Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

Nguyên nhân gây bốc hỏa khi mang bầu

  Bốc hỏa khi mang thai là hiện tượng thân nhiệt tăng cao hơn bình thường, gây khó chịu mệt mỏi mặc dù mẹ bầu không mắc các bệnh như sốt. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Nguyên nhân gây bốc hỏa khi mang thai

Bà bầu bốc hỏa có bình thường không?

Việc phụ nữ mang thai cảm thấy thân nhiệt quá cao và dường như khiến bạn bốc hỏa trong lúc bầu bí là điều bình thường. Khi thai nhi phát triển, cơ thể người mẹ sẽ cần đến nhiều năng lượng hơn, do đó nhiệt lượng tỏa ra cũng vì thế mà tăng lên. Trong một số trường hợp, làm việc trong môi trường nóng có thể gây ra sự gia tăng nhiệt độ cơ thể.

Mặt khác, bốc hỏa quá mức là vấn đề cần được quan tâm và mẹ bầu cũng cần phải cẩn thận, đặc biệt là khi bạn đi ra ngoài vào lúc thời tiết nắng nóng.

Dấu hiệu bốc hỏa khi mang thai

Bạn có thể cảm thấy không khỏe một cách rõ rệt cũng như nhận thấy được thân nhiệt dường như đang tăng cao. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bốc hỏa khi mang thai bao gồm:

  • Da ấm
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Chuột rút cơ bắp

Bạn cũng có thể có nguy cơ cao bị kiệt sức vì nóng, say nắng và mất nước. Do vậy, mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ nếu có những triệu chứng trên.

Nguyên nhân gây bốc hỏa khi mang thai

nguyên nhân gây bốc hỏa khi mang thai

Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị bốc hỏa trong thời gian mang thai gồm:

  • Do lượng máu tăng gần 50% khi thai kỳ đạt đến tuần thai thứ 34 mà mẹ bầu có thể cảm thấy thân nhiệt trở nên ấm nóng hơn bởi lúc này các mạch máu bắt đầu mở rộng và di chuyển đến gần bề mặt da.
  • Tim của bạn hoạt động mạnh hơn và bơm máu nhiều hơn 20% so với công suất thông thường khi bạn mang thai tuần thứ 8.
  • Tốc độ trao đổi chất tăng lên trong thai kỳ để tạo thêm năng lượng cho bạn và thai nhi cũng có thể gây ra sự thay đổi về nhiệt độ.
  • Nhiệt độ tỏa ra từ cơ thể thai nhi đang phát triển thường được người mẹ hấp thụ. Điều này chủ yếu xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba. Do đó, nhiệt độ da tăng lên sẽ khiến bạn cảm thấy nóng.

Một số hoạt động chung khác có thể làm tăng nhiệt độ và khiến mẹ bầu bốc hỏa gồm:

  • Tập thể dục trong thời tiết nóng hoặc vận động trong một thời gian dài
  • Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng quá lâu hoặc ngồi trong phòng xông hơi
  • Sốt cao
  • Sử dụng miếng đệm nhiệt hoặc chăn điện…

Yếu tố nguy cơ bạn cần lưu ý

Bốc hỏa khi mang thai quá nhiều và quá lâu có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện một số tình trạng nhất định, chẳng hạn như:

  • Theo phân tích tổng hợp của 15 nghiên cứu, bà bầu bốc hỏa thân nhiệt tăng quá cao trong những tháng mang thai đầu tiên có liên quan đến dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh hoặc thậm chí gây sảy thai.
  • Ngoài ra, nắng nóng mùa hè có thể làm nặng thêm một số tình trạng của thai kỳ, chẳng hạn như phù nề tay chân, kích thích melanocytes gây ra nám má hoặc khiến bạn cáu bẳn liên tục. sàng lọc trước sinh ở đâu hà nội uy tín nhất ?

Mách mẹ bầu cách đẩy lùi cơn bốc hỏa khi mang thai

mẹ bầu bốc hỏa khi mang thai

Dưới đây là một số biện pháp gợi để giữ cho nhiệt độ cơ thể trong tầm kiểm soát cũng như giảm thiểu ảnh hưởng của cơn bốc hỏa khi mang thai:

  • Nếu sử dụng điều hòa, hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức khoảng 25°C.
  • Mặc trang phục thoải mái, có tính thấm hút mồ hôi cao và không bó sát.
  • Đem theo 1 chiếc quạt cầm tay để có thể làm mát bất cứ lúc nào bạn cảm thấy nóng.
  • Đi bơi từ 2 – 3 lần mỗi tuần, bài tập này không những giúp hạ hỏa mà còn rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu đấy.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất khoảng 1,5 lít nhằm giúp cơ thể điều hòa được nhiệt độ, ngăn ngừa mất nước cũng như chống táo bón.
  • Hạn chế uống cà phê hoặc thức uống chứa caffeine bởi thức uống này có thể làm tăng huyết áp cũng như nhiệt bên trong cơ thể.
  • Tắm nước ấm thay vì nước lạnh bởi việc tắm nước lạnh chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái phút chốc nhưng thân nhiệt sẽ lại tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể lấy khăn lạnh chườm lên những bộ phận như cổ, vai, nách để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn. Do đó, hãy hạn chế ra ngoài vào những lúc thời tiết nóng bức hoặc luôn luôn sử dụng kem chống nắng, che chắn làn da nếu phải làm việc ngoài trời.
  • Thưởng thức các món như xà lách, trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao. Giảm lượng thức ăn cay vì chúng có thể sinh nhiệt, khiến cơn bốc hỏa khi mang thai trở nên khó chịu hơn.
Đọc thêm: xét nghiệm double test là gì ?

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

Những thực phẩm chứa carb cần thiết cho bà bầu

Carb là gì? Carb hay còn gọi là carbohydrate chính là chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Bởi khi carb được hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ đi qua nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi. Chọn nguồn thực phẩm chứa carb tốt là một cách khôn ngoan để bảo vệ cả mẹ và bé khỏi các vấn đề sức khỏe sau này.

Khi mang thai, mẹ bầu thường thích ăn vặt như: bánh rán, sô cô la, bánh quy, bánh kem, trà sữa… Chúng thường chứa calo rỗng nên không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh, bình thường của thai nhi trong bụng mẹ. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Các thực phẩm chứa carb cần thiết cho mẹ bầu
Trong giai đoạn bạn mang thai, carb đóng vai trò như nguồn nhiên liệu chính của cơ thể. Các loại thực phẩm chứa carb tốt sẽ phân hủy thành glucose và đi nuôi dưỡng tế bào mẹ và bé.

Carb cũng chứa rất nhiều phytonutrients hoạt động như một chất chống oxy hóa. Vai trò của carb đối với sức khỏe mẹ bầu lúc này là bảo vệ cơ thể mẹ và bé, chống lại các gốc tự do gây hại từ ô nhiễm môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó, một số nguồn thực phẩm chứa carb tốt còn có nhiều chất xơ và vitamin. Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai, đồng thời chúng còn giữ cho lượng máu được ổn định.

Các loại carb cần thiết cho bà bầu
Carb có hai dạng chính: carb đơn giản, carb phức hợp.

  • Carb đơn giản:

[​IMG]

Carb đơn giản được tìm thấy trong các loại đường đã được tinh chế như: đường trắng, bánh ngọt, kẹo, soda. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy loại carb này trong sữa, trái cây.

Các nhóm thực phẩm chứa carb đơn giản từ đường cung cấp cho mẹ rất nhiều calo, nhưng lại “nghèo” chất dinh dưỡng cho em bé. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn “phát tướng”, ăn nhiều nhưng “vào mẹ” chứ không “vào con”.

Vì thế, khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế bánh kẹo ngọt, thức ăn chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy tập thói quen uống sữa, ăn nhiều trái cây để cung cấp lượng đường tự nhiên tốt cho sức khỏe. Mẹ có thể tham khảo cách cắt giảm đường dễ thực hiện, có hiệu quả tại nhà.

  • Carb phức hợp:

Carb phức hợp là các loại tinh bột bạn có thể tìm thấy trong các sản phẩm ngũ cốc như: bánh mì, mì ống, các loại nui, gạo trắng.

Lưu ý khi lựa chọn các loại ngũ cốc: Bạn không nên chọn những loại thực phẩm ngũ cốc đã tinh chế như: bún trắng, gạo trắng, bởi chúng đã bị hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến.

Thay vào đó, hãy bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám, bởi chúng vẫn giữ trọn vẹn dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin vốn có.

Mẹ bầu có thể bổ sung các thực phẩm chứa carb tốt từ ngũ cốc vào bữa ăn hằng ngày bằng cách: ăn yến mạch và sữa vào buổi sáng hoặc bánh mì nâu, các loại đậu nguyên hạt.

Bà bầu bổ sung thực phẩm chứa carb tốt như thế nào cho đúng cách?
[​IMG]

Có rất nhiều người lầm tưởng rằng khi mang thai, ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột hay chứa carb là nguyên nhân khiến mình tăng cân vượt mức. Tuy nhiên, sự thật thì carbohydrate là nhóm chất không đáng sợ như các bà bầu vẫn nghĩ. Như các giải thích trên, carb nằm trong nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Điều quan trọng tiếp theo mẹ bầu cần làm chính là tìm kiếm các loại thực phẩm chứa carb tốt cũng như cách bổ sung chúng vào khẩu phần ăn như thế nào cho đúng.

  • Ăn thực phẩm chứa carb tốt có chỉ số GI thấp

Chỉ ăn những loại thực phẩm có chỉ số GI (Glycemic Index – chỉ số đường huyết ở thực phẩm) thấp không hẳn là tốt, bởi carb dù tốt hay xấu đều có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của mẹ bầu. Vì thế, việc phân bổ lượng carb phù hợp trong khẩu phần ăn mỗi ngày của bà bầu là rất quan trọng.

Mỗi loại carb đều có thời gian tiêu hóa khác nhau, một số sẽ tiêu hóa chậm hơn ở người này, nhưng lại nhanh hơn ở người khác. Để đánh giá được mức độ tiêu hóa các loại carb, Glycemic Index sẽ giúp bạn. Chỉ số này dùng để xếp hạng các loại thực phẩm có chứa carbohydrate theo mức độ tăng lượng đường trong máu và khả năng phân hủy thực phẩm. Thực phẩm có GI thấp (từ 55 trở xuống) sẽ được tiêu hóa chậm hơn, do đó mức độ đường huyết cũng tăng chậm hơn so với thực phẩm có GI cao.

Thực phẩm có GI thấp gồm: các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, sữa giảm béo, chuối, khoai lang.

Thực phẩm có GI cao gồm: bánh mì trắng, gạo trắng, bánh quy, bánh ngọt, khoai tây.nipt là gì ?

  • Tự làm đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng và carb tốt

Nếu bạn cảm thấy đói giữa các bữa ăn, đừng ăn đồ ăn nhẹ mua ngoài hay thức ăn nhanh nhiều chất béo, đường tinh chế. Thay vào đó, hãy tự làm các món ăn vặt tại nhà như:

√ Bánh mì sandwich gà nướng, cá ngừ nghiền

√ Salad cá mòi, cá hồi (bạn có thể trộn các loại rau củ yêu thích với nhau để có món salad ngon đúng ý)

√ Sữa chua trái cây

√ Súp rau, đậu

√ Ngũ cốc nguyên hạt với sữa tươi không đường

√ Bánh mì nướng, khoai tây, khoai lang nướng

Bí quyết giúp hạn chế mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm chứa carb tốt
[​IMG]

  • Ăn rau, trái cây tươi không qua chế biến, bởi chúng vẫn giữ nguyên chất dinh dưỡng so với các loại đã đóng hộp.
  • Khi bạn nấu, xào, hấp rau, bạn nên để lửa thật nhỏ để đảm bảo chất dinh dưỡng ít bị hao hụt nhất.
  • Nếu được, hãy cố gắng hạn chế tối đa các loại nước sốt hay gia vị. Bởi chúng chứa nhiều chất béo chuyển hóa và đường, cùng các loại “carb rỗng” không chứa chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
  • Bổ sung vào thực đơn hằng ngày các loại thực phẩm chứa carb lành mạnh, loại bỏ dần các món ăn chứa carb đơn giản, đã tinh chế. Điều này sẽ giúp bà bầu giảm được lượng đường trong máu, duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Carb thực sự rất quan trọng với sự phát triển của bé cùng sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai. Mẹ bầu nên ăn 175g carb tốt/ngày, trong đó có khoảng 28g chất xơ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt được khuyến khích trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai. Việc có một chế độ ăn tốt, đầy đủ, không quá dư thừa dinh dưỡng sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ béo phì sau này.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào tốt nhất

Vì sao mang thai lại hay hắt xì hơi nhiều ?

  Hắt xì hơi nhiều khi mang thai có gây ảnh hưởng gì cho bé cưng trong bụng hay làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này để bớt khó chịu… là những băn khoăn thường gặp của không ít các mẹ bầu. 

Bạn có thể dễ bị hắt hơi liên tục khi mang thai nhưng hãy yên tâm rằng tình trạng này không gây hại cho bạn và em bé, không gây sảy thai. Tuy nhiên, việc mẹ bầu bị hắt xì hơi nhiều trong thời gian mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức khỏe nào đó.

Trong bài viết này, sàng lọc trước sinh gentis mời bạn cùng tìm hiểu thêm về tình trạng bà bầu hắt xì hơi nhiều khi mang thai và cách khắc phục.

Nguyên do mang thai lại hay hắt xì hơi nhiều ?

Có không ít mẹ bầu hắt xì hơi nhiều hơn bình thường khi mang thai. Các bác sĩ gọi tình trạng này là viêm mũi thai kỳ. Đây là tình trạng nghẹt mũi bắt đầu tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ và sẽ hết trong vòng hai tuần sau khi sinh. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Hắt xì…

Hiện nay, nguyên nhân của tình trạng này chưa được biết, nhiều bác sĩ cho rằng nó có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị hắt xì hơi nhiều lần trong ngày nếu gặp phải một trong các nguyên do sau đây:

1. Dị ứng

Nếu trước đây, bạn từng bị dị ứng thì khi mang thai, bạn vẫn có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Bạn có thể dị ứng theo mùa (phấn hoa, cỏ khô) và dị ứng với các tác nhân khác như vảy/lông thú cưng, mạt bụi nhà, khói bụi, hóa chất…

Một nghiên cứu đánh giá dữ liệu từ cuộc Khảo sát quốc gia về tăng trưởng gia đình, Hoa Kỳ, cho thấy tình trạng dị ứng khi mang thai không làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc sinh non.

2. Cảm lạnh hay cảm cúm

bà bầu hắt xì hơi nhiều

Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, mẹ bầu có thể bị hắt xì hơi nhiều lần  trong ngày. Điều này có thể làm cho mẹ bầu rất khó chịu và mệt mỏi.

Thông thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ nhanh chóng phản ứng với các tác nhân bệnh gây bệnh. Tuy nhiên, khi bạn mang thai, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ có cơ chế điều chỉnh để không nhầm em bé đang phát triển trong tử cung là một “kẻ xâm lược” có hại. Điều này vô tình làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể phản ứng chậm hơn với những kẻ xâm lược thực sự, chẳng hạn như virus gây ra các triệu chứng cảm lạnh. Điều này có nghĩa là bạn rất dễ bị cảm lạnh hay lây nhiễm các bệnh thông thường.

Bệnh cảm lạnh thông thường không gây nguy hiểm cho mẹ bầu hoặc em bé, nhưng tình trạng nhiễm cúm có thể nguy hiểm. Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị cúm hoặc sốt, hãy đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.

Mẹ bầu bị hắt xì hơi nhiều sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào?

Thực tế là việc hắt xì hơi nhiều khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu và không thể gây hại cho thai nhi dù ở bất kỳ trong giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng hắt xì hơi nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang gặp một số vấn đề sức khỏe nào đó, chẳng hạn như cúm hoặc hen suyễn.

Khi bà bầu bị cảm cúm, thai nhi cũng  đồng thời bị nhiễm loại virus gây bệnh này. Khi bạn khó thở, em bé sẽ không được cung cấp đầy đủ oxy. Do đó, nếu bị cúm hoặc hen suyễn, mẹ bầu nên đi khám và trao đổi cặn kẽ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình. Điều này giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Một số phụ nữ mang thai thường phải trải nghiệm cơn đau nhói tỏa ra xung quanh bụng khi họ hắt hơi. Tin mừng là điều này không nguy hiểm cho cả bạn và thai nhi. Các bác sĩ gọi đây là đau dây chằng tròn. Khi tử cung lớn dần theo sự phát triển của thai nhi, các dây chằng quanh bụng bị kéo căng ra. Mẹ bầu bị hắt hơi và ho có thể gây thêm áp lực lên dây chằng dẫn đến các cơn đau.

Mách bạn cách giảm thiểu tình trạng hắt xì hơi nhiều khi mang thai

Trong thời gian mang thai, bất cứ thứ gì bạn tiêu thụ đều có thể truyền sang cho bé cưng. Do đó, bạn nên cẩn thận về những gì bạn dùng, đặc biệt là thuốc. Có một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine và thuốc chống dị ứng an toàn để bạn có thể sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Để giảm thiểu việc hắt hơi nhiều khi mang thai, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Xịt và rửa mũi: Bạn có thể dùng bình xịt mũi hoặc dụng cụ rửa mũi để làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước cất.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Thiết bị này sẽ tạo đổ ẩm cho không khí, giúp bạn không bị không khí khô kích thích đường hô hấp.
  • Máy lọc không khí: Bạn có thể bị dị ứng với một tác nhân nào đó trong nhà hoặc văn phòng làm việc như nấm mốc, bụi, khói… Do đó, việc dùng máy lọc không khí để làm sạch không gian sống sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
  • Tránh các tác nhân gây kích ứng: Nếu bạn bị kích thích bởi các yếu tố như dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa, cỏ khô) hoặc lông, vảy da thú cưng… hãy hạn chế tối đa nguy cơ hít phải nhưng thứ này bằng cách đeo khẩu trang, mắt kính, khi đi ở bên ngoài, không đến gần thú nuôi hoặc không cho thú nuôi tiếp xúc trong không gian sinh hoạt của bạn… mỗi khi ở bên ngoài về, mẹ bầu nên thay quần áo ngay và đi tắm.
  • Tiêm phòng cúm: Bạn nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai. Nếu chưa tiêm, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để được tiêm vắc xin ngừa cúm khi mang thai.
  • Kiểm soát tình trạng hen suyễn của bạn: Nếu bị hen suyễn, ngoài việc theo dõi sức khỏe thật cẩn thận, mẹ bầu hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ để có phương án hỗ trợ hiệu quả. xét nghiệm double test khi mang thai là gì ?

bà bầu tập yoga

  • Tập thể dục: Việc tập thể dục thường xuyên khi mang thai sẽ giúp bạn khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Dùng băng vệ sinh hằng ngày: Nếu hắt hơi nhiều khiến bạn són tiểu, bạn nên dùng băng vệ sinh (loại dùng hằng ngày) để ngăn nước tiểu làm vấy bẩn trang phục.
  • Đai nịt bụng bầu: Việc sử dụng đai nịt bụng bầu có thể giúp giảm cảm giác bị đau bụng khi hắt hơi liên tục.
  • Thử tư thế thai nhi: Nếu bạn bị đau bụng khi hắt hơi, hãy thử ôm bụng hoặc nằm nghiêng trong tư thế của thai nhi.
  • Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C: Trong thời gian mang thai, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi, sơ ri, rau ngót… nhằm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch một cách tự nhiên.

Phụ nữ mang thai bị hắt xì hơi nhiều nên đến bệnh viện khi nào?

Thực tế, việc mẹ bầu hắt hơi hiếm khi là một vấn đề phải lo lắng. Nếu bị hen suyễn, mẹ bầu hãy nói chuyện với bác sĩ về những loại thuốc an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở
  • Sốt trên 38°C
  • Mất nước
  • Không có khả năng ăn hoặc ngủ
  • Đau, tức ngực
  • Thở khò khè
  • Ho ra dịch đờm nhầy có màu xanh lá cây hoặc vàng…

Qua bài đọc trên, hy vọng bạn đã rõ tại sao mang bầu lại hắt xì hơi nhiều. Tình trạng này hết sức phổ biến, nhưng nếu bạn bị cảm lạnh, cúm, hen suyễn hoặc dị ứng, hãy nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị an toàn trong thai kỳ.

Đọc thêm:Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu thai kì ?

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Chia sẻ 10 lợi ích của đậu thận với người mang bầu

  Đậu thận là món ăn yêu thích của nhiều người, không những vậy lợi ích của đậu thận với sức khỏe bà bầu cũng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. 

Việc nuôi dưỡng một bé cưng trong bụng đòi hỏi rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ bầu cần phải đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn mỗi ngày của mình để đảm bảo cơ thể nhận được đủ các dưỡng chất thiết yếu. Có rất nhiều món ăn tốt cho sức khỏe trong thai kỳ và đậu thận là một trong số đó. Hãy cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis xem tiếp những chia sẻ dưới đây để biết thêm lợi ích của đậu thận và những lưu ý khi dùng thực phẩm này trong thai kỳ nhé.

Chia sẻ 10 lợi ích của đậu thận với người mang thai

1. Giàu chất chống oxy hóa

Đậu thận giàu chất chống oxy hóa, có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Các chất chống oxy hóa này cũng rất hữu ích cho làn da của mẹ và bé.

2. Giàu axit amin

Đậu thận chứa nhiều axit amin thiết yếu giúp nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật, nhiễm trùng.

3. Tăng hàm lượng sắt

Bà bầu ăn đậu thận trong thai kỳ sẽ giúp bổ sung hemoglobin, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, mẹ bầu bổ sung sắt đầy đủ khi mang thai còn giúp thúc đẩy sự phát triển nhận thức của bé.

4. Bổ sung đồng

Khoáng chất đồng có trong đậu thận có thể làm giảm viêm và giúp tăng cường hoạt động của enzyme trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn có tác dụng duy trì tính chất đàn hồi của khớp, mạch máu và dây chằng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

5. Cung cấp năng lượng

đậu thận tốt cho bà bầu

Lượng magiê dồi dào trong đậu thận có thể giúp bà bầu xua mệt mỏi bằng cách giúp các mạch máu, cơ bắp và dây thần kinh được thư giãn.

6. Loại bỏ độc tố sulphite

Sulphite là chất bảo quản thực phẩm thường được dùng để ngăn chặn sự thay đổi màu thực phẩm. Phụ nữ ăn đậu thận khi mang thai có thể giúp giải độc sulphite và ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng liên quan đến chất độc này như đau đầu, nhịp tim nhanh…

7. Giàu chất xơ

Đậu thận có chứa nhiều chất xơ, có tác dụng điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu khi mang thai.

8. Giảm buồn nôn

Đậu thận giúp loại bỏ những cơn buồn nôn, một triệu chứng ốm nghén mà hầu hết phụ nữ mang thai thường gặp phải. hội chứng edwards là gì ?

9. Ngăn chặn đau cơ hoặc hen suyễn

Đau nhức cơ bắp và hen suyễn là những vấn đề có thể gây hại cho thai kỳ. Những vấn đề này có thể được kiểm soát hiệu quả bằng cách ăn nhiều đậu thận.

10. Loại bỏ axit mật

Sự gia tăng các hormone trong thai kỳ xảy ra trong ba tháng cuối có thể làm chậm dòng chảy thông thường của mật ra khỏi gan. Sự tích tụ mật trong gan cho phép các axit mật xâm nhập vào dòng máu. Lượng axit mật bị ứ đọng trong gan sẽ đi vào máu dẫn đến ứ mật thai kỳ khiến mẹ bầu gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. May mắn thay, chất xơ có trong đậu thận có thể loại bỏ axit mật và chất béo dư thừa ra khỏi cơ thể.

Tác hại của việc bà bầu ăn quá nhiều đậu thận

bà bầu đậu thận

Khi ăn đậu thận trong thời gian mang thai, bà bầu cần phải hết sức thận trọng, tránh ăn quá nhiều để không gặp phải các nguy cơ sau:

  • Đậu thận có chứa purin, có thể dẫn đến bệnh gút hoặc sỏi thận.
  • Một số chất có trong đậu thận có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa tế bào trong thai kỳ.
  • Ăn quá nhiều đậu thận rất dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu bởi trong thời gian mang thai, hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động không ổn định.
  • Tránh ăn đậu thận đóng hộp và hãy nhớ luôn kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ khi mua sản phẩm.
  • Tiêu thụ quá nhiều chất sắt trong chế độ ăn có thể gây tổn thương não và kích hoạt các cơn đau tim.

Một số lưu ý bà bầu cần nhớ khi ăn đậu thận trong thai kỳ

Để bé yêu chào đời khỏe mạnh và hạnh phúc, bạn cần phải hết sức cẩn thận về sức khỏe và chế độ ăn uống của bản thân trong suốt quá trình mang thai:

  • Mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ khoảng 25 đến 38 gram chất xơ
  • Chỉ nên ăn đậu thận được nấu chín
  • Ăn đậu thận còn sống hoặc chưa được nấu chín sẽ có nhiều chất độc. Lớp vỏ bên ngoài của hạt đậu chứa độc tố có thể được loại bỏ bằng cách nấu cho đến khi mềm.
  • Rửa sạch đậu thận trước khi sử dụng và nấu trong khoảng 2 đến 3 giờ.

Ngoài đậu thận, còn có những loại đậu nào tốt cho sức khỏe bà bầu?

Lợi ích của đậu thận: Các loại đậu

Bên cạnh đậu thận, bà bầu có thể thêm các loại đậu vừa ngon vừa bổ dưỡng sau vào chế độ ăn:

  • Đậu lăng: Chứa nhiều axit folic cho cơ thể. Ngoài ra, đậu lăng còn chứa một hàm lượng lớn chất sắt, cần thiết cho quá trình trao đổi chất giữa mẹ và con, đồng thời làm sản sinh năng lượng mới cho các hoạt động trong ngày của mẹ.
  • Đậu đen: Đây là loại đậu có tác dụng bổ huyết tuyệt vời. Đặc biệt, mẹ bầu ăn nhiều đậu đen còn giúp xua tan chứng đau mỏi khớp cơ trong quá trình bầu bí.
  • Đậu đỏ: Chứa nhiều chất oxy hóa nhất trong các loại đậu. Thêm vào đó, đậu đỏ còn là nguồn cung cấp protein, axit béo omega-3, những chất thiết yếu cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
  • Đậu xanh: Chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Bên cạnh thành phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất nhiều vitamin E, B1, B2, B3, B6, C; tiền vitamin K, acid folic và các khoáng tố gồm: canxi, magie, kali, natri, kẽm, sắt…

Đậu thận là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp điều trị và ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, do đó bạn có thể thêm loại hạt này vào chế độ ăn trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và nhận được nhiều lợi ích của đậu thận, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ và nhớ đừng quên những lưu ý trên khi sử dụng đậu thận trong thai kỳ nhé.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào chuẩn xác nhất

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

Bị tiểu đường khi mang thai có nên ăn khoai lang

 Không giống như khoai tây, khoai lang khá giàu carbohydrate cũng như chất xơ. Hương vị ngọt ngào của loại củ này cũng góp phần làm thỏa mãn cơn thèm ngọt khi mang thai. Tuy nhiên, vẫn có không ít thắc mắc rằng liệu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không bởi đây là tình trạng sức khỏe cần được đặc biệt quan tâm.  Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Bị tiểu đường thai kì có nên ăn khoai lang

Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường phát triển trong thời gian mang thai, khi lượng đường trong máu của mẹ bầu quá cao. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được chẩn đoán trong tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.
Bên cạnh sự hỗ trợ của bác sĩ thì việc kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ thông qua sự cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của chính mình và em bé. Nếu bạn là người yêu thích khoai lang nhưng lại băn khoăn liệu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không bởi dù sao đây vẫn là loại thực phẩm có vị ngọt thì hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau của Hello Bacsi nhé.

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Các thành phần dinh dưỡng trong 100 gram khoai lang sống là:
  • Năng lượng: 64 kcal
  • Protein: 0,91g
  • Tổng lipid (chất béo): 0g
  • Carbohydrate: 16,36g
  • Chất xơ: 2,7g
  • Đường: 3,64g
  • Canxi: 24mg 
  • Sắt: 0,5mg
  • Natri: 64mg
  • Calo: 86 
Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa nhiều khoáng chất có lợi khác, chẳng hạn như: vitamin A, E và C…

Lợi ích của khoai lang với bà bầu

Một số lợi ích cơ bản mà khoai lang mang đến cho bà bầu gồm:
  • Vitamin A: Việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang có thể giúp duy trì mô, sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và cũng hỗ trợ quá trình trao đổi chất của mẹ bầu.
  • Kali: Phụ nữ mang thai cần nhiều kali hơn so với bình thường. Khoai lang chứa kali, giúp cân bằng lượng chất lỏng bên trong cũng như hỗ trợ điều hòa huyết áp.
  • Cung cấp axit folic: Mẹ bầu cần 400mcg axit folic mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ dị tật cột sống và 100g khoai lang chứa 40 đến 90 mcg axit folic. Do vậy, việc thỉnh thoảng thưởng thức loại củ này là một ý kiến khá hay.
  • Chỉ số glycemic (GI) thấp: Thực phẩm với chỉ số glycemic (GI) thấp như khoai lang được xem là món ăn khá lý tưởng bởi chúng sẽ không làm cho lượng đường trong máu tăng vọt sau khi ăn. 

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?

Dẫu thường được ví von là “thực phẩm cho người nghèo”, khoai lang lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn khoai tây khá nhiều. Bên cạnh đó, loại củ này còn dễ bị hiểu nhầm rằng không tốt cho bệnh nhân đái tháo đường bởi vị ngọt tự nhiên mặc dù chúng có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn khoai tây.
Khoai lang có hàm lượng chất xơ gần như gấp đôi khoai tây và lượng canxi cũng cao gấp 4 lần so với khoai tây. Yếu tố này làm cho khoai lang trở nên hữu ích hơn đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ vì bà bầu thường bị táo bón và cũng cần phải bổ sung canxi cho sự phát triển của thai nhi lẫn bản thân.
Khoai lang cũng có tác dụng chống tăng huyết áp, có lợi ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, vì họ dễ bị tăng huyết áp.  xét nghiệm triple test là gì ?
Do vậy, nếu bạn đang thắc mắc tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không thì câu trả lời chính là có. 

Mách mẹ bầu cách ăn khoai lang khi bị tiểu đường thai kỳ

Sau khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không, bạn cũng đừng bỏ qua việc ăn khoai lang bao nhiêu là đủ cũng như cách ăn khoai an toàn, chẳng hạn như:
  • Không ăn khoai sống
  • Nên ăn khoai luộc hoặc hấp
  • Không ăn khoai đã mọc mầm
  • Tham khảo bác sĩ về khẩu phần khoai lang phù hợp vì mỗi mẹ bầu sẽ có một thể trạng khác nhau. 
  • Tỷ lệ thai phụ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường thai kỳ ở Việt Nam
Bệnh đái tháo thai kỳ (GDM) ảnh hưởng đến khoảng 20% phụ nữ mang thai ở Việt Nam và đang gia tăng trên toàn cầu. GDM là tình trạng lượng đường trong máu cao có thể phát triển trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba và sẽ biến mất ngay sau khi sinh con.
Tuy nhiên, bệnh gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi vì có thể cản trở sự phát triển của thai nhi đồng thời làm xuất hiện các biến chứng trong khi sinh.
Để quản lý bệnh đái tháo đường tốt hơn nhằm giúp quá trình sinh nở thuận lợi, bạn hãy hoàn thành khảo sát sau nhé!
Đọc thêm: bảng giá xét nghiệm nipt tại gentis

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

Các lợi ích của uống dầu cá khi mang bầu

 Có không ít phụ nữ có thai uống dầu cá với niềm tin rằng omega-3, axit béo có bên trong dầu cá, có lợi cho cả phụ nữ mang thai lẫn sự hình thành, phát triển toàn diện của thai nhi. Vậy thực hư của việc này là như thế nào?

1 số nghiên cứu chỉ ra rằng axit béo omega-3 đóng 1 vai trò quan trọng bên trong sự phát triển thần kinh của em bé, đặc biệt là sự phát triển của não & mắt. Do đó, những nhà khoa học khuyến cáo người mang thai nên tiêu thụ những loại thực phẩm giàu omega-3 bên trong chế độ ăn uống để nhỏ yêu nhận được các lợi ích tuyệt vời này.
Vậy phụ nữ mang thai uống dầu cá có an toàn toàn không và những lưu ý khi bổ sung omega-3 cho bà bà bầu là gì? Mời bạn cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

những lợi ích của uống dầu cá khi mang bầu

bà bầu có nên uống dầu cá omega-3?

Theo các chuyên gia, việc uống dầu cá khi có bầu có an toàn hay không sẽ phụ thuộc vào loại dầu mà bạn bổ sung vào cơ thể, cụ thể như sau:
  • Dầu cá được lấy từ phần thịt của cá được xem là an toàn
  • Dầu lấy từ gan cá (chẳng hạn như dầu gan cá tuyết) không an toàn cho phụ nữ mang thai vì chúng chứa hàm lượng retinol (vitamin A) cao, khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Lợi ích của uống dầu cá khi có thai

Dầu cá mang lại lợi ích nhờ vào hai loại axit béo omega-3: EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid). Đặc biệt DHA là thành vùng cấu trúc quan trọng của não và mắt, DHA đặc biệt quan trọng cho sự phát triển não và võng mạc thai nhi bên trong TCN III & đến 18 tháng sau sinh.
  • Cân bằng sản xuất tuyến tiền liệt: Omega-3 có trong dầu cá sẽ hỗ trợ quản lý việc sản xuất những tuyến tiền liệt điều hòa huyết áp, đông máu, phản ứng viêm & dị ứng, chức năng đường tiêu hóa & thận, sản xuất hormone & dẫn truyền thần kinh.
  • Ngăn ngừa rối loạn tâm trạng: EPA & DHA được biết đến là 2 axit béo có thể giúp người mang thai nâng cao tâm trạng tích cực & hạnh phúc bên trong thời kì mang thai cũng như sau sinh.
  • Sự phát triển của thai nhi: những nghiên cứu cho thấy phụ nữ có thai uống dầu cá giúp sẽ giúp bé con chào đời trong tương lai có sự phát triển tốt về mắt, não bộ, phối hợp vận động thần kinh, giảm nguy cơ tỷ lệ cân nặng lúc sinh thấp.
  • Giúp mang bầu & chuyển dạ an toàn: Omega-3 bên trong dầu cá cũng được biết là làm giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non và kiểm soát cân nặng của người mang thai, tránh những biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể mắc phải.
  • Cải thiện hệ miễn dịch của thai nhi: Omega-3 có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, do đó, khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mang thai uống dầu cá có thể được tăng cường giúp chống lại các tình trạng như dị ứng, cảm lạnh thông thường, cúm & những bệnh qua trung gian miễn dịch khác.

Tác dụng phụ không mong muốn

Tuy mang đến những lợi ích tốt cho mẹ bầu nhưng dầu cá vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ mà bạn cần lưu ý cẩn trọng, chẳng hạn như:
  • Việc bổ sung quá nhiều dầu cá sẽ tác động đến khả năng hình thành cục máu đông của bạn, vì omega-3 làm giảm độ dính của tiểu cầu.
  • Dầu cá nguồn gốc từ các loài cá nước ngọt thường có hàm lượng thủy ngân cao hơn, có thể gây nên hại cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của não nhỏ và hệ thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần tránh tiêu thụ dầu từ cá mập, cá ngói (còn gọi là cá vược vàng hoặc cá hồng vàng), cá kiếm & cá thu vua.
  • phụ nữ có thai uống dầu cá chiết xuất từ gan cá chứa hàm lượng vitamin A cao có thể gây hại cho em bé bên trong bụng. Đo độ mờ da gáy khi nào chính xác nhất ?

Liều sử dụng phụ nữ mang thai uống dầu cá phù hợp

Liều lượng khuyến cáo hàng ngày của axit béo omega-3 nên rơi vào khoảng 650mg, bên trong đó có 300mg DHA. Vì vậy, bạn có thể có thể bổ sung khoảng ba gram dầu cá mỗi ngày.

Giá trị dinh dưỡng của dầu cá

các chất dinh dưỡng trong 100gm dầu cá có hàm lượng, giá trị như sau:
Chất dinh dưỡngLượng
Calo902kcal
Chất béo100g
Lipid
Tổng số axit béo bão hòa21.290g
Tổng số axit béo không bão hòa đơn56.564g
Tổng số axit béo không bão hòa đa (Omega-3)15.604g
Cholesterol766mg

các loại dầu cá an toàn cho phụ nữ mang thai

Dầu cá có nguồn gốc từ cá nước lạnh như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ và cá cơm đều được xem là an toàn cho bà bầu. Bên cạnh đó, bạn nên mua sản phẩm từ các nhà sản xuất đáng tin cậy để loại trừ sự hiện diện của thủy ngân & những chất độc khác bên trong đó.

Giải đáp các câu hỏi thường gặp

mẹ bầu uống dầu cá bên trong thời gian bao lâu là an toàn?

Không có khuyến nghị cụ thể về việc uống dầu cá khi mang thai. Nếu bên trong chế độ ăn uống ủa bạn thường có sự góp mặt của các cá chứa dầu hoặc các loại hạt thì không nên phải bổ sung thêm dưỡng chất này bằng các viên uống. Mặc dù, mẹ bầu vẫn có thể uống dầu cá 2 lần mỗi tuần, để bổ sung được lượng axit béo omega-3 cần thiết.
Dầu cá và omega-3 có giống nhau không?
Không, dầu cá và omega-3 không giống nhau. Dầu cá là 1 nguồn cung axit béo omega-3 tuyệt vời, omega-3 cũng được tìm thấy trong hạt lanh, rau xanh đậm & hạt quả óc chó.
Vì cơ thể không thể tổng hợp axit béo, chúng ta phải phụ thuộc vào thực phẩm giàu omega-3, trong đó cá là nguồn cung cấp omega-3 tuyệt vời. Nếu được bác sĩ chấp nhận thì việc người mang thai uống dầu cá khi mang thai là giải pháp giúp cả mẹ lẫn con trở nên khỏe mạnh.

Tìm hiểu cách chữa ốm nghén cho bà bầu hiệu quả buổi tối

 Ốm nghén vào buổi tối là hiện tượng sinh lý khá phổ biến mà nhiều phụ nữ mang thai có thể gặp phải trong tam cá nguyệt đầu tiên. Vậy đâu là nguyên nhân tạo ra vấn đề này? Liệu có cách chữa ốm nghén nào hiệu quả nhất hay không? Bài viết dưới đây của gentis sẽ cung cấp đến bạn lời giải đáp thỏa đáng.

Hẳn chúng ta vẫn thường quen thuộc với cụm từ ốm nghén (tiếng Anh là morning sikcness) & mặc định nó chỉ xuất hiện vào buổi sáng. Thế nhưng, theo các chuyên gia, nôn nghén là triệu chứng thai kỳ bình thường có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả ban đêm.
Rất nhiều phụ nữ mang thai bị ám ảnh bởi cảm giác buồn nôn, bứt rứt trong người, thiếu sức sống. Để khắc phục tình trạng này, xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis chia sẻ đến bạn cách chữa ốm nghén vào buổi tối đơn giản nhưng cực hiệu quả nhất sau đây.

Gợi ý cách chữa ốm nghén cho phụ nữ mang thai hiệu quả nhất buổi tối

Truy tìm nguyên nhân làm cho phụ nữ có thai bị ốm nghén vào buổi tối

Như đã đề cập ở trên, hiện tượng nôn nghén xảy ra còn phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của mỗi người cùng 1 số yếu tố tác động khác.
Theo các chuyên gia, ốm nghén vào buổi tối có thể là do sự biến đổi đột ngột của hormone gonadotropin được giải phóng ồ ạt từ nhau thai trong tam cá nguyệt đầu tiên, khi mà cơ thể mẹ vẫn chưa kịp thích nghi với sự hiện diện của thai nhi.
Bên cạnh đó, 2 hormone thai kỳ khác là estrogen và progesterone tăng cao khiến khứu giác của bạn trở nên nhạy cảm với một số mùi hương nào đấy. Hơn nữa, việc tiêu thụ thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ cũng dẫn đến chứng ợ nóng, khó tiêu tạo nôn nghén vào ban đêm. Tình trạng căng thẳng quá mức, thói quen sinh hoạt không điều độ cũng góp mảng làm tăng cảm giác buồn nôn vào thời điểm này.

13 cách chữa ốm nghén vào buổi tối xua tan cảm giác không thoải mái cho phụ nữ có thai

Cơn buồn nôn về đêm không những cản trở sinh hoạt mà còn khiến mẹ bầu bị mất ngủ, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Để thoát khỏi những phiền toái này, bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây:

một. Điều chỉnh lại tư thế ngủ

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là 1 bên trong các nguyên nhân chính yếu tạo nên chứng nôn nghén về đêm. Do vậy, để ngon giấc hơn, tư thế ngủ thích hợp cho bạn nhất là nằm nghiêng sang bên trái, đầu gối hơi cong. Bà bầu có thể sắm thêm một chiếc gối ôm kẹp giữa hai gối cho thoải mái.

2. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

trong trường hợp này, lời khuyên là bạn nên ăn thường xuyên nhưng với khẩu mảng vừa phải. Bởi lẽ, đây là cách tốt nhất giúp bạn tránh được cảm giác bị đói hoặc quá no. Cứ mỗi sau 2 hoặc ba giờ, bạn nên có một bữa ăn nhẹ. Những thực phẩm lựa chọn phải thỏa tiêu chí an toàn cho thời kỳ mang thai và đảm bảo cân đối dinh dưỡng.
Bạn có thể chuẩn bị một vài miếng bánh quy hoặc trái cây khô để nhấm nháp bên trong trường hợp bị đánh thức giữa đêm bởi cơn nghén. Nhiều mẹ bầu Bật mí thêm việc tiêu thụ hạt thì là sau bữa ăn hoặc khi có cảm giác buồn nôn rất có lợi, vì giúp tiêu hóa tốt.

3. Tránh xa những thực phẩm cay nóng

những loại thức ăn chiên rán, nhiều đường và dầu mỡ khá khó tiêu & có thể làm cho tình trạng đầy hơi, trào ngược thêm nghiêm trọng. Mẹ bầu nếu bị ốm nghén vào buổi tối nên tránh xa chúng càng nhiều càng tốt. Thay vào đó, bạn nên có các lựa chọn lành mạnh hơn như sử dụng sữa, rau quả hoặc những loại trái cây…

4. Uống nhiều nước

Việc bổ sung đầy đủ chất lỏng là cách chữa ốm nghén cực đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nhất cao. Bởi lẽ, vấn đề mất nước vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của tình trạng buồn nôn xảy ra bên trong thời kì mang thai. Chính vì thế, bạn nên giữ bên mình 1 chai nước bé để có thể uống bất cứ lúc nào giúp cơ thể luôn được bù nước đầy đủ. Khám phá là việc nhâm nhi nước táo ép vào cữ tối sẽ giúp lượng đường huyết luôn ổn định.

5. Tránh xa các mùi mạnh

Sự nhạy cảm về khứu giác khi mang bầu sẽ khiến bà bầu dễ bị kích ứng với mùi thức ăn, hóa chất, mỹ phẩm… Nếu gặp tình huống như vậy, tốt nhất bạn nên giảm bớt gia vị khi nấu nướng, đảm bảo nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng mát. Trường hợp bên trong nhà bất ngờ có mùi không thoải mái làm cho bạn thấy buồn nôn, hãy lập tức mở cửa sổ hoặc bật quạt thông gió ngay.

6. Phương pháp kích thích huyệt đạo

Bạn có thể đeo thử 1 chiếc vòng tay y khoa chuyên dụng bé, ôm khít cổ tay, để tạo áp lực lên 1 điểm huyệt nằm ở cổ tay (bàn tay ngửa) giúp chống nôn hiệu quả nhất.

7. Sử dụng gừng

trà gừng chữa ốm nghén
Cách chữa ốm nghén bằng gừng đã có từ bao đời nay & khá phổ biến. Theo những y văn ngày xưa, gừng được xem như “phương thuốc” tự nhiên để khám chữa những triệu chứng như buồn nôn, ho, cảm lạnh và đau nửa đầu.
Mỗi khi có cảm giác buồn nôn, người mang thai hãy ngậm một lát gừng tươi bên trong khoảng vài phút sẽ thấy có kết quả ngay. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà gừng để giảm triệu chứng ốm nghén.
tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều cả gừng tươi hay trà vì sẽ dẫn đến hiện tượng co thắt tử cung rất nguy hiểm. Việc dùng gừng liên tục bên trong thời gian dài cũng có thể tạo nên mỏng thành mạch máu nên bà bầu cần hết sức lưu ý vấn đề này.

8. Thử áp dụng liệu pháp mùi hương

Liệu pháp mùi hương có từ thời Ai Cập cổ đại, chủ yếu sử dụng tinh dầu thiên nhiên để cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Theo đó, những loại tinh dầu như hoa oải hương hoặc bạc hà sẽ mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu, xua tan cơn buồn nôn hiệu quả nhất.
Để áp dụng, bạn hãy nhỏ 1 vài giọt tinh dầu lên cổ tay hoặc khăn để ngửi. Ngoài cách này ra, bạn có thể dùng nến thơm cũng cho hiệu quả tương tự.

9. Thực hiện theo chế độ ăn BRAT (Bananas, Rice, Applesauce, Toast)

BRAT là viết tắt của những từ tiếng Anh bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Lúc đầu, chế độ ăn này được khuyến cáo dành riêng cho người gặp vấn đề rối loạn dạ dày hoặc tiêu chảy. Sau đó, người ta phát hiện BRAT cũng có thể áp dụng như một cách chữa ốm nghén hiệu quả nhất.
mặc dù, bạn hãy ngừng chế độ ăn này ngay khi chứng buồn nôn được kiểm soát tốt. Bởi lẽ, BRAT không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết bên trong thai kì.

10. Tránh lao lực

ốm nghén vào buổi tối
Làm việc quá sức khiến cơ thể rơi vào trạng thái nhức nhối & căng thẳng, điều này sẽ dễ dàng dẫn đến cơn ốm nghén vào buổi tối. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên ưu tiên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, cắt giảm những công việc nặng nhọc, tham gia các buổi tập yoga cho phụ nữ có thai hoặc dạo bộ để tăng cường lưu thông khí huyết…

11. Sử dụng thêm các thực phẩm giàu vitamin B6 & B12

Đây là hai trong số các vitamin có tác dụng giảm nôn nghén & giúp phụ nữ mang thai sớm “thoát” khỏi các triệu chứng không thoải mái của thời kỳ mang thai. Để “nạp” vitamin B6 và B12 vào cơ thể, bạn nên tiêu thụ đa dạng các loại thực phẩm bao gồm: chuối, cà rốt, cá, gà, cải bó xôi, hành tây, đậu phụ, trứng…

12. Thực hiện các bài tập hít thở

Bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn, người mang thai nên hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh. Bạn sử dụng tay bịt mũi bên phải rồi tiếp tục thở nhẹ nhàng và lặp lại với mũi bên trái, chắc chắn cảm giác nôn nghén khó chịu sẽ được “cuốn trôi” theo từng nhịp thở.

14. Thuốc chống ốm nghén

Nếu tình trạng ốm nghén nặng, bác sỹ sẽ kê thuốc chống nghén, chống nôn cho bạn uống vào buổi tối hoặc cả sáng & tối tùy mức độ. Bạn không cần quá lo lắng khi dùng thuốc vì bác sỹ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc an toàn bên trong thời kì mang thai.

người mang thai ốm nghén vào buổi tối cần đi khám khi nào?

mặc dù vấn đề này có thể kiểm soát tốt bằng các cách chữa ốm nghén được Tìm hiểu bên trên. Mặc dù, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ càng sớm càng tốt nếu mắc phải các dấu hiệu sau đây:
  • Cơn buồn nôn kéo dài liên tục
  • Thường xuyên nôn mửa sau khi dùng 1 số loại thức ăn lỏng hoặc thực phẩm nhất định. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải tình trạng nhiễm trùng dạ dày
  • Đi tiểu ít
  • Nôn ra máu
  • Cảm thấy chóng mặt (do huyết áp thấp hoặc 1 số tình trạng khác)
Nếu tình trạng không thuyên giảm sau khi đã thử mọi giải pháp khắc phục tại nhà, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để có phương án can thiệp kịp thời.