Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Bí quyết để đẻ không đau nhờ gây tê ngoài màng cứng

Nỗi ám ảnh của những cơn đau đẻ vật vã khiến các mẹ bầu cảm thấy sợ hãi. Đó là lý do tại sao nhiều người lựa chọn phương pháp đẻ không đau bằng cách gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường. Hãy cùng xét nghiệm quốc tế gentis tìm hiểu trong bài viết sau nhé !

Bí quyết đẻ không đau nhờ gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng là gì?

Nói một cách chính xác hơn, gây tê ngoài màng cứng là gây tê vùng. Bác sĩ sẽ tiêm một mũi thuốc gây tê vào cột sống giúp bà bầu ít phải chịu đau đớn do cơn chuyển dạ gây ra, khiến quá trình sinh nở trở nên nhẹ nhàng và đỡ mất sức hơn. Gây tê ngoài màng cứng có tác dụng có tác dụng giảm nhẹ chứ không hoàn toàn loại bỏ cơn đau. Mẹ bầu sẽ vẫn hoàn toàn tỉnh táo và bền sức hơn trong công cuộc vượt cạn.

Những trường hợp không thể gây tê ngoài màng cứng

Trước khi gây tê ngoài màng cứng, thai phụ cần được khám chi tiết về thể trạng, tiền sử bệnh, các cơ cơ thắt, chuyển dạ để xác định xem có đủ điều kiện phù hợp thực hiện phương pháp đẻ không đau này không. Những trường hợp sau đây sẽ không được chỉ định gây tê ngoài màng cứng:
– Thừa cân, nhiều mỡ thừa khiến bác sĩ khó xác định được vị trí truyền thuốc.
– Máu có ít tiểu cầu hoặc gặp một số lý do khác nên không đủ tiêu chuẩn thực hiện.
– Trong thai kỳ có sử dụng thuốc chứa thành phần gây loãng máu.
– Đang bị sốc hoặc bị chảy máu quá nhiều.
– Vùng lưng đang bị viêm nhiễm.
– Cổ tử cung đã mở khoảng 8-10 cm. Tham khảo thêm: Có nên chọc ối hay không

Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng

– Bác sĩ gây mê sẽ khám toàn diện để xác định trường hợp cần thiết gây tê hoặc sản phụ cần ký giấy tự nguyện áp dụng kỹ thuật đẻ không đau.
– Thai phụ cần có thể nằm co người, cong lưng và nghiêng sang bên trái hoặc ngồi ở mép giường, cong lưng để cúi người lên bàn. Bên dưới hông có đặt một cuộn vải lót.
– Sát trùng vùng thắt lưng của sản phụ sau đó tiêm thuốc gây tê vào phần thắt lưng.
– Bác sĩ tiêm vào vùng gây tê rồi đặt ống trong khoang trên màng cứng, quanh xương ống. Lúc này, sản phụ cần nằm im không cử động, hãy thư giãn, thở nhẹ và sâu.
– Cuối cùng, bác sĩ sẽ rút kim ra, riêng ống mềm vẫn để lại trong lưng và được băng kéo giữ cố định vị trí.

Gây tê ngoài màng cứng có đau không?

Khi kim chạm vào các dây thần kinh liên quan tới chân, các mẹ sẽ cảm thấy khá đau nhói và khó chịu. Tuy nhiên, khi chuyển dạ, một vài thai phụ sẽ không thấy đau mặc dù vẫn cảm nhận được các cơn chuyển dạ trong khi nhiều người khác thì cảm giác tê liệt hoàn toàn từ phần núm vú tới đầu gối. Nhiều giờ sau sinh, khi đã kéo ống thông ra ngoài, bạn vẫn có thể cảm thấy hơi tê tê ở chân và đau lưng cũng là tác dụng phụ thường thấy khi tiêm gây tê ngoài màng cứng.
Gây tê ngoài màng cứng không ảnh hưởng tới em bé
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng có thể khiến huyết áp của mẹ tụt giảm khi mới tiêm chứ không hề gây ảnh hưởng tới thai nhi, đảm bảo an toàn sinh nở. Khi lựa chọn phương pháp đẻ không đau này , các chuyên gia bác sĩ gây mê sẽ luôn theo sát sản phụ trong suốt thời gian vượt cạn, để kịp thời xử lý tất cả những vấn đề có thể xảy ra, đảm bảo cho mẹ và bé đều bình an khỏe mạnh.
Gentis chúc các mẹ có 1 cuộc vượt cạn thành công !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét