Bệnh tay chân miệng định nghĩa là 1 căn bệnh truyền nhiễm, dễ bùng phát thành dịch lớn và thường bắt gặp ở trẻ em. Trường hợp không được chữa kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ có nguy cơ hậu quả nguy hiểm. ≫> xét nghiệm adn ở đâu
Khám phá phác đồ trị tay chân miệng mới nhất
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh có thể dễ dàng lây lan qua đường không khí và bùng phát thành dịch lớn vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
Dấu hiệu chính của bệnh là tổn thương da dưới dạng phỏng nước ở các vị trí như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, cơ quan sinh dục. Bệnh có thể thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp do điều trị sai cách đã dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
Ai là đối tượng chính dễ bị nhiễm bệnh?
Bệnh tay chân miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng dễ mắc bệnh nhất chính là trẻ em dưới 5 tuổi. Môi trường mẫu giáo, nhà trẻ chính là nơi tập trung các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh. Đặc biệt trong thời điểm bệnh dịch. Là trong các đợt bùng phát. Bởi nguyên nhân lây bệnh chủ yếu là qua đường tiêu hoá. Mà nguồn lây chính là từ nước bọt, các nốt phỏng nước, phân của trẻ bị nhiễm bệnh.
Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng mới nhất năm 2018
Bệnh tay chân miệng được chia thành 4 cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ sẽ có những phương pháp điều trị cụ thể và phù hợp. Tuy rằng hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng nhưng bạn vẫn có thể tham khảo và thực hiện theo phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng mới dưới đây:
Cấp độ 1
Sau thời gian ủ bệnh là 3-5 ngày, bệnh sẽ bắt đầu có những triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy. Đây là cấp độ nhẹ nhất nên bạn có thể tự điều trị tại nhà để nghỉ ngơi. Bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo độ tuổi, cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ còn bú thì tiếp tục cho bú sữa mẹ. Với những trẻ lớn hơn nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa nhiều vitamin A,C và kẽm để tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó có thể cho người bệnh dùng Paracetamol liều 10 mg - 15 mg/kg/lần để giảm đau hạ sốt. Đồng thời chú ý vệ sinh răng miệng, cho trẻ nghỉ ngơi và tránh tiếp túc với môi trường bên ngoài. Tới tái khám sau 2 ngày đầu của bệnh.
Cấp độ 2
Ở giai đoạn này người bệnh sẽ có những triệu chứng như: loét niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân có bọng nước, không đau, không ngứa, các nốt phỏng có thể bị vỡ ra dẫn đến bội nhiễm, trẻ sốt cao trên 39 độ C kèm các biểu hiện co giật, run chi, hôn mê… Trong trường hợp này bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời nhằm giúp xử lí kịp thời những biến chứng có thể sảy ra. Trường hợp trẻ sốt cao, loại thuốc paracetamol có thể sẽ không còn tác dụng hiệu quả. Do đó có thể sử dụng kết hợp thêm ibuprofen 5-10 mg/kg/lần hoặc Phenobarbital 5 - 7 mg/kg/ngày, uống khi trẻ quấy khóc. Tất cả các loại thuốc trên đều phải có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua về sử dụng. Bên cạnh đó cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. ≫> dịch vụ xét nghiệm adn
Cấp độ 3
Đây là giai đoạn biến chứng của bệnh tay chân miệng, trẻ có biểu hiện của tình trạng suy hô hấp, yếu tứ chi, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch. Lúc này người bệnh cần được tiến hành theo dõi và điều trị tại bệnh viện để có thể xử lý kịp thời các biến chứng nguy hiểm, giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc duy trì lối sống và sinh hoạt sạch sẽ, khoa học cho con mình bằng cách như sau:
Cần duy trì thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Không gian sống cần sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, nhất là khu vực sinh hoạt chung như phòng khách, sàn nhà, tay nắm cửa, cầu thang…
Các loại đồ chơi, bát đũa, quần áo chăn màn của trẻ cũng cần được vệ sinh thường xuyên bằng nước sôi hoặc dung dịch sát khuẩn Cloramin B 2% để tiêu diệt mầm bệnh trước khi chúng sinh sôi và phát triển.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ có khả năng đề kháng tốt với những loại vi khuẩn virus gây bệnh. Do đó, việc bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả trong mỗi bữa ăn là điều cần thiết.
Tay chân miệng là bệnh dễ lây nhiễm, do đó bạn nên cho trẻ cách li với mầm bệnh, đeo khẩu trang khi ra ngoài và có thể cho trẻ nghỉ học nếu cần.
Cha mẹ cũng nên rửa tay sạch sẽ trước khi nấu thức ăn cho trẻ hoặc chơi đùa với trẻ. Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không ăn các loại thư rau sống, gỏi cá, thịt tái hay các đồ ăn đóng hộp vì sức đề kháng của trẻ chưa tốt, có thể sẽ bị vi khuẩn tấn công.
Trên đây là thông tin về phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng mới cũng như cách phòng ngừa. Hi vọng các tài liệu trên đây sẽ giúp bạn chữa và phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho con em mình & đặc biệt nhất.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét