Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

Đau đầu chóng mặt khi mang thai cần phải làm gì ?

Đau đầu khi mang thai là một hiện tượng không hiếm gặp ở chị em trong thời kỳ thai sản. Đây liệu có phải là một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về biểu hiện bị đau đầu khi mang thai của chị em nhé.

Đau đầu chóng mặt khi mang thai cần làm gì ?

Trong khi mang thai, chị em thường xuất hiện những biểu hiện “lạ” trong cơ thể. Vì vậy không có gì quá bất ngờ nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc chóng mặt trong khi mang thai. Thời kỳ này, cơ thể bạn có những sự thay đổi lớn như: nhịp tim tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ.
Đau đầu khi mang thai là một biểu hiện hết sức bình thường ở chị em trong thời kỳ thai sản
Thông thường, khi mang thai hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác choáng váng hay hơi chóng mặt. Đừng quá lo lắng vì đó chỉ là những biểu hiện thay đổi tạm thời không phải là biến chứng nguy hiểm thời kỳ thai sản.
Các mẹ bầu thậm chí còn gặp phải những cơn đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối cùng
Tuy nhiên nếu hiện tượng đau đầu khi mang thai diễn ra thường xuyên, kéo dài và kèm thêm một vài triệu chứng khác thì đó có thể là dấu hiệu không tốt cho sức khỏe của chị em. Khi đó bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra sức khỏe thai sản.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU ĐẦU CHÓNG MẶT KHI MANG THAI

Khi mang thai, nhiều yếu tố nội tiết trong cơ thể bị thai đổi do sự có mặt của thai nhi. Mỗi người phụ nữ sẽ có những biểu hiện khác nhau trong quá trình thai sản của mình. Hiện tượng đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu thường là phổ biến nhất cùng với những biểu hiện nghén ban đầu. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên hiện tượng trên:
  • Thai phụ đứng lên ngồi xuống quá nhanh
Khi bạn ngồi, máu dồn lại ở phần dưới cơ thể. Khi bạn đứng lên đột ngột, lượng máu trở về tim sẽ không đủ và kết quả là, huyết áp của bạn giảm xuống nhanh chóng gây ra cảm giác choáng hoặc hoa mắt. Điều này cũng có thể xảy ra ở những người không mang thai.
  • Thai phụ nằm ngửa
Trên thực tế, khoảng 8% phụ nữ mang thai ở giai đoạn hai và ba mắc phải một tình trạng gọi là hội chứng hạ huyết áp khi nằm ngửa: Khi nằm ngửa, nhịp tim tăng, huyết áp giảm, và cảm thấy bồn chồn, hoa mắt, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí. Do đó chứng đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa thường xuyên xảy ra đối với các chị em. Chia sẻ tầm quan trọng của khám thai tuần 22.
  • Thai phụ không ăn uống đủ chất
Thời kỳ mang thai cơ thể cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Nếu mẹ bầu không ăn uống đủ chất dinh dưỡng trong thời gian này sẽ có thể bị hạ đường huyết, khiến bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Khi thiếu máu, chị em có thể gặp vấn đề đau đầu, chóng mặt khi mang thai
  • Thai phụ thiếu máu
Nếu bị thiếu máu, lượng oxy tới não và các cơ quan khác giảm, có thể làm cho bạn có cảm giác hoa mắt, choáng váng.
  • Thai phụ cảm thấy nóng quá
Thông thường trong quá trình mang thai, thân nhiệt của mẹ bầu tăng cao nên hay có cảm giác nóng. Nếu ở trong một căn phòng quá chật hoặc bí bách hay tắm nóng lâu có thể làm cho các mạch máu của mẹ giãn ra, gây hạ huyết áp và gây ra triệu chứng đau đầu, chóng mặt.
Cho dù bất kỳ nguyên nhân nào trong các nguyên nhân trên, thì mẹ bầu vẫn nên nằm xuống ngay khi cảm thấy đau đầu chóng mặt khi mang thai để bạn không ngã và bị đau. Nếu không thể nằm xuống lúc đó, hãy ngồi xuống và cố gắng đặt đầu giữa hai đầu gối của bạn. Nếu bạn còn đang “dở tay” với một việc gì đó thì tốt nhất hãy nên dừng lại nếu không muốn tình trạng này gây kéo dài và có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn nhé.

ĐAU ĐẦU KHI MANG THAI KHI NÀO NÊN GỌI CHO BÁC SĨ

Cảm thấy đau đầu khi mang thai do những tác nhân bên ngoài như: nóng, đói, hoặc đứng dậy quá nhanh có thể chỉ là hiện tượng bình thường trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra và gây cản trở về sức khỏe cũng như sinh hoạt của bạn thì bạn nên chia sẻ với các bác sĩ trực tiếp khám thai cho bạn.
Thời gian đầu trong thai kỳ, đau bụng kèm theo chóng mặt có thể là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung
Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị chóng mặt kèm theo những triệu chứng như: nhức đầu nặng, mắt mờ, líu lưỡi, đánh trống ngực, tê liệt, ngứa ran, chảy máu, hoặc bị ngất lịm… do đây có thể là một dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Bị đau đầu khi mang thai là hiện tượng không hiếm gặp ở chị em đang trong thời kỳ thai sản. Tuy nhiên nếu chủ quan mẹ bầu có thể bỏ qua những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe thai sản.
Xem nhiều hơn những kiến thức mang thai và các gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại đây: https://nipt.com.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét