Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

Mang thai 36 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu sắp đẻ non không

 Lúc này bé đã được 9 tháng, nặng khoảng 2,7kg, có kích thước bằng một bắp cải lớn. Giai đoạn này phổi của bé đã phát triển và sẵn sàng hoạt động khi rời khỏi bụng mẹ. Nếu bạn sinh bây giờ, trẻ có thể bú mẹ nhưng vẫn chưa đủ ngày đủ tháng, sẽ được coi là sinh non. Chỉ khi mẹ sinh bé sau 37 tuần mới được gọi là đủ tháng. cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Thai nhi 36 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu sắp sinh

Thai gò là gì? Khi nào thai gò nhiều?

Thai gò còn gọi là các cơn gò tử cung, là hiện tượng bình thường trong quá trình mang thai. Khi thai gò, bụng mẹ nổi lên một cục cứng ngắc, đôi khi làm bụng méo qua một bên.


Hiện tượng thai gò xuất hiện nhiều ở những tháng cuối thai kỳ, với tần suất và cường độ khác nhau. Để biết thai 36 tuần gò nhiều có phải là dấu hiệu mẹ sắp sinh non hay không thì mẹ phải phân biệt được thai máy, thai gò.

♦ Thai máy

Đây là hiện tượng thai nhi cử động trong bụng mẹ như xoay trở mình, cử động tay, chân hoặc toàn thân, nhào lộn… Mẹ bầu thường được hướng dẫn theo dõi tình trạng thai máy để nhận biết sức khỏe của thai nhi. Khi số lần thai máy giảm đi, có thể em bé đang gặp vấn đề.

♦ Cơn gò sinh lý

Cơn gò sinh lý, cơn gò Braxton-Hicks, còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả, xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, mỗi lần khoảng 30 giây. Những cơn gò này xuất hiện khi mẹ mệt mỏi, mất nước hoặc đi đứng quá nhiều. Mẹ chỉ cần nghỉ ngơi sẽ hết.

♦ Cơn gò chuyển dạ

Có 2 loại cơn gò chuyển dạ, đó là và cơn gò chuyển dạ đủ tháng và cơn gò chuyển dạ sinh non:

Cơn gò chuyển dạ đủ tháng:

Cơn gò chuyển dạ đủ tháng xuất hiện sau 37 tuần thai. Khi đó, bạn sẽ thấy các dấu hiệu sau:

– Đau vùng bụng dưới âm ỉ, sau đó chuyển thành cơn dồn dập (10 phút/lần). Cơn đau lan khắp vùng bụng hoặc cả 2 bên bắp đùi, 2 bên sườn.
– Cường độ đau bụng ngày càng mạnh và tần suất dày hơn (giống như đau bụng kinh nhưng đau nặng hơn).
– Các cơn co thắt xuất hiện liên tục làm cho mẹ bầu cảm thấy đau quặn ruột và không thuyên giảm khi mẹ thay đổi tư thế hoặc làm bất cứ điều gì.
– Âm đạo của mẹ tiết ra chất nhầy màu hồng (máu báo) hoặc ra ối (vỡ ối).

Khi cơn đau tăng dần lên trong một thời gian dài liên tục, dồn dập đó là lúc mẹ chuẩn bị sinh.

Cơn gò chuyển dạ sinh non:

– Xuất hiện từ tuần 22 đến tuần thứ 37. Tính chất của cơn gò chuyển dạ sinh non tương tự như với cơn gò chuyển dạ đủ tháng. Các cơn gò sẽ xuất hiện với chu kỳ đều đặn mỗi 10 – 12 phút trong hơn 1 giờ, lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng cứng hơn, căng chặt tử cung.

Thai 36 tuần gò nhiều có sao không?

Thai 36 tuần gò nhiều, có 2 khả năng xảy ra: Đó có thể là cơn gò sinh lý hoặc là cơn gò chuyển dạ sinh non. Mẹ cần căn cứ vào tính chất của các cơn gò vừa nêu trên để nhận biết được điều đó.

Nếu thai gò với chu kỳ đều đặn, không dồn dập, không gây đau đớn, lúc này là một cơn gò chuyển dạ giả, mẹ không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, nếu mẹ cảm nhận được rằng thai 36 tuần gò nhiều, cùng các dấu hiệu như căng tức tử cung, ở bụng và xuất hiện các cơn đau thì mẹ cần phải lo lắng, vì đó có thể là một cơn gò chuyển dạ sinh non.

Mẹ có thể hình dung những cơn gò tử cung này như những cơn sóng, cuộn vào bờ, rồi nhẹ nhàng ra khơi. Khi các cơn co gò của mẹ trở nên gần nhau hơn và mạnh dần lên, khả năng mẹ sẽ lâm bồn vào mấy giờ tới.

Thai 36 tuần gò nhiều kèm các triệu chứng đó, thì mẹ phải đến bệnh viện để khám ngay. Đặc biệt là nếu có kèm theo dịch nhầy màu hồng, chảy máu âm đạo, hay có nước rỉ ra từ âm đạo thì đó là dấu hiệu mẹ vỡ ối, sắp sinh.

Trong những trường hợp dưới đây, thai 36 tuần gò nhiều khả năng cao là dấu hiệu của sinh non:

– Có bất thường về cổ tử cung, tử cung hoặc nhau thai
– Mẹ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba)
– Mẹ có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: Ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, căng thẳng nhiều…
– Mẹ hút thuốc lá hay sử dụng một số loại thuốc, chất kích thích trong thai kỳ
– Mẹ bầu đã có tiền sử sinh non
– Bị nhiễm trùng
– Bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng trước khi mang thai
– Mẹ không đi khám thai định kỳ và không có phương pháp chăm sóc bản thân đúng cách.

Như vậy, nếu mẹ là một người hoàn toàn khỏe mạnh và có chế độ sinh hoạt hợp lý trong thai kỳ, mẹ đừng quá lo lắng khi thai gò nhiều. Thế nhưng, nếu có một trong những vấn đề nêu trên, khả năng cao là mẹ sắp sinh non. Vì vậy, tốt hơn hết không được chủ quan mà cần tới bệnh viện ngay lập tức.

Vì sao thai 36 tuần gò nhiều? Theo các bác sĩ, có thể do sự thay đổi về sinh lý, hormone; cũng có khi do những tác động từ bên ngoài như mẹ xoa bụng, động chạm hoặc kích thích nhũ hoa khiến tử cung bị co thắt.

♦ Thực hiện một số biện pháp để giảm sự khó chịu của cơn gò

Lúc này, mẹ tuyệt đối không được dùng tay xoa bụng hoặc kích thích vùng nhũ hoa vì có thể khiến nguy cơ sinh non xảy ra cao. Mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để làm giảm sự khó chịu:

– Massage nhẹ nhàng bụng với một chút tinh dầu thiên nhiên
– Ngồi thiền
– Nghe nhạc thư giãn
– Tắm vòi sen bằng nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm
– Tập các bài yoga bầu nhẹ nhàng
– Đi bộ hoặc nghỉ ngơi nhiều hơn
– Giải trí để quên cơn đau: xem phim, chơi game
– Sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đi tới tuần thai 36 là mẹ đã gần về tới đích, vậy nên mẹ cần phải cẩn thận hơn bao giờ hết. Thai 36 tuần gò nhiều, thay vì quá lo lắng, thì mẹ hãy bình tĩnh theo dõi các dấu hiệu của cơ thể để nhận biết mình sắp sinh hay chưa nhé. Chúc mẹ và bé được gặp nhau lúc cả hai đã sẵn sàng!

Mẹ nên tham khảo thêm: sàng lọc trước sinh là gì? sàng lọc trước sinh khi nào chính xác nhất ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét