Dị tật thai nhi là nỗi ám ảnh đối với các mẹ bầu, là nỗi đau kéo dài đối với hàng vạn gia đình. Hiểu được những yếu tố gây dị tật thai nhi sẽ giúp chúng ta chủ động phòng tránh và sàng lọc sớm nhằm chủ động sinh ra những em bé khỏe mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này hãy cùng chúng tôi điểm mặt các nguyên nhân gây ra dị tật thai nhi phổ biến nhất hiện nay nhé!>> xét nghiệm quốc tế gentis
Nhân tố nào dẫn đến dị dạng thai nhi thường gặp nhất?
Dị tật thai nhi – Niềm đau di truyền kéo dài theo năm tháng
Trẻ bị dị tật sinh ra gặp nhiều khó khăn để phát triển cũng như hòa nhập với xã hội.
Mang thai 9 tháng 10 ngày, mẹ chỉ mong sinh con khỏe mạnh, bình an. Thế nhưng, thực tế có tới 2 – 3% trẻ em sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh. Nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh thì có nhiều nhưng không thể phủ nhận rằng trẻ mắc các dị tật bẩm sinh sẽ chịu nhiều thiệt thòi, gia đình các em cũng chịu nhiều khó khăn về kinh tế do quá trình chữa trị là cả cuộc đời
Một số dị tật bẩm sinh thường gặp như:
Bệnh Down
Bệnh Edwards
Kém phát triển về trí tuệ
Suy nhược, kém phát triển về thể chất
Rối loạn giới tính, hạn chế khả năng phát dục
Hở hàm ếch, sứt môi
Tim bẩm sinh
Dị tật ống thần kinh
Dị tật cơ thể, dị tật bộ phận sinh dục
Tuy đa phần không thể chữa trị được và những người mắc bệnh này phải sống với chứng bệnh này cả đời nhưng hầu hết các chứng bệnh này đều có thể phát hiện sớm thông qua việc siêu âm hình thái cũng như sàng lọc trước sinh bằng nhiều biện pháp. Siêu âm và sàng lọc trước sinh là điều cần thiết để các bậc cha mẹ chủ động sinh ra những đứa con khỏe mạnh, hạn chế tối đa vấn đề sinh trẻ mắc các dị tật bẩm sinh.
Điểm mặt những yếu tố gây dị tật thai nhi thường gặp
Gene di truyền.>> Gói xét nghiệm NIPT
Gene di truyền là một trong những yếu tố gây dị tật thai nhi thường gặp.
Gene di truyền là một trong những yếu tố gây dị tật thai nhi phổ biến nhất hiện nay. Thông thường, mỗi chúng ta đều được thừa hưởng gene di truyền từ cha mẹ. Mỗi người sẽ được nhận một nửa gene di truyền từ cha và một nửa gene di truyền từ mẹ. Do đó nếu cha mẹ mắc các chứng bệnh di truyền/mang gene ẩn các căn bệnh này thì các đứa con sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh.
Những bất thường về gene di truyền sẽ khiến cho mẹ bầu gặp phải tình trạng thai lưu không rõ nguyên nhân, sảy thai nhiều lần, sinh non hoặc trẻ sinh ra khó qua khỏi những tháng đầu tiên.
Yếu tố di truyền còn ảnh hưởng tới dị tật bẩm sinh ở thai nhi khi bố mẹ chúng có quan hệ huyết thống gần. Kết hôn gần còn làm tăng gấp độ tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong, làm phổ biến các chứng bệnh di truyền hiếm gặp,….
Kinh tế và điều kiện sống
Thực tế, càng ở các nước kém phát triển thì tỉ lệ sinh con mắc các dị tật bẩm sinh lại càng cao.
Có một sự thật ít người biết, ở các quốc gia kém phát triển và đang phát triển, tỉ lệ trẻ sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh cao hơn. Theo thống kê, có tới 94% trẻ sinh ra mắc dị tật bẩm sinh là ở các nước này. Hiểu đơn giản, thu nhập hạn chế sẽ khiến các bậc cha mẹ khó có điều kiện tiếp cận với các thực phẩm giàu dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu cũng như các sàng lọc trước sinh cần thiết vốn có thể giúp họ sàng lọc và phát hiện sớm dị tật thai nhi ở những tuần đầu.
Mẹ bầu cao tuổi
Theo nghiên cứu, độ tuổi sinh sản tốt nhất của phụ nữ là từ 25 đến 28. Phụ nữ sinh con ở độ tuổi càng cao càng có nhiều nguy cơ sinh con mắc các dị tật bẩm sinh. Thực tế dị tật bẩm sinh có tỉ lệ xuất hiện ở mẹ bầu 40 tuổi là 1:400.
Mặc dù đàn ông có khả năng sinh tinh khi tuổi cao, nhưng tuổi càng cao thì khả năng xuất hiện các tinh trùng bị lỗi cũng càng lớn. Do đó, đàn ông sinh con tuổi 40 có tỉ lệ sinh con dị tật bẩm sinh, tự kỷ, suy yếu não,…cao gấp gần 6 lần những người sinh con trong độ tuổi 30.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, ở cả đàn ông và phụ nữ, khi tuổi càng cao thì trứng và tinh trùng càng dễ gặp lỗi trong quá trình phân chia tế bào dẫn tới nhiều hội chứng di truyền thường gặp.
Ngoài những nguyên nhân gây dị tật thai nhi phổ biến trên, thì còn những yếu tố gây dị tật thai nhi khác như: tiếp xúc môi trường có hóa chất, mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm trong quá trình mang thai, mẹ bầu không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong thai kỳ, mẹ bầu uống thuốc không có chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu chụp x-quang khi đang mang thai,….
Dinh dưỡng trong quá trình mang thai cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc sinh con có mắc dị tật bẩm sinh hay không.
Dị tật thai nhi nguyên nhân hay tại sao thai nhi bị dị tật bẩm sinh vốn là nỗi lo lắng của bạn khi đang mang bầu? Đừng lo nghĩ! Bạn hoàn toàn có thể sàng lọc và phát hiện sớm các hội chứng dị tật thai nhi phổ biến bằng cách sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – Illumina. Xét nghiệm sử dụng mẫu máu người mẹ, với độ chính xác lên đến 99,97% đối với hội chứng Down. Hiện xét nghiệm đã được chuyển giao và hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại Việt Nam với đội ngũ chuyên gia GENTIS. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn miễn phí của GENTIS: 1800.2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét