Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Biện pháp hạn chế đau mỏi vai gáy khi mang thai

Đau vai gáy là bệnh lý thuộc về cơ xương khớp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai thì hội chứng đau vai gáy thể hiện khá rõ nét. Bà bầu đừng chủ quan đối với hiện tượng mỏi vai gáy thể hiện khá rõ nét. Bà bầu đừng chủ quan đối với hiện tượng mỏi vai gáy, đau sau gáy. Bởi nó không chỉ khiến cho việc vận động khó khăn mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh cơ xương khớp nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện tượng đau vai gáy cũng phản ánh một số bệnh lý liên quan đến xương khớp như: đau khớp cổ, vẹo cổ bẩm sinh,...

Cách hạn chế đau vai gáy khi mang thai

1. Nguyên nhân gây đau vai khi mang thai:

Đau vai cũng có thể do vấn đề ở vùng vai, như đau khớp vai hoặc là triệu chứng biểu hiện sự tổn thương với một phần khác của cơ thể. 

Một số nguyên nhân gây đau vai khi mang thai:

- Mang thai ngoài tử cung:
Đau vai ở giai đoạn đầu của thai kỳ có thể trở thành dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng phôi thai bám vào ngoài thành tử cung hoặc trong các ống dẫn trứng. Từ đó dẫn đến những cơn đau bắt nguồn từ vùng bụng, sau đó lan tới đầu vai và lưng. Dĩ nhiên, thai ngoài tử cung cũng rất nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của người mẹ và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
- Tăng cân và thay đổi tư thế:
Trọng lượng cơ thể tăng lên và tử thế không cân bằng sẽ làm tăng nguy cơ đau vai gáy. Các cơ bụng cũng phải kéo giãn cùng những tư thế chưa đúng khiến cơ bắp phải chịu nhiều áp lực. Từ đó tạo ra nhiều cơn đau lan rộng ở vai hoặc lưng.
- Sỏi thận:
Các món ăn đầy đủ dầu mỡ kích hợp sự tiết ra một loại hormone có thể làm tăng lượng canxi và cholesterol trong túi mật. Chất lỏng đi qua ống mật đôi khi bắt đầu bị rắn lại. Từ đó tạo thành soi và gây ra cơn đau bụng rồi dần tỏa về phía vai phải hoặc lưng.
- Giấc ngủ:
Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, mẹ bầu nên ngủ nghiêng bên trái để cải thiện quá trình lưu thông máu. Song điều này cũng có khả năng làm căng vai và gây đau. Bên cạnh tư thế ngủ, giấc ngủ cũng đóng một vai trò trong việc quản lý cơn đau cơ xương khớp.
- Tiền sản giật:
Tiền sản giật thai kỳ có đặc trưng bao gồm cao huyết áp và nồng độ protein trong nước tiểu cao nhưng cũng sẽ gây ra các cơn đau vai phải xuất phát từ gan. Phương pháp chọc ối được thực hiện khi nào ?
- Nguyên nhân khác:
Đôi khi đau vai khi mang thai có thể là do lở loét hoặc các vấn đề tiêu hóa: đầy hơi, táo bón và khó tiêu.
Rối loạn tâm thần, chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng cũng có thể đến đến cứng khớp và tạo áp lực trong cơ thể, gây ra đau ở lưng và di chuyển về phía vai.
Trong trường hợp hiếm hoi, đau vai phải có thể là do nội soi tử cung được thực hiện để kiểm tra u nang buồng trứng hoặc bất kỳ bệnh nào khác trong tam cá nguyệt thứ hai.

2. Triệu chứng đau vai gáy khi mang thai:

Các biểu hiện của hội chứng đau cổ, vai gáy thường gặp nhất là đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Đau có thể lan lên mang thai, tái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay. Nhưng khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau vai gáy không bị hạn chế vận động khớp. Một số trường hợp có thể kèm theo co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay hoặc nặng hơn là yếu liệt cơ, teo cơ.

Hiện tượng mẹ bầu đau mỏi vai gáy

Có thể có các điểm đau khi ấn vào các gai sau cột sống cổ kèm hạn chế vận động đốt sống cổ. Đau có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mãn tính (âm ỉ kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đi đứng, ngồi lâu, hắt hơi, ho, vận động đốt sống cổ và giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể do thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI).
Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến mẹ bầu luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém…ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của mẹ và tác động tiêu cực đến sự phát triển của em bé trong bụng. Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu cho kết quả chính xác ?

3. Làm thế nào để đối phó với đau vai khi mang thai?

Vì việc sử dụng thuốc giảm đau không được khuyến khích dùng cho phụ nữ có thai, một vài giải pháp tự nhiên để điều trị đau vai trong thời gian này:
- Sử dụng biện pháp chườm lạnh ở vai bị đau nhức để làm dịu cơn đau
- Nằm ngửa khi ngủ, đặt một chiếc gối dưới lưng bên phải
- Hãy thư giãn để tránh căng thẳng về tâm lý lẫn thể chất
- Thực hiện các bài tập kéo căng nhẹ dưới sự giám sát của huấn luyện viên
- Uống nhiều nước
- Tìm kiếm chuyên gia dinh dưỡng để nghe các tư vấn về chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng
- Xoa bóp cùng tinh dầu
- Vật lý trị liệu như yoga, bơi lội và bấm huyệt sẽ giảm đau, từ đó giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe hơn.

4. Các biện pháp y tế để chữa đau vai khi mang thai

Việc điều trị bao gồm thuốc để giảm đau và điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra:
- Thuốc mỡ để bôi và thuốc xịt nhằm giảm đau và viêm
- Nếu cơn đau do thai ngoài tử cung, việc điều trị phụ thuộc vào sức khỏe của người mẹ và có thể bao gồm can thiệp phẫu thuật
- Trong trường hợp sỏi mật, một chế độ ăn thanh đạm và thuốc kiểm soát đều cần thiết để quản lý tình trạng này.

5. Làm thế nào để ngăn ngừa đau vai khi mang thai?

Có những biện pháp để tránh đau vai khi mang thai, chẳng hạn như:
- Ngủ đúng tư thế nhằm giảm thiểu căng thẳng tích tụ ở vùng vai
- Chế độ ăn uống hợp lý sẽ ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày có thể gây đau vai
- Duy trì tư thế thích hợp khi đứng, ngồi, đi bộ và ngủ để tránh đau vai
- Quan hệ tình dục an toàn vì những bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến sẹo vùng sinh sản tạo nên hiện tượng thai ngoài tử cung
- Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá đến mức tối đa
- Thay đổi nệm nếu đó là nguyên nhân gây đau lưng.
Nếu các mẹ cần tư vấn về các dịch vụ khám sàng lọc trước sinh vui lòng liên hệ 18002010 hoặc website của GenEva : gentis.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét