Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

Phụ nữ như thế nào nên lựa chọn đẻ thường

Sinh thường, hay sinh tự nhiên là cách phổ biến và lâu đời nhất để chào đón một em bé chào đời. Phương pháp này dựa trên quan điểm về thiên chức làm mẹ của người phụ nữ: họ có thể thụ thai, mang thai và sinh nở mà không cần máy móc hay sự trợ giúp kỹ thuật nào. Nhưng không phải người phụ nữ nào cũng có khả năng sinh thường. Vậy điều kiện để mẹ bầu có thể sinh thường là gì cùng nipt illumina gentis tìm hiểu ngay nhé !

Thể trạng của phụ nữ như thế nào nên đẻ thường

Ưu điểm của sinh con đường âm đạo (sinh thường)

Người mẹ chọn phương pháp sinh thường sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị sinh nở, có thể thoải mái đi lại và trong thời gian này mẹ cũng sẽ có cơ hội cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể mình khi em bé sắp chào đời.

Thêm nữa, khi sinh thường, người mẹ cũng sẽ không phải lo sẽ bị ảnh hưởng của các loại thuốc gây tê, thuốc kháng sinh khiến mẹ mất cảm giác và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Một ưu điểm tuyệt vời nữa với những mẹ sinh mổ là nguồn sữa sẽ về rất sớm. Quá trình sinh thường diễn ra tự nhiên khiến cơ thể sẽ nhận biết được những tín hiệu bé chào đời và từ đó nguồn sữa cũng có nhiệm vụ tiết ra để phục vụ em bé. Sau sinh thường, người mẹ cũng nhanh chóng phục hồi sức khỏe và có sức lực để chăm con. Người mẹ cũng ăn uống thoải mái và vận động dễ dàng hơn. chọc ối là gì ? và có vai trò quan trọng thế nào với các mẹ bầu !
Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Thể trạng giúp người mẹ có thể sinh thường suôn sẻ

- Những người mẹ có chiều cao từ 1m50 trở lên, khung chậu và âm đạo rộng rãi đây là điều kiện thuận lợi để thai có thể lọt được dễ dàng khi sinh nở.
- Những người phụ nữ muốn sinh thường cần phải có sức khỏe tốt, không mắc bệnh lý về tim mạch huyết áp, thể trạng mạnh khỏe trong suốt thời gian mang thai.
- Ngoài ra người mẹ cũng cần có những yếu tố khác để việc sinh thường được thuận lợi như: Mang thai đơn (1 thai), không bị chảy máu trong suốt thời gian mang thai, tuổi của người mẹ không quá 35 tuổi.
  • Tiền sử tốt: không có tiền sử khó sinh và mổ đẻ ở những lần mang thai trước. Những lần sinh trước không có tiền sử bị băng huyết hay nhiễm khuẩn.
  • Không có trục trặc trong suốt thai kỳ: Không có các dấu hiệu suy thai như nhịp tim thai quá nhanh hoặc chậm, thai nhi trong bụng mẹ không bị thiếu oxy, thai nhi có kích thước không quá to, tuổi thai không quá 42 tuần 
  • Cơn co tử cung trong chuyển dạ tốt: Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ đẻ. Nếu không có cơn co tử cung thì cuộc chuyển dạ đẻ không xảy ra. Rối loạn co bóp kéo tử cung có thể gây chuyển dạ kéo dài hoặc gây tai biến cho mẹ và thai nhi. Vì vậy cơn co tốt sẽ là yếu tố giúp người mẹ có thể sinh thường được suôn sẻ hơn
  • Cổ tử cung mềm mại: Cổ tử cung là bộ phận nối buồng tử cung với âm đạo và có vai trò quan trọng trong thai kỳ và sinh nở. Trong suốt thời gian mang thai, cổ tử cung khép chặt và được khoá kín bởi nút nhầy, giữ cho buồng tử cung kín và vô trùng, bảo đảm cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Trong đó khả năng giãn nở, phát triển của cổ tử cung để thích nghi với sự phát triển của thai là rất quan trọng. Cổ tử cung mềm mại ( không bị xơ cứng, bị tổn thương hay viêm nhiễm) thì mới có thể dễ mở để thai ra ngoài.
Quá trình sinh con là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, là kết quả tất yếu sau gần 10 tháng mang thai. Đa số sản phụ đều trải qua quá trình này một cách thuận lợi, nhưng cũng có một số ít sản phụ do những nguyên nhân khác nhau mà gây ra sinh khó. Vì vậy mẹ bầu cần chú ý những điều kiện có thể sinh thường để quá trình sinh con được diễn ra thuận lợi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét