Bệnh viêm da cơ địa (còn gọi là chàm thể tạng hoặc viêm da atôpi) định nghĩa là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một vài ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn. ≫> xét nghiệm adn ở đâu
Khám phá về loại bệnh dị ứng viêm da cơ địa
Đây là một vấn đề y học rất được quan tâm trên toàn thế giới do tỷ lệ lưu hành ngày càng cao và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Trong khoảng 3 thập kỷ gần đây, độ lưu hành của bệnh ở nhiều nơi trên thế giới đã tăng khoảng 2-3 lần, nhất là ở các nước nông nghiệp như Trung Quốc, Việt Nam, một số nước châu Phi. Hiện nay, tính chung trên toàn thế giới, khoảng 10-20% trẻ em và 1-3% người lớn đang hoặc đã từng bị mắc bệnh.
Nhận biết các dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa
(triệu chứng lâm sàng, một số cận lâm sàng cần thiết, biến chứng/nguy cơ)
Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa rất đa dạng, có thể chỉ đơn giản là các đám khô da mất sắc tố, nhưng cũng có thể biểu hiện rất nặng như đỏ da toàn thân.
Triệu chứng điển hình của bệnh biểu hiện khác nhau tuỳ thuộc vào giai đoạn diễn biến:
- Giai đoạn cấp tính: hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Giai đoạn này thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.
- Giai đoạn mạn tính: thường biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Gãi nhiều có thể để lại các hậu quả trên da như dày da, tróc da, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vảy tiết.
Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh.
- Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu và mặt duỗi các chi.
- Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi.
- Ở người lớn viêm da cơ địa thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay. ≫> dịch vụ xét nghiệm adn
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa
Nguyên nhân gây bệnh của viêm da cơ địa chưa được biết chính xác. Bệnh được cho là gây ra do sự phối hợp của yếu tố di truyền với các yếu tố môi trường. Những người bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng…
Dị nguyên gây bệnh hoặc một số yếu tố kích phát từ môi trường có thể gây ra hoặc làm nặng các triệu chứng của viêm da cơ địa. Các dị nguyên thường gặp:
- Trứng
- Sữa
- Tôm, cua, cá, ốc
- Bọ nhà
- Nấm mốc
- Phấn hoa
- Biểu bì và lông súc vật.
Các yếu tố kích phát triệu chứng thường gặp trong viêm da cơ địa:
- Xà phòng hoặc các chất tẩy rửa
- Một số loại nước hoa và mỹ phẩm
- Các hoá chất như chlorine, dầu mỡ hoặc dung môi
- Cát, bụi bẩn
- Khói thuốc lá.
- Sang chấn tâm lý
- Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp
- Mất độ ẩm trên da sau khi tắm, đặc biệt tắm nước nóng.
- Nhiễm trùng da, đặc biệt do vi khuẩn tụ cầu vàng
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột
Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa
Không có xét nghiệm nào được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm da cơ địa, việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào việc khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng. Do triệu chứng bệnh của mỗi người có thể thay đổi theo thời gian nên việc khai thác tiền sử đóng vai trò hết sức quan trọng.
Để chẩn đoán được viêm da cơ địa, các yếu tố sau đây cần được xác định trong quá trình thăm khám và hỏi bệnh:
- Biểu hiện lâm sàng trên da.
- Cách xuất hiện triệu chứng.
- Các yếu tố gây ra hoặc làm nặng triệu chứng trên da.
- Tiền sử bản thân và gia đình có mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi xoang, dị ứng thuốc…
- Loại trừ các bệnh viêm da khác như viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, tổ đỉa, viêm da dầu…
- Đáp ứng với các thuốc điều trị trước đây.
Điều trị bệnh viêm da cơ địa
Điều trị viêm da cơ địa bao gồm 3 vấn đề cơ bản: chăm sóc da, xác định và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh và dùng thuốc chống viêm.
Chăm sóc da
- Trong viêm da cơ địa, da thường bị khô và khả năng bảo vệ của da bị giảm sút, do đó, nên sử dụng các loại kem làm mềm da, tạo độ ẩm cho da.
- Các chất kích ứng như da như xà phòng, chất sát trùng, hoá chất, khói thuốc lá, rượu bia đều có thể càng làm da bị khô hơn, và do đó, nên tránh tiếp xúc, có thể sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có pH trung tính để thay thế.
- Cắt móng tay thường xuyên và hạn chế gãi nhiều vì điều này có thể làm tăng nặng triệu chứng.
- Sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều vào tổn thương và thúc đẩy quá trình liền sẹo.
- Bơi lội có thể giúp ích nhiều cho việc điều trị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, cần lưu ý tắm sạch sau khi bơi để loại bỏ chất sát khuẩn chlorine hoặc bromine trong nước bể bơi còn tồn dư trên da vì các chất này có thể gây kích ứng da.
Xác định và tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh
- Việc xác định các yếu tố này cần phải được thực hiện thông qua khai thác kỹ tiền sử của người bệnh và làm các thử nghiệm dị ứng tại các cơ sở chuyên khoa về dị ứng. Sau khi xác định được chính xác các yếu tố này, người thầy thuốc có thể đưa ra được những lời khuyên thích hợp cho người bệnh.
- Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh, ở trẻ em cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
- Trong trường hợp bụi nhà là nguyên nhân gây bệnh, cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hàng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà.
- Giặt sạch các quần áo mới trước khi mặc để loại bỏ formaldehyde và các hoá chất khác có thể gây kích ứng da còn tồn lại từ quá trình sản xuất và đóng gói. Không mặc quần áo quá chật, quần áo bằng vải nylon.
- Không giống như trong hen phế quản và viêm mũi dị ứng, các biện pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu không có hiệu quả với viêm da cơ địa.
- Tránh mặc đồ len.
Các thuốc chống viêm
Điều trị tại chỗ
Glucocorticoid bôi tại chỗ: fluticasone, betamethasone, clobetasone thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp, sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc 2 lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tuỳ thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da... Những loại glucocorticoid có tác dụng rất mạnh (như Sicorten Plus, Dermovate…) chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng.
Gần đây, một số thuốc ức chế miễn dịch bôi tại chỗ như Tacrolimus, Pimecrolimus đã được thử nghiệm và đem lại hiệu quả rõ rệt cũng như tính an toàn khá cao trong điều trị viêm da cơ địa.
Các chế phẩm từ nhựa đường có tác dụng giảm ngứa và chống viêm nhưng tác dụng kém hơn glucocorticoid. Các chế phẩm này chỉ nên sử dụng ở những vùng da bị viêm mạn tính và dày sừng, tác dụng phụ hay gặp là viêm nang lông và tăng nhạy cảm ánh sáng
Chiếu tia cực tím tại chỗ được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.
Điều trị toàn thể
Thuốc kháng histamin: chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ. ≫> xét nghiệm adn bao nhiêu tiền
Glucocorticoid đường uống hoặc tiêm: mặc dù cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng nhưng ít khi được sử dụng do bệnh thường tái phát mạnh hơn sau khi ngừng thuốc. Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng đối với những chữa trị tại chỗ, có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày thế nhưng cần phải lưu tâm tránh dần liều trước khi cắt.
Nguồn: sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét