Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019

Uống thuốc cảm khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Trong khi một số loại thuốc cảm được các chuyên gia đánh giá là an toàn cho mẹ bầu thì một số loại khác lại được "gắn biển" cảnh báo. Vậy, khi nào bầu có thể uống thuốc, và uống như thế nào? Tham khảo ngay cùng xét nghiệm nipt gentis nhé!

Uống thuốc cảm khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dưới tác dụng của các loại hoóc-môn thai kỳ, hệ miễn dịch thường có xu hướng bị suy yếu, và bầu rất dễ trở thành “nạn nhân” của các loại vi-rút gây bệnh, nhất là bệnh cảm cúm. Nếu chỉ là những cơn cảm nhẹ, chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng một chút kết hợp với những bài thuốc dân gian, bầu có thể trở nên dễ chịu hơn. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nặng và cần sự trợ giúp từ thuốc mẹ, bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc để điều trị tạo nhà để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, do thai mới hình thành và dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, để tránh gây hại cho thai nhi, bầu nên lưu ý những ghi chú trên bao bì và hướng dẫn sử dụng để biết được tác dụng cũng như mức độ ảnh hưởng của thuốc. Thực tế, có một bảng xếp hạng danh mục các loại thuốc và được phân loại theo từng nhóm. Trong đó, nhóm A là những loại thuốc đã được kiểm nghiệm và có bằng chứng tin cậy rằng sẽ không gây nguy cơ dị tật bẩm sinh. Nhóm B là những loại thuốc cũng được xem là an toàn cho thai nhi nhưng chỉ mới được thử nghiệm trên động vật. Nhóm C là những loại thuốc có tác dụng phụ trên động vật hoặc chưa có bằng chứng đáng tin cậy về những tác hại ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu. Nhóm D là những loại thuốc có hại cho thai nhi, nhưng trong nhiều trường hợp bác sĩ phải bắt buộc kê toa. Tìm hiểu NIPT là gì ? Tại sao nên làm xét nghiệm nipt ?
Bầu nên nhớ rằng, không có một loại thuốc nào có thể an toàn 100%. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thuốc nào, và không được dùng nhiều hơn liều lượng được chỉ định.
Lỡ uống thuốc cảm khi mang thai, xử sao bầu ơi?
Nếu lỡ uống thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, bạn nên dừng uống thuốc, giữ lại vỏ bao và ghi chú lại liều dùng và thời gian sử dụng. Sau đó, mẹ nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để tiến hành siêu âm, xét nghiệm và xin tư vấn về loại thuốc đã sử dụng. Không nên vội vàng đi bỏ thai. Tuy một số loại thuốc có “gắn nhãn” nguy hiểm nhưng vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn. Để kịp thời phát hiện những bất thường, bầu nên thường xuyên thăm khám và thực hiện các xét nghiệm tầm soát.
Những loại thuốc cảm cần tránh khi mang thai
– Thuốc thông mũi có thành phần pseudoephedrine và phenylephrine: Theo nghiên cứu, những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đồng thời có thể làm giảm lưu lượng máu cung cấp đến thai.
– Thuốc giảm đau có aspirin, ibuprofen, naproxen, sodium salicylate có thể gây sảy thai nếu sử dụng trong 3 tháng đầu. Sử dụng aspirin trong giai đoạn cuối thai kỳ, nhất là thời gian trước khi sinh có thể dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều khi sinh.
– Thuốc kháng viêm nonsteroid làm tăng nguy cơ dị tật tim hoặc gây ngộ độc thai nhi
– Thuốc chữa cảm lạnh dạng lỏng có nồng độ cồn cao hơn 4,75%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét