Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Tử cung ngắn trong khi có thai dễ gây sinh non

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sinh non, sảy thai và một trong số đó chính là tình trạng cổ tử cung ngắn khi mang thai. Bởi vậy, qua chẩn đoán trước sinh cổ tử cung như thế nào được xem là ngắn và cách điều trị như thế nào hiệu quả. 

Định nghĩa cổ tử cung ngắn là như thế nào?

Cổ tử cung được xem là nơi nối giữa âm đạo và buồng tử cung. Nó có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong thai kỳ cũng như lúc sinh nở. Cổ tử cung hoạt động với cơ chế khá là nghiêm ngặt bởi vì trong suốt thai kỳ nó sẽ đóng kín bằng nút nhầy, giữ cho bên trong buồng tử cung được kín kẽ và vô trùng, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.
Cổ tử cung ngắn là khi kích thước chiều dài cổ tử cung tính từ điểm tiếp giáp với ống âm đạo đến buồng tử cung nhỏ hơn 7cm. Kích thước cổ tử cung của nữ giới thông thường vào khoảng 7,5cm . Trong đó, phần thân cổ tử cung dài 5c, còn phần eo và cổ tử cung là 2,5cm. 
Ngoài ra, cổ tử cung ngắn hay bình thường còn tùy thuộc vào cơ địa của từng chị em. Cổ tử cung ngắn là hiện tượng mang tính chất bẩm sinh. Hiện tượng này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh sản của chị em, đặc biết là trong thời kỳ mang thai.

Nguyên nhân khiến cổ tử cung ngắn khi mang thai

Theo các chuyên gia thì một số nguyên nhân gây ra tình trạng cổ tử cung ngắn khi mang thai như:
- Do bẩm sinh: cơ quan sinh sản kém phát triển khiến cho tử cung bị dị dạng hoặc nhi hóa.
- Do phẫu thuật khoét chóp hoặc phẫu thuật cắt đoạn cổ tử cung.
Về cơ bản thì tình trạng cổ tử cung ngắn khi mang thai không hề ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, chuyện quan hệ vợ chồng hay quan hệ thụ thai. Tuy nhiên nó lại là nguyên nhân gây ra hiện tượng sảy thai và có dấu hiệu chuyển dạ sinh non sớm.

Các yếu tố có thể làm thay đổi kích thước tử cung

Về mặt sinh lý thì cổ tử cung cũng có các giai đoạn cơ bản để thay đổi kích thước và chiều dài. Trong quá trình thai kỳ, 6 tháng đầu là giai đoạn cổ tử cung dài ra nhanh chóng, đến 3 tháng cuối thì cổ tử cung sẽ ngắn lại để sinh nở và sau sinh nó sẽ tự động trở về trạng thái ban đầu. Đây là cơ chế sinh lý bình thường cơ thể những cũng có một vài yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến kích thước cổ tử cung như:
- Tử cung được kéo dài và xa quá mức.
- Do sự khác biệt về cơ địa của từng người.
- Mẹ gặp phải các biến chứng xuất huyết trong thai kỳ
- Viêm niêm mạc tử cung
- Nhiễm trùng âm đạo
- Tử cung yếu khiến cho cổ tử cung không đủ khả năng co giãn.

Cổ tử cung ngắn là yếu tố sinh non

Trong quá trình mang thai, cổ tử cung thường đóng và bịt kín đường nối tử cung cung và âm đạo, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như bảo vệ thai nhi tránh hiện tượng sinh non. Trước khi bạn lâm bồn và sinh em bé, cổ tử cung sẽ giản nở ra hay mở rộng để tạo thuận lợi cho thiên thần nhỏ chào đời.
Vào khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ, cổ tử cung trung bình sẽ dài khoảng 35 mm. Cổ tử cung ngắn là khi chiều dài cổ tử cung nhỏ hơn 25mm. Phụ nữ có cổ tử cung ngắn có thể có nhiều nguy cơ sinh non hơn so với người có chiều dài cổ tử cung bình thường.
Cổ tử cung ngắn cũng là yếu tố nguy cơ sinh non ở cả thai kỳ nguy cơ thấp hay nguy cơ cao: có nhiều bất thường ở mẹ như tăng huyết áp, đái tháo đường,... Vì thế, nguy cơ sinh non tự phát sẽ gia tăng nếu cổ tử cung càng ngắn. Ở thai kỳ nguy cơ thấp, phụ nữ có chiều dài cổ tử cung ngắn hơn 25mm ở khoảng tuần thứ 24 sẽ có nguy cơ sinh non trước 35 tuần tuổi gấp 3 lần so với phụ nữ có chiều dài cổ tử cung hơn 40mm. Chỉ có 2% thai kỳ nguy cơ thấp có chiều dài cổ tử cung ngắn hơn 15mm. Nhưng lại có đến 60% trong số họ sẽ sinh non trước 28 tuần tuổi và 90% sinh non trước 32 tuần tuổi. Tìm hiểu dịch vụ xét nghiệm nipt uy tín tại Gentis.

Điều trị cổ tử cung ngắn khi mang thai:

Có rất nhiều biện pháp điều trị nhằm ngăn ngừa nguy cơ sinh non cho người có cổ tử cung ngắn, nhất là ở người có thai kỳ nguy cơ cao. 

Ngỉ ngơi tại giường, thuốc chống co thắc và khâu vòng cổ tử cung:

- Nghỉ ngơi tại giường và bổ sung đủ nước thường được đề nghị để ngăn ngừa nguy cơ sinh non, nhất là người có nguy cơ cao, nhưng thực tế chưa có nhiều bằng chứng cho thấy tính hiệu quả của biện pháp này, cũng như khả năng trì hoãn việc sinh non.
- Thuốc chống co thắt cổ tử cung thường được kê đơn với mong muốn ngăn ngừa sinh non. Thế nhưng, bằng chứng thuyết phục và tin cậy vẫn chưa đầy đủ, không thể chứng minh liệu các thuốc chống co thắt này có thể giúp trì hoãn sinh non từ 24 – 48 giờ không. Tuy nhiên, hiện cũng chưa có bằng chứng cho thấy thuốc này gây hại. Vì thế, trong những trường hợp cấp tính và nguy cơ sinh non cao, thuốc chống co thắt cũng được bác sĩ dùng. Thông thường, các thuốc chống co thắt sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và giảm lo âu.
- Khâu vòng cổ tử cung thường được áp dụng rộng rãi để ngăn ngừa sẩy thai vào giữa tam cá nguyệt thứ 3 ở người có nguy cơ. Việc khâu vòng cổ tử cung sớm ở tuần thứ 13 đến 15 sẽ có lợi với người đã từng có bất thường về cổ tử cung. Mặc dù còn đang bàn cãi, nhưng những dữ liệu gần đây cho thấy khâu vòng cổ tử cung có thể giảm nguy cơ sinh non ở người mang đơn thai không triệu chứng. Tuy nhiên, ở thai phụ mang đa thai, biện pháp này không mấy hiệu quả.

Progesterone

Viên thuốc progesterone ngày càng được dùng rộng rãi để ngăn ngừa sinh non. Dù điều này chưa được FDA công nhận nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy dùng progesterone từ tuần 16 hay 20 đến tuần 34 hay 36 sẽ ngăn ngừa được sinh non ở nhiều phụ nữ có nguy cơ cao.

Indomethacin, vòng nâng tử cung, axit folic và omega 3

Nhiều biện pháp khác đã được đưa ra nhằm ngăn ngừa hiện tượng sinh non dù bằng chứng liên quan còn nhiều giới hạn và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh tính hiệu quả của chúng.
Indomethacin có thể đạt được hiệu quả ngừa sinh non ở một số trường hợp có nguy cơ cao. Trong thử nghiệm lâm sàng, indomethacin ở những phụ nữ có cổ tử cung ngắn không triệu chứng trong tam cá nguyệt thứ 2 mà không khâu vòng cổ tử cung có tỷ lệ sinh non trước 24 tuần giảm.
Dùng vòng nâng tử cung có thể hiệu quả với những mẹ đơn thai giúp ngừa sinh non trước 36 tuần và ở mẹ song thai trước 32 tuần.
Chế độ dinh dưỡng cũng được xem như là một biện pháp giúp ngừa sinh non ở cả mẹ có nguy cơ thấp và cao, bao gồm axit folic và omega-3 trong suốt quá trình mang thai.
Nếu đã được bác sĩ thông báo về nguy cơ sinh non, nhất là khi bạn đã từng hay có thai kỳ nguy cơ cao, tốt nhất là bạn nên tìm hiểu về những triệu chứng của lâm bồn sớm và biết cách phải xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Với nhiều biện pháp điều trị cổ tử cung ngắn ở trên, dù nhiều biện pháp vẫn chưa được chứng minh đầy đủ, nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hy vọng thai phụ có tình trạng cổ tử cung ngắn sẽ lựa chọn biện pháp phù hợp với mình và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Để được tư vấn nhiều hơn về bảng giá sàng lọc trước sinh nipt vui lòng liên hệ 18002010 hoặc truy cập website: gentis.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét