Thỉnh thoảng em hay bị nhói buốt bên ngực trái, có người bảo em bị bệnh thận. Em muốn đi xét ngiệm mà không biết lên đi ở đâu thì tờ kết quả chính xác và giá thành trong khoảng bao nhiêu? Em xin cảm ơn! ≫> giá tiền xét nghiệm adn
Chia sẻ nguyên nhân tại sao gây ra đau nhói ngực trái
Trả lời:
Đau là một cảm giác có được khi các đầu dây thần kinh cảm giác đau bị kích thích, cho nên bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể chúng ta có sự hiện diện của thần kinh cảm giác đau thì nơi đó có thể bị đau.
Có nhiều bệnh lý có thể gây đau vùng ngực trái:
- Viêm cơ, sụn, xương ở vùng ngực: đau âm ỉ, kéo dài hàng giờ, tăng lên khi vận động thân và tay, khi ấn vào vùng bị viêm...
- Bệnh đường tiêu hoá: viêm dạ dày, thực quản có thể làm đau từ vùng bụng trên lan đến ngực. Đau liên quan đến bữa ăn, đau về đêm khi ngủ, đau âm ỉ có thể kèm những rối loạn tiêu hoá khác như ợ hơi, ợ chua, nóng rát ngực...
- Bệnh tim mạch: đây là nhóm bệnh gây đau ngực trái quan trọng nhất, vì nó nguy hiểm nhất.
Đứng đầu là đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim: thường xảy ra trên người từ trung niên trở lên, vị trí đau sau xương ức lan qua trái hay 2 bên ngực, có thể lan lên cổ và tay trái, cơn đau thường xảy ra khi gắng sức hay xúc động, mức độ từ nhẹ đến nặng, thời gian thường vài phút, nếu kéo dài trên 30 phút là nguy hiểm.
Ngoài ra còn có đau ngực do viêm màng ngoài tim, bóc tách động mạch chủ, bệnh van tim có thể giúp xác định các bệnh trên. Siêu âm của bạn bình thường thì bạn có thể yên tâm không mắc các bệnh này.
- Bệnh phổi: đau ngực thường đi kèm với ho, khạc đàm hoặc khó thở.
- Nguyên nhân tâm lý: có các dạng đau ngực không xảy ra do bệnh lý của cơ quan hay bộ phận nào ở ngực, mà lại do vấn đề của hệ thần kinh cao cấp.
Thuộc nhóm này có các nguyên nhân như rối loạn lo âu, lo sợ, trạng thái tăng thông khí, trầm cảm... Thường đau ngực do nhóm nguyên nhân này xảy ra mơ hồ, mức độ thay đổi (thường là đau nhẹ), thường kèm theo khó thở, hồi hộp, mất ngủ...
Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể gây cảm giác đau ở ngực trái. Cũng có thể có các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn.
Bạn nên đi khám lại chuyên khoa đó hoặc khoa nội khái quát để phát hiện Nguyên do và có hướng chữa trị.
Chúc bạn sức khoẻ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét