Đau họng trong khi mang thai gây nhiều khó khăn cho vấn đề xử trí, do phụ nữ mang thai phạm vi dùng thuốc có hạn. Vậy bạn xử trí với đau họng trong khi mang thai như thế nào để không ảnh hưởng đến mẹ và con? nipt gentis khám phá ngay nhé !
Cách xử trí tình trạng đau họng khi mang thai
Nguyên nhân đau họng trong thời kỳ mang thai
Virus cúm và bệnh cảm thông thường: Là những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau họng. Cả hai nguyên nhân này đều có các triệu chứng giống nhau - đau họng kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi, sốt, ho, ớn lạnh, đau nhức và cảm thấy mệt người. Đối với bệnh cúm, triệu chứng nặng hơn và đôi khi đi kèm với nôn mửa và tiêu chảy.
Nhiễm khuẩn do vi khuẩn: Nhiễm khuẩn do vi khuẩn Strepococcus, là một nguyên nhân thường gặp gây ra viêm họng do nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn streptococcus nhóm A xâm nhập vào amiđan và cổ họng gây viêm, đỏ, sốt, đau nhức, ớn lạnh, ăn mất ngon và buồn nôn. Có thể có sự hiện diện của các mảng màu xám hoặc trắng bên trong cổ họng. Để xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng họng, bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông lấy bệnh phẩm cổ họng để xét nghiệm.
Do nhiễm nấm: Nguyên nhân khác của đau họng trong thời kỳ mang thai là do nấm Candida albicans gây ra. Mặc dù bình thường nấm có thể có mặt trong miệng, nhưng chúng có thể phát triển dồi dào do sự thay đổi hormone và suy yếu hệ miễn dịch khi mang thai. Tổn thương có màu trắng có thể xuất hiện trong cổ họng và miệng. Các triệu chứng khác bao gồm đau, đỏ, nứt ở các góc của miệng, chảy máu nhẹ, mất vị giác và cảm giác bọt trong miệng.
Trào ngược dạ dày: Là acid từ dạ dày trào ngược lên vào thực quản thay vì vẫn lưu trong dạ dày. Nhiều phụ nữ mang thai bị tình trạng này, chủ yếu do hormon chính của thai kỳ được gọi là progesterone làm chậm hoạt động tiêu hóa. Cùng với áp lực của trẻ đang phát triển đè ép lên dạ dày ruột, thai phụ có nguy cơ cao bị trào ngược acid. Các triệu chứng thông thường nhất của chứng trào ngược dạ dày là cảm giác bỏng rát ở ngực hoặc cổ họng, ợ hơi, buồn nôn và khó nuốt.
Nhiễm trùng xoang: Nhiễm trùng xoang gây sưng và viêm xoang, làm cho chất nhầy trong xoang khó thoát ra. Viêm xoang trở nên khó chẩn đoán hơn trong thời kỳ mang thai, vì thật khó để phân biệt triệu chứng là do thay đổi hormon hay do nhiễm trùng thực sự. Các triệu chứng gồm dịch mũi màu xanh hoặc vàng, đau và nặng xung quanh mặt, khó thở bằng mũi, giảm vị giác, khứu giác thay đổi, ho khan, đau đầu, nhức tai, mệt mỏi và đau họng là những triệu chứng thông thường của tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng xoang.
Hội chứng chảy dịch mũi sau (Postnasal drip): Một thủ phạm khác gây đau cổ họng trong thời kỳ mang thai là chảy nước mũi sau, cảm giác khó chịu của chất nhầy tích tụ ở phía sau cổ họng. Điều này làm thai phụ phải khạc nhổ nhiều để làm sạch cổ họng và thường dẫn đến đau họng và ho mạn tính. xét nghiệm double test có thể phát hiện những bất thường gì khi mang thai .
Trà chanh mật ong làm giảm viêm họng.
Khi nào cần điều trị?
Trong hầu hết các trường hợp, phụ nữ mang thai thường thử các biện pháp điều trị tại nhà để làm giảm đau họng. Mặc dù hầu hết các phương pháp này đều có hiệu quả, nhưng hãy đến bác sĩ ngay nếu xảy ra bất kỳ trường hợp sau: Khó thở; Tiêu chảy hoặc nôn mửa; Có cơn hen suyễn; Ngủ gà hoặc yếu người; Sốt cao; Không thể nuốt thức ăn và nước do đau và sưng họng; Giảm chuyển động của thai nhi.
Xử trí đau họng trong thai kỳ không dùng thuốc
Dưới đây là một số cách xử trí không dùng thuốc an toàn nhưng vẫn hiệu quả để giảm nhẹ đau họng:
Trà mật ong: Ngậm trà chanh mật ong giúp bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm ngay lập tức. Đây là một kết hợp hoàn hảo, chanh giết chết vi khuẩn và loại bỏ chất nhầy trong khi mật ong làm giảm viêm cổ họng. Để làm trà mật ong, đổ nước nóng vào cốc và chỉ cần cho nước chanh và mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức.
Độ ẩm: Không khí khô, đặc biệt là trong mùa đông, có thể gây đau họng. Bổ sung độ ẩm trong không khí bằng cách sử dụng máy làm ẩm có thể làm giảm đau cổ họng của bạn một cách an toàn và nhẹ nhàng. Nếu không có một máy làm ẩm, hơi nước là một thay thế tuyệt vời và hiệu quả. Chỉ cần một nồi nước sôi và hít hơi nước từ nồi nước sôi sẽ làm giảm đau rát cổ họng.
Súc miệng nước muối: Đơn giản súc miệng nước muối có thể làm dịu cơn đau họng. Muối giúp làm dịu sự kích ứng trong khi nước làm ẩm họng. Thêm một thìa muối vào một ly nước ấm và súc miệng ít nhất một lần trong mỗi giờ.
Trà hoa cúc: Hoạt động như một chất giảm đau tự nhiên, vì nó giúp làm dịu sự kích ứng, làm giảm viêm và giết chết vi khuẩn.
Trà gừng: Trà gừng không chỉ là một cứu trợ tuyệt vời cho đau họng mà nó cũng làm giảm buồn nôn
Đọc thêm: hội chứng edwards là gì ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét