Giấm táo không những là gia vị hoàn hảo trong bếp ăn gia đình mà còn là loại “thần dược” với sức khỏe. Chính nhờ điểm này mà nó được khá nhiều mẹ Tây ưa chuộng. Câu hỏi đặt ra, liệu tác dụng của giấm táo có phù hợp với mẹ Việt hay không?
Mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữa trải qua rất nhiều thay đổi. Cụ thể, sự biến động nội tiêt tố khiến hệ miễn dịch hoạt động kém đi rất nhiều. Do vậy, điều quan trọng là mẹ bầu cần phải tự chăm sóc bản thân bằng mọi cách có thể, từ thay đổi thói quen sinh hoạt cho đến thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Giữa vô vàn những lựa chọn thực phẩm, hẳn mẹ sẽ cảm thấy vô cùng bối rối. Hiểu được điều này, nipt gentis gửi đến bạn những thông tin hữu ích về những tác dụng tuyệt vời của giấm táo với sức khỏe thai kỳ. Mời bạn cùng tham khảo ngay nhé!
Giấm táo có công dụng gì với thai kì ?
Giấm táo được chiết xuất từ nước táo ép tươi lên men trong một thời gian dài. Thành phẩm sau cùng thu được chứa khá nhiều chất có hoạt tính sinh học, điển hình như: axit axetic, axit gallic, catechin, epicatechin… Chính vì bắt nguồn từ táo nên loại giấm này có hương thơm khá nhẹ nhàng cùng vị chua thanh, dịu hơn so với giấm rượu. Điều này khiến nó trở thành gia vị tuyệt hảo cho các món salad hoặc để ướp nướng.
Quay lại thắc mắc chính, câu trả lời rằng tác dụng của giấm táo hoàn toàn tốt với mẹ bầu, miễn là bạn sử dụng sản phẩm đã qua tiệt trùng và pha loãng với nước tinh khiết nếu không muốn cổ họng bị “thiêu đốt”.
Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ giấm táo chưa qua xử lý không được khuyến khích với thai phụ. Bởi hàm lượng vi khuẩn gây hại tiềm ẩn trong đó có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch vốn dĩ đã suy yếu của bạn.
Hơn thế nữa, việc này là để đảm bảo tránh các vấn đề sức khỏe ở mẹ xảy ra làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thêm một yếu tố khác để mẹ cân nhắc rằng các kháng thể bảo vệ cho bạn phải làm việc “quá tải” trong giai đoạn mang thai, do đó nó sẽ không thể xử lý các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể.
Bật mí những tác dụng của giấm táo với sức khỏe thai kỳ
Việc tiêu thụ giấm táo suốt thời kỳ mang thai rất được khuyến khích vì nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu, chẳng hạn như:
1. Cải thiện sức đề kháng
Các axit gallic có trong loại thực phẩm này đóng vai trò là chất kháng virus mạnh mẽ. Do đó, mẹ bầu nếu thường xuyên sử dụng sẽ không bị ốm vặt.
2. Tác dụng của giấm táo giúp phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu (UTI)
Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều này sẽ hiếm xảy ra nếu bà bầu sử dụng giấm táo. Theo đó, các enzyme và khoáng chất thiết yếu trong táo sẽ kìm hãm sự phát triển của vi trùng gây bệnh. Lời khuyên rằng bạn nên uống giấm táo với tỷ lệ 1 thìa cà phê giấm hòa với 1 cốc nước lọc để phòng tránh UTI.
3. Giải thoát mẹ bầu khỏi chứng ợ nóng
Ợ nóng là một trong những triệu chứng khó chịu gây “ám ảnh” mẹ bầu. Nó thường xuất hiện bắt đầu từ tuần thứ 14 đến 27 của thai kỳ. Giấm táo giúp trung hòa tính axit có trong thực phẩm bạn tiêu thụ và ngăn ngừa chứng ợ nóng hiệu quả.
4. Kiểm soát lượng đường trong máu
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu dùng khoảng 2 thìa cà phê giấm táo với nước trước ăn hoặc trước khi ngủ sẽ giảm đường huyết trong máu đáng kể. Điều này khá phù hợp cho những mẹ đang đối mặt với bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tuy nhiên, bạn cũng nên thận trọng với tác dụng này của giấm táo. Nếu vô ý dùng chung với các thuốc hạ đường huyết được chỉ định sẽ gây tác dụng phụ nguy hại sức khỏe cả mẹ lẫn con. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
5. Tác dụng của giấm táo giúp ổn định huyết áp
Mẹ bầu có thể ổn định huyết áp nhờ thường xuyên dùng giấm táo. Các axit axetic trong loại thực phẩm này giúp hạ huyết áp bằng cách giảm hoạt động của rennin. Đây chính là enzyme khiến huyết áp tăng vọt trong thai kỳ.
6. Chống lại cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh và cảm cúm là những vấn đề vô cùng “nhẵn mặt” ở mẹ bầu. Khi mắc bệnh, mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu vì chứng nghẹt mũi.
Để thoát khỏi tình trạng này, bạn có thể hòa giấm táo với một lượng vừa phải nước ấm để uống. Giấm táo chính là phương thuốc tự nhiên làm thông thoáng đường thở, ngăn vi trùng xâm nhập vào trong các xoang; đặc biệt là các virus gây cảm thông thường.
7. Tăng cường tuần hoàn máu
Ngoài những lợi ích trên, tác dụng của giấm táo còn giúp tuần hoàn máu tốt, nhờ vậy giảm được nguy cơ mắc chứng suy giãn tĩnh mạch ở thai phụ. Bạn có thể xoa bóp thường xuyên bằng giấm táo pha loãng để phòng ngừa tình trạng này.
Bên cạnh đó, việc uống giấm táo cũng sẽ mang lại cho bạn năng lượng tràn trề. Điều này khá hữu ích vì cơ thể mẹ bầu thường cảm thấy nặng nề, uể oải thường xuyên trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. bệnh down khi mang thai ảnh hưởng thế nào với trẻ sau này ?
8. Xua tan chứng đầy hơi, chướng bụng
Đầy hơi là vấn đề khá phiền toái mà mẹ bầu thường phải đối mặt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Giấm táo với những thành phần có lợi sẽ giúp giải quyết chứng đầy hơi hiệu quả. Không những thế, các enzyme trong giấm táo còn giúp tăng cường trao đổi chất, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn đấy.
Bí quyết để mẹ khỏe, con vui là hãy uống giấm táo pha loãng tầm 15 phút trước bữa ăn để kích thích tiêu hóa, đẩy mạnh quá trình hấp thu thức ăn.
9. Tác dụng của giấm táo trong điều trị mụn trứng cá
Sự dao động của hormone thai kỳ khiến mẹ bầu nổi mụn trứng cá nhiều hơn. Để đối phó với những nốt mụn xấu xí và lấy lại làn da tươi sáng như xưa, mẹ có thể nhờ đến tác dụng của giấm táo.
Bạn có thể pha loãng 1 thìa cà phê giấm táo với 3 thìa cà phê nước tinh khiết, sau đó dùng hỗn hợp này như là nước cân bằng (toner) hoặc cho vào bình xịt để làm nước xịt khoáng đều được. Tuy nhiên, nên nhớ rửa sạch lại mặt sau 5–10 phút để giấm táo trên da mặt nhé!
Lượng giấm táo an toàn với mẹ bầu là bao nhiêu?
Theo các chuyên gia, thai phụ nên dùng từ 1–2 thìa cà phê giấm táo hằng ngày. Tất nhiên là phải pha loãng với một nửa cho đến cả cốc nước đầy trước khi dùng. Tần suất sử dụng có thể lên đến 2 lần một ngày, tùy theo tình trạng sức khỏe của bạn.
Không riêng gì giấm táo, tiêu chí để lựa chọn thực phẩm trong thai kỳ là đã qua bước tiệt trùng để loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
Những rủi ro khi sử dụng giấm táo mà mẹ nên biết
Việc uống giấm táo không pha loãng trước có thể gây hại đến các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Bởi lẽ, thành phần của nó bao gồm axit acetic, chất này sẽ khiến niêm mạc thực quản dễ bị tổn thương. Ngoài ra, tính axit này của giấm táo cũng sẽ khiến men răng bị bào mòn nếu dùng thô.
Một thông tin quan trọng bạn cần nhớ rằng loại thực phẩm này có tương tác xấu với insulin hoặc một vài thuốc trong nhóm lợi tiểu. Vì vậy, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để xem liệu loại thuốc mình đang sử dụng có gây phản ứng bất lợi khi kết hợp với giấm táo hay không.
Hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây khi dùng giấm táo:
- Nổi mẩn đỏ, nóng và xuất hiện cảm giác ngứa rát trên mặt
- Hơi thở có vị axit, khó tiêu hoặc bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến dạ dày
- Buồn nôn và nôn
- Chóng mặt
Những lời khuyên thiết thực dành cho mẹ bầu
Dưới đây là một số lưu ý nho nhỏ khi tiêu thụ giấm táo trong thai kỳ:
- Phải thận trọng khi uống giấm táo hoặc những sản phẩm có liên quan. Để an tâm, bạn hãy tham vấn với bác sĩ trước khi dùng.
- Mỗi cá thể sẽ có một mức tiêu thụ giấm táo khác nhau, bạn có thể trao đổi điều này với bác sĩ phụ trách chuyên môn.
- Tuyệt đối không kết hợp chung giấm táo với các loại giấm khác cùng một lúc. Điều này có thể khiến nồng độ axit tăng cao, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Không dùng giấm táo để chữa bệnh thay thuốc trừ khi có khuyến cáo của bác sĩ.
- Không nên uống giấm táo trực tiếp vì nó có tính axit làm mòn men răng của bạn. Hãy pha loãng trong nước theo lỷ tệ thích hợp đã đề cập ở các phần trên.
- Để tối đa hóa những tác dụng của giấm táo, mẹ nên chọn mua các sản phẩm hữu cơ.
- Sau khi dùng giấm, bạn cần súc miệng lại ngay để tránh men răng khỏi bị hư tổn.
- Tránh dùng loại thực phẩm này nếu bạn đang gặp một số vấn đề liên quan đến dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng 30 phút trước hoặc sau khi uống cà phê hoặc trà
Giấm táo là gia vị rất tốt cho mẹ bầu, chính vì nó mang đến nhiều lợi ích đáng giá với sức khỏe. Để phát huy những tác dụng của giấm táo, bạn có thể tuân thủ theo những khuyến cáo mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Ngoài ra, bạn phải thật cẩn trọng khi dùng nếu đang gặp một số vấn đề sức khỏe.
Tham khảo thêm: sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu của thai kì ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét