Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Sinh mổ và 4 điều bà bầu cần biết

Dù sinh thường hay sinh mổ thì mẹ cũng cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin để sẵn sàng bước vào hành trình vượt cạn đón con yêu chào đời. Dưới đây là tổng hợp 4 câu hỏi thường gặp nhất của mẹ bầu trước khi bước vào cuộc sinh mổ. Cùng gentis tìm hiểu để có hành trang tốt nhất cho công cuộc này nhé!

Sinh mổ và 4 điều mẹ bầu cần biết

SINH MỔ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM KHÔNG?

Đây có lẽ là băn khoăn của rất nhiều các mẹ bầu trước khi bước vào cuộc sinh. Hiện nay hầu hết các bệnh viện đều áp dụng bảo hiểm cho phụ nữ trong quá trình sinh nở bao gồm cả sinh thường và sinh mổ tùy theo đó là bảo hiểm đúng tuyến hay trái tuyến.
Mẹ sinh mổ vẫn được hưởng bảo hiểm
 “Việc áp dụng bảo hiểm, bảo lãnh cho mẹ bầu đi sinh là một trong những điều cần thiết. Các bệnh viện cần tạo điều kiện tốt nhất để các mẹ bầu bước vào cuộc sinh với tâm lý thoải mái nhất.”

SINH MỔ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE?

Ngày nay xu hướng các mẹ lựa chọn mổ đẻ chủ động ngày càng tăng lên nhưng mẹ có biết nó để lại khá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ? Trong đó có thể kể đến như:
Kéo dài thời gian nằm viện và hồi phục: Nếu như đẻ thường mẹ chỉ cần nằm viện 1 đến 2 ngày và chỉ mất khoảng 1 tuần là có thể hồi phục sức khỏe thì mẹ đẻ mổ sẽ phải nằm viện ít nhất từ 3 đến 7 ngày và có khi mất đến 2 tuần – 1 tháng để ổn định về sức khỏe, đặc biệt là việc chăm sóc vết mổ sau sinh. Bên cạnh đó, khi sinh mổ mẹ sẽ mất một lượng máu khá lớn nên cần thời gian hồi phục để bù đắp lại lượng máu đã mất đi và hồi phục sức khỏe cho mẹ.
Nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác: Trong trường hợp mẹ mổ đẻ tại những nơi không có uy tín, trang thiết bị và bác sĩ không đáp ứng đủ điều kiện cho một ca mổ đẻ an toàn thì việc nhiễm trùng vết mổ hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan khác là rất cao.
Sinh mổ để lại nhiều nguy cơ và biến chứng hơn so với sinh thường
Sử dụng thuốc ảnh hưởng đến mẹ và bé: Mẹ sinh mổ sẽ phải sử dụng thuốc gây tế (gây mê) và thuốc kháng sinh, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và kéo dài thời gian cho con bú.
Một số nguy cơ khác: Nguy cơ sinh mổ lần tiếp theo là rất cao, tăng các biến chứng mang thai lần sau, tăng nguy cơ mắc bệnh nội mạc tử cung,….
Để hạn chế những hậu quả, biến chứng của phương pháp sinh mổ thì việc quan trọng nhất bạn cần làm là lựa chọn bệnh viện uy tín với chế độ chăm sóc chu đáo cả trước và sau sinh. Tham khảo : gói xét nghiệm dị tật trước sinh uy tín

SINH MỔ CÓ BỊ SA TỬ CUNG KHÔNG?

Một tin vui cho những mẹ sinh mổ đó là với phương pháp sinh này em bé sẽ không đi qua đường âm đạo nên vùng kín ít bị tổn thương kéo theo vùng xương chậu và dây chằng không bị co giãn nhiều, điều này giúp tử cung không bị sa xuống.
Thông thường sinh mổ ít bị sa tử cung
Theo đó cần chú ý một số điều dưới đây:
  • Hạn chế nằm nhiều, mẹ sau sinh mổ 1 ngày cần tập ngồi và tập đi lại nhẹ nhàng.
  • Tuyệt đối không bê vác hay lao động nặng và hạn chế ngồi xổm.
  • Bổ sung đầy đủ sinh dưỡng, đặc biệt ăn nhiều rau củ quả, không ăn nhiều một món hoặc kiêng nhiều món.
  • Uống đủ 2 lít nước/ ngày
  • Không nhịn tiểu sau sinh
Cho con bú sớm nhất có thể, điều này mẹ có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ để kích thích tuyến sữa hoạt động.

SINH MỔ CÓ CHO CON BÚ ĐƯỢC KHÔNG?

Sinh mổ làm chậm thời gian nuôi con bằng sữa mẹ bởi mẹ vẫn bị ảnh hưởng của thuốc gây tê, thuốc kháng sinh giảm đau,…

Sinh mổ làm chậm thời gian tạo sữa

Các cơn đau sẽ ảnh hưởng đến việc cho con bú: Các cơn đau tại vết mổ sẽ khiến việc cho con bú gặp khó khăn hơn rất nhiều. Theo đó mẹ nên theo tư thế nằm nghiêng hoặc ngồi để cho con bú, nếu ngồi thì cần có chiếc ngồi mềm đặt vào để bảo vệ vết mổ.
Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho con bú sau sinh mổ
Một số lời khuyên cho mẹ:
Cho con bú càng sớm càng tốt và cho con bú thường xuyên
Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau tránh ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh
Chọn tư thế ngồi cho con bú thoải mái nhất
Sử dụng máy hút sữa
Trên đây là một số thông tin hữu ích cho mẹ về việc sinh mổ để mẹ sẵn sàng hành trang cho công cuộc vượt cạn. Sinh con là điều thiêng liêng và tuyệt vời mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng muốn trải qua ít nhất một lần trong đời. Nếu mẹ còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì về các xét nghiệm trước sinh thì có thể liên hệ tới tổng đài 18002010 để được hỗ trợ miễn phí hoặc truy cập tại website: https://nipt.com.vn/danh-cho-me

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét