Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Khám phá quy trình khám trị hiếm muộn

Vô sinh hay hiếm muộn là trường hợp 1 cặp vợ chồng trong tuổi sinh sản sống chung đối với nhau và không ứng dụng một biện pháp ngừa thai nào mà vẫn không có con sau thời gian 1 năm. Vô sinh được chia làm 2 loại định nghĩa là vô sinh nguyên phát (khi chưa có thai lần nào) và vô sinh thứ phát (đã có thai thế nhưng sau hơn 1 năm vẫn không có thai lại). ≫ xét nghiệm adn ở đâu chính xác

Chia sẻ tiến trình khám chữa trị hiếm muộn

Nguyên nhân gây vô sinh:
Tỷ lệ vô sinh khoảng từ 10% đến 15%, trong đó nguyên nhân do vợ chiếm
40%, do chồng 40%, cả hai vợ chồng 10% và không rõ nguyên nhân chiếm 10%.
[v32 - Nguyên nhân do vợ]
Nguyên nhân do cổ tử cung
Nhờ chất nhầy ở cổ tử cung và cấu trúc bình thường của cổ tử cung giúp tinh trùng bơi qua dễ dàng. Những thay đổi gây ảnh hưởng tới chất nhầy hoặc cấu trúc của cổ tử cung làm cho tinh trùng khó sống sót và không thể bơi qua được sẽ làm cho tỉ lệ có thai giảm: những người đã bị đốt lạnh hay đốt điện cổ tử cung làm phá hủy các tế bào tiết chất nhầy, đã bị nạo thai, sẩy thai, tổn thương cổ tử cung sau khi sanh gây chít hẹp hoặc hở cổ tử cung. Viêm nhiễm cổ tử cung có thể ảnh hưởng tới khả năng sống của tinh trùng.
Nguyên nhân do tử cung và ống dẫn trứng
Phụ nữ trước kia đã có nhiễm trùng sinh dục như viêm cổ tử cung,viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng làm chít hẹp hoặc tắt ống dẫn trứng do đó trứng không thể di chuyển vào buồng tử cung. Phụ nữ trước đây có đặt vòng, nạo thai, sẩy thai hoặc thai ngoài tử
cung cũng sẽ làm thay đổi cấu trúc bình thường của tử cung và ống dẫn trứng như dính buồng tử cung hoặc tắc ống dẫn trứng. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như dị dạng tử cung, u xơ tử cung, trước đó co' phẫu thuật vùng chậu, viêm vùng chậu.
Nguyên nhân do rối loạn rụng trứng
Rối loạn rụng trứng thường được biểu hiện qua tình trạng kinh nguyệt như kinh thưa (chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày) hay tắt kinh (không có kinh từ 3 hoặc 6 tháng trở lên). Nguyên nhân rối loạn rụng trứng rất nhiều như rối loạn về yếu tố tâm lý, thể thao quá mức, tăng cân hoặc giảm cân trên 20% trọng lượng cơ thể hoặc các bệnh như buồng trứng đa nang, suy buồng trứng sớm…vv… >> xét nghiệm adn cần gì
Nguyên nhân do tuổi
Tuổi phụ nữ càng cao, khả năng sinh sản càng giảm và tỉ lệ sẩy thai càng tăng.
Nguyên nhân do chồng
Rối loạn trong quá trình sinh tinh, trưởng thành của tinh trùng
Suy tuyến sinh dục nguyên phát, thứ phát, nhiễm trùng đường sinh dục, quai bị, dãn tĩnh mạch thừng tinh, tiếp xúc với các hóa chất, phóng xạ làm tinh trùng yếu, giảm hoặc không có tinh trùng.
Rối loạn chức năng tính dục
Các rối loạn chức năng cương dương vật (bất lực), và rối loạn về
phóng tinh (xuất tinh ngược dòng) giảm khả năng có thai.
Bất thường về cấu trúc của cơ quan sinh dục
Không có ống dẫn tinh, tắc ống dẫn tinh, tinh hoàn ẩn, hay dãn tĩnh mạch thường tinh…vv…gây giảm hoặc không có tinh trùng.
Kết luận
Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh, tỉ lệ xuất hiện chia đều ở nam và nữ. Do đó khi thăm khám và chẩn đoán vô sinh phải cần thăm khám cả vợ lẫn chồng để tìm hiểu nguyên nhân và từ đó điều trị mới có kết quả.
Ngày khám đầu tiên và chụp HSG 
(Chụp hình tử cung và ống dẫn trứng)
Bệnh nhân sẽ được hỏi về tình trạng bệnh, khám phụ khoa tổng quát, trên cơ sở đó bác sĩ điều trị sẽ quyết định nên làm những xét nghiệm gì thêm. Đây là giai đoạn tìm hiểu để xác định những vấn đề có thể gây nên tình trạng hiếm muộn ở bệnh nhân.
Sau khi hỏi bệnh và khám phụ khoa tổng quát bệnh nhân sẽ được cho làm xét nghiệm dựa trên kết quả thăm khám. Những xét nghiệm sơ khởi này bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm và tinh dịch đồ, một số bệnh nhân được cho chụp HSG khi có nghi ngờ tổn thương tử cung-vòi trứng. Một số xét nghiệm đòi hỏi phải được tiến hành tương ứng với ngày của kỳ kinh, nếu vòng kinh đang có không hợp với ngày xét nghiệm, bệnh nhân có thể chờ đến ngày tương ứng của vòng kinh sau.
XÉT NGHIỆM NỘI TIẾT
Trong quá trình khám và chữa bệnh vô sinh xét nghiệm nội tiết là một xét nghiệm quan trọng không thể thiếu đối với những phụ nữ có chu kỳ kinh không đều, không hành kinh (tắt kinh) hoặc những phụ nữ lớn tuổi, những bệnh nhân làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Mục đích
Xét nghiệm nội tiết được thực hiện để khảo sát tình trạng hoạt động của buồng trứng cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng. Ngoài ra xét nghiệm nội tiết còn được dùng để theo dõi sự phát triển nang noãn và có rụng trứng trong chu kỳ muốn khảo sát.
Ngày thực hiện các xét nghiệm
Ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của vòng kinh: xét nghiệm FSH, LH, E2
Bất kỳ ngày nào của vòng kinh: xét nghiệm PRL (Prolactin), Testosterone, E2(Estradiol) tùy theo mục đích làm xét nghiệm.
Tất cả những phụ nữ không có kinh hay chu kỳ kinh kéo dài trên 2 tháng hoặc hơn có thể được làm xét nghiệm nội tiết ngay không cần phải điều kinh.
Ý nghĩa
Tất cả các xét nghiệm nội tiết được thực hiện ngày thứ 2 của chu kỳ kinh phản ánh tình trạng kích thích tố cơ bản của cơ thể. Vì trong một chu kỳ kinh nguyệt kích thích tố sẽ thay đổi theo sự phát triển của nang noãn. Trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nang noãn mới được huy động chưa tiết ra kích thích tố nhiều nên lúc này lượng kích thích tố của cơ thể còn trong mức cơ bản của từng người. Chính lượng kích thích tố này mới phản ánh được sự hoạt động cũng như khả năng dự trữ của buồng trứng. Do đó mà xét nghiệm kích thích tố (FSH, LH, E2) nên thực hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của kỳ kinh.
Đối với những phụ nữ không có kinh hay chu kỳ kinh kéo dài dù cho xét nghiệm nội tiết ngay hay cho điều kinh rồi xét nghiệm thì kết quả vẫn không khác biệt. Vì đối với những phụ nữ này lượng nội tiết trong người họ không thay đổi theo chu kỳ do không có nang noãn phát triển nên kết quả của hai trường hợp này tương đương nhau.
Đối với xét nghiệm PRL (Prolactin), ta có thể thực hiện bất kể ngày nào của chu kỳ vì PRL là một kích thích tố không chịu chi phối của sự phát triển nang noãn mà phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý, stress v.v… Nhưng PRL cao sẽ làm nang noãn không phát triển dẫn đến tắt kinh, hiếm muộn.
Các trường hợp cần làm xét nghiệm nội tiết:
Tất cả những phụ nữ vô kinh nguyên phát hoặc vô kinh thứ phát. Tất cả người phụ nữ có kinh nguyệt không đều hoặc chu kỳ kinh
35 ngày kéo dài.
Tất cả phụ nữ 37 tuổi trở lên.
Tất cả những trường hợp làm thụ tinh trong ống nghiệm. Tất cả những phụ nữ cho trứng.
Trường hợp đặc biệt:
Những phụ nữ có tình trạng rậm lông, béo phì, tăng cân nhanh kết hợp với chu kỳ kinh không đều kéo dài hoặc vô kinh thì cần làm xét nghiệm FSH, LH, E2, Testosterone.
Những phụ nữ có tình trạng ngực căng chảy sữa non hoặc nghi ngờ có hội chứng PRL cao kết hợp với các bất thường của chu kỳ kinh nguyệt thì cần làm xét nghiệm FSH, LH, E2, PRL.
Tất cả các trường hợp kết quả nội tiết bất thường có thể làm lại xét nghiệm nội tiết lần hai để kiểm tra.
KHÁM NGHIỆM TINH TRÙNG
Lấy tinh trùng làm tinh dịch đồ là xét nghiệm bắt buộc đối với mọi cặp vợ chồng đến khám hiếm muộn. Ngoài ra, tinh trùng cũng cần được lấy để thực hiện các thủ thuật điều trị (IUI, IVF). Để đảm bảo thu được mẫu tinh trùng tốt nhất, phản ảnh chính xác chất lượng tinh trùng, người chồng cần biết những yêu cầu cơ bản về (1) Thời gian kiêng quan hệ, (2) Chuẩn bị trước khi lấy tinh trùng, (3) kỹ thuật lấy tinh trùng, và (4) Thu thập và bảo quản mẫu tinh trùng.
Thời gian kiêng xuất tinh cần thiết trước khi lấy mẫu tinh trùng là từ 3 – 5 ngày. Nếu thời gian kiêng quan hệ quá ngắn thì mẫu tinh trùng thu được có thể chứa nhiều tinh trùng non với số lượng tinh trùng thấp hơn thực tế. Ngược lại, nếu kiêng quan hệ quá lâu, số lượng tinh trùng thu được có thể nhiều nhưng chất lượng không tốt do chứa nhiều tinh trùng già yếu, di động kém. Một mẫu tinh trùng tốt không những phải đạt chỉ tiêu về thể tích mà còn phải đạt những chỉ tiêu về số lượng, mật độ, độ di động…
Tất cả các thông số ghi nhận được so sánh đối với bảng giá trị chuẩn, do Tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố năm 1999, về tinh dịch đồ.
Nguồn: sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét