Trong suốt thai kỳ, các mẹ thường được nhắc nhở nên cẩn thận trong việc đi lại để tránh xảy ra các rủi ro. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không may bị ngã đập mông xuống đất khi mang thai khiến bà bầu lo lắng liệu có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng hay không? Và lúc này nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và em bé? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của sang loc nipt gentis để có cách xử lý thích hợp nhất mẹ nhé.
Mẹ bị ngã đập mông xuống đất cần xét nghiệm gì ?
Tại sao bà bầu dễ bị ngã đập mông xuống đất khi mang thai? Phụ nữ bị ngã đập mông xuống đất khi mang thai do các nguyên nhân sau:
Trọng lượng cơ thể tăng Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, thai nhi ngày càng lớn dần, cơ thể mẹ sẽ bắt đầu thấy “vướng víu” hơn trước. Lúc này, phần lớn cân nặng tập trung về quanh vùng bụng, việc giữ cân bằng sẽ không còn linh hoạt như cũ và khi đi mẹ bầu sẽ có xu hướng ngả về phía sau để giữ thăng bằng.
Các khớp xương lỏng lẻo
Xương khớp lỏng lẻo khiến mẹ dễ té ngã
Nguyên nhân tiếp theo khiến bà bầu dễ bị ngã đập mông xuống đất khi mang thai đến từ việc các khớp xương trở nên lỏng lẻo, mềm hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới. Chính vì vậy, khi mang thai thai phụ không nên quá tin tưởng vào đôi chân của mình vì chúng không còn vững chắc, sẽ dễ té ngã nếu như bất cẩn.
Huyết áp bà bầu không ổn định Khi có em bé, lượng đường huyết trong máu, huyết áp của mẹ có sự dao động không đều và có thể khiến bà bầu hay chóng mặt bất chợt. Đặc biệt khi mới ngồi dậy hoặc đang nằm mà đứng lên, mẹ sẽ thấy hoa mắt dẫn đến những cú ngã nghiêm trọng.
Ngoài các yếu tố trên, ảnh hưởng từ môi trường xung quanh như nền nhà trơn trượt, ẩm ướt, đồ vật cản chân… cũng đều có thể khiến mẹ trở tay không kịp và bị té ngã dập mông.
Bà bầu bị ngã đập mông có nguy hiểm không?
Tùy theo mức độ té ngã vào từng giai đoạn mang thai mà bác sĩ sẽ đưa ra các đánh giá cụ thể về sự nguy hiểm cho mẹ và thai nhi:
Trong giai đoạn 3 tháng đầu
3 tháng đầu mẹ té ngã sẽ ít bị ảnh hưởng hơn
Thời điểm này thai nhi được bảo vệ trong khoang chậu của mẹ, nếu mẹ bị té dập mông thì những tổn thương vẫn khá thấp, em bé tương đối an toàn.
Tuy nhiên, với những trường hợp mẹ té mà những tổn thương nghiêm trọng liên quan đến xương chậu thì nguy cơ sảy thai khá cao.
3 tháng giữa và cuối
Giai đoạn này bụng mẹ đã nhô dần lên, nếu mẹ bầu bị ngã dập mông thì một lực tác động lên tử cung có thể gây ra khả năng rách thai sớm, ảnh hưởng nguy hiểm đến mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần hết sức chú ý khi đi lại trong thời điểm này. Đặc biệt, độ tuổi mang thai càng cao trên 35 tuổi thì mức độ tổn thương tăng lại tăng lên nhiều lần. Đo độ mờ da gáy thai nhi tuần thai bao nhiêu ?
Bà bầu té đập mông cần kiểm tra những gì? Nếu chẳng may bị ngã đập mông xuống đất khi mang thai, mẹ thấy xuất hiện các dấu hiệu như sau thì cần đi khám ngay lập tức:
- Chảy máu, rách màng nhầy, dịch tứa ra từ âm đạo.
- Đau bụng trầm trọng.
Những tổn thương nghiêm trọng hoặc gãy xương khiến mẹ không thể cử động được.Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe của em bé bao gồm:
Thử nghiệm non-stress test
Để tiến hành thử nghiệm non-stress test phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Đây là một trong những thử nghiệm đầu tiên bằng thiết bị kiểm tra để đánh giá, quan sát thai nhi có đang ổn định hay không và đánh dấu lại các chuyển động của bé. Thử nghiệm này được tiến hành ở phòng làm việc của bác sĩ và khá dễ thực hiện.
Siêu âm
Mẹ nên đi siêu âm kiểm tra ngay sau khi bị té ngã
Siêu âm được tiến hành ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ để đánh giá xem tổn thương đến em bé hoặc tử cung của mẹ hay không. Đồng thời nó cũng cần thực hiện nhắc lại để bác sĩ quan sát các tổn thương này đã lành lặn chưa. Mẹ nên đi đến khoa sản siêu âm ngay sau khi vừa xảy ra tai nạn té ngã.
Lưu ý giúp hạn chế tình trạng té ngã đập mông khi mang thai Như những thông tin nêu trên, có thể thấy, việc bị ngã đập mông xuống đất khi mang thai dù vào khoảng thời gian nào cũng đều ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi và mẹ bầu. Do đó, để hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra, mẹ nên chú ý một số điều sau:
- Luôn bật đèn hoặc duy trì ánh sáng trong nhà để thuận tiện cho việc di chuyển và hoạt động.
- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, tránh vứt đồ đạc linh tinh như dây điện, thảm nhà khiến mẹ bầu dễ vấp té.
- Mẹ bầu nên lựa chọn giày dép đế thấp, chống trơn trượt, đồng thời hạn chế đi chân trần, hoặc chỉ đi tất sẽ làm giảm đi độ ma sát mễ dễ té hơn.
- Hạn chế đi lại, di chuyển khi mang thai đặc biệt trong mùa mưa, ẩm ướt. Khi đi lên xuống cầu thang mẹ nên vịn tay bám cẩn thận.Bị ngã dập mông xuống đất khi mang thai là điều không mẹ nào mong muốn, vì vậy các chị em nên hết sức cẩn thận trong suốt thai kỳ nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét