệ tử vong cao ở cả mẹ và bé). Nguyên nhân có thể do thận thiếu máu nuôi dưỡng, thường xảy ra trong trường hợp mẹ bị băng huyết, mất nước, rau bong non, nhiễm khuẩn huyết.
- Tăng huyết áp: triệu chứng huyết áp tăng trên 140/80 mmHg do thiếu máu cục bộ rau thai. Bệnh thường xuất hiện trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Điều trị dùng các thuốc ức chế trung ương giao cảm, chẹn bêta giao cảm. Bạn cũng nên ăn nhạt và dùng thuốc lợi tiểu không được khuyến cáo vì có nguy cơ gây thiếu máu rau thai, dễ gây đẻ non hoặc thai chết lưu. Lưu ý là bạn không nên dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn canxi;
- Tiền sản giật/ nhiễm độc thai nghén: Triệu chứng phù nhiều, tăng huyết áp và protein niệu nhiều. Thường gặp ở phụ nữ trẻ có thai lần đầu vào 3 tháng cuối thai kỳ. Sản giật với các cơn co giật toàn thân gây nhiều biến chứng, kể cả tử vong cho bạn và bé yêu. Nguyên nhân chính là do giảm cung lượng tim, thiếu máu cục bộ tử cung và rau thai;
- Đông máu trong lòng mạch: Triệu chứng đông máu rải rác trong lòng mạch. Nếu bạn bị tắc mạch máu, các tiểu cầu thận sẽ gây suy thận cấp nặng. Cùng với hội chứng HELLP (tan máu, tăng men gan, giảm tiểu cầu và suy thận), đông tắc mạch máu có nguy cơ tử vong cao. Điều trị là lọc máu liên tục chậm tĩnh mạch-tĩnh mạch;
Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, sản phụ có thể điều trị ngoại trú dưới sự theo dõi hướng dẫn của thầy thuốc sản khoa. Dùng kháng sinh loại không có hại hoặc ít cho thai. Sau đợt điều trị, sản phụ cần kiểm tra lại nước tiểu. Đối với thể viêm thận - bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực tại bệnh viện. Tại đây, sản phụ sẽ được thăm khám đầy đủ cả về tiết niệu và sản khoa, tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem thai nhi có bị ảnh hưởng gì không. Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.
Đi đôi với việc xử trí các triệu chứng về tiết niệu cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai... Nếu có nguy cơ dọa xảy thai thì cho thuốc chống co bóp tử cung. Vấn đề phòng bệnh, các phụ nữ mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần. Cần chú ý vệ sinh sinh dục hằng ngày, không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, khi đi đại tiện; khi vệ sinh vùng âm hộ - hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau. Ngoài ra uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu.
Để đề phòng những căn bệnh đường tiết niệu, bạn nên định kỳ khám thai (thử nước tiểu, đo huyết áp, cân thai phụ, siêu âm thai và nghe tim thai). Bạn có thể khám bất kỳ lúc nào bạn thấy bất thường, đặc biệt khi tiểu ít, đái buốt, đái rắt, người mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu.Giữ vệ sinh sinh dục hàng ngày. Vệ sinh vùng âm hộ - hậu môn từ trước ra sau.Không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, khi đi đại tiện. Ăn nhạt nếu thấy phù hoặc tăng huyết áp. Uống nước đầy đủ (ít nhất là 1,5 lít nước/ngày).
Đọc thêm: xét nghiệm double test là gì ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét