Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Biện pháp phòng chống covid dành cho người mang thai

 Đại dịch do virus SAR-CoV-2 gây ra khiến chúng ta không khỏi sống trong lo âu. Nhiều mẹ bỉm sữa đang cho con bú cũng rất hoang mang. Hiểu được điều đó, sàng lọc trước sinh gentis gửi đến bạn các biện pháp phòng ngừa Covid-19 dành riêng cho các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. 

Các biện pháp phòng chống covid cho mẹ bầu

Sữa mẹ được ví như “thực phẩm vàng” vì cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cùng các kháng thể giúp bé chống lại bệnh tật. Hơn nữa, loại thực phẩm diệu kỳ này còn rất dễ tiêu hóa và không ảnh hưởng đến dạ dày trẻ sơ sinh. Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ nên được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Để đảm bảo an toàn trong mùa dịch khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần bỏ túi ngay những biện pháp phòng bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của WHO.

Vượt qua lo ngại khi nuôi con bằng sữa mẹ trong mùa “Cô Vi”

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 1 tuổi thường ít có khả năng chống đỡ với tiêu chảy và các loại bệnh khác. Tuy nhiên, nhờ sữa mẹ, hệ miễn dịch của trẻ sẽ hoạt động tốt và bạn không phải lo về vấn đề này. Thêm vào đó, sữa non đem lại vai trò to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của bé sơ sinh.

Trước tình hình dịch bệnh bùng phát, bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2, đặc biệt là người già và trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh do hệ miễn dịch yếu. Vì thế, các bà mẹ khi cho con bú cần phải hết sức thận trọng.

Một vài nghiên cứu đã thực hiện đưa ra nhận định trẻ em và phụ nữ ít có nguy cơ nhiễm Covid-19 hơn nam giới. Tuy nhiên, thực tế lại không thể đoán trước điều gì. Những phụ nữ có hệ miễn dịch yếu luôn được khuyến cáo phải được chăm sóc đặc biệt. Do đó, nhiều thai phụ và cả những bà mẹ cho con bú đã tỏ ra lo ngại trước dịch bệnh này.

Để giúp các bạn vượt qua nỗi lo ngại này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một số thông tin quan trọng như dưới đây.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của Covid-19 với phụ nữ cho con bú

Theo WHO, một nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu ảnh hưởng của Covid-19 lên phụ nữ mang thai và cho con bú. Mặc dù dữ liệu còn hạn chế, nhưng cho đến nay vẫn không có bằng chứng nào cho thấy nhóm đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh với mức độ nghiêm trọng hơn so với mặt bằng dân số chung.

Tuy nhiên, do những thay đổi trong cơ thể cùng hệ miễn dịch trước và sau sinh nênthai phụ có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó, điều cần thiết là mẹ bầu phải nắm được biện pháp phòng ngừa Covid-19 và nói với bác sĩ về các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm sốt, ho hoặc khó thở. 

Các bà mẹ hoàn toàn có thể cho con bú trong thời điểm này

Đây chính là khẳng định chắc chắn từ WHO. Tổ chức Y tế Thế giới cũng nhấn mạnh, nếu có quyết định cho con bú, các bà mẹ nên chú ý thực hành biện pháp phòng ngừa Covid-19 sau:

  • Thực hành vệ sinh đường hô hấp cho trẻ bú mẹ thường xuyên, mẹ nên đeo khẩu trang y tế khi cần thiết.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào trẻ.
  • Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt hay chạm vào trong nhà.

Phòng ngừa Covid-19 dành riêng với đối tượng bà mẹ cho con bú

Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hết sức thận trọng để tránh lây nhiễm SARS-CoV-2. Theo đó, bạn có thể tự bảo vệ bản thân bằng những cách sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước rửa tay bất cứ khi nào có thể. Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo bên mình dung dịch cồn rửa tay.
  • Duy trì khoảng cách giữa bạn và người khác ít nhất 2m.
  • Tuyệt đối không chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
  • Thực hành các biện pháp vệ sinh hô hấp như che miệng mỗi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay. Giấy sau khi dùng nên gói kỹ và cho ngay vào thùng rác.
  • Nếu có bất kỳ kiểu hiện như sốt, ho, khó thở, cần tức tốc liên lạc với bệnh viện gần nhất. Đồng thời nên tuân thủ theo chỉ đạo của cơ quan y tế địa phương.
  • Phụ nữ mang thai và mới sinh con nên tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ. Nếu muốn giãn cách lịch khám, bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên bệnh viện để không bỏ qua những mốc khám quan trọng. Ngoài ra, các mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm về việc đi khám thai mùa dịch làm sao cho an toàn.

Mong rằng những biện pháp phòng ngừa Covid-19 trên đây sẽ giúp các bà mẹ cho con bú an tâm hơn phần nào để chăm lo sức khỏe cho con và gia đình mình.

Tham khảo thêm: bệnh edward và bệnh down ảnh hưởng đến thai thế nào ?

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Mối hại khôn lường bà bầu dùng tăm bông ngoáy tai

 Rất nhiều mẹ bầu có thói quen lấy ráy tai bằng tăm bông sau khi tắm gội. Bạn cần dừng ngay việc này lại, bởi lẽ việc sử dụng bông ngoáy tai là vô cùng có hại cho sức khỏe thính giác.

Việc vệ sinh tai bằng tăm bông có thể làm cho các sợi bông gòn dính lại bên trong tai, lâu dần dẫn đến những vấn đề tai hại. Có báo cáo cho thấy, việc dùng bông ngoáy tai thường xuyên có thể gây thủng màng nhĩ, viêm tai, nấm tai hoặc trường hợp xấu nhất là điếc vĩnh viễn.

Tác hại khôn lường khi mẹ bầu dùng tăm bông ngoáy tai

Không riêng gì các mẹ bầu, nhiều người vẫn có thói quen dùng bông ngoáy tai thậm chí ngay cả khi không bị ngứa. Điều này hết sức nguy hại vì vô tình đã loại bỏ đi “hàng rào phòng vệ tự nhiên” của đôi tai.

Chúng ta cũng làm điều này khi cảm thấy ráy tai quá nhiều dẫn đến khó chịu, bức bối nên muốn “tống cổ” chúng ra ngay. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng ráy tai không hề vô dụng. Về mặt lý thuyết, ráy tai được sinh ra để bảo vệ tai khỏi tác hại của bụi bẩn và dị vật. Hơn nữa, ráy còn có tác dụng làm trơn bề mặt tai và ngăn ngừa sự xuất hiện của nấm mốc. Chính vì đặc tính này mà bạn sẽ cảm thấy tai mình bị khô sau khi làm sạch ráy tai. sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu chính xác nhất ?

Mặt khác, nhờ vào cơ chế làm sạch tự nhiên mà ráy tai sẽ dần tự di chuyển và rơi ra khỏi tai. Khi đó, quá trình hình thành ráy tai mới sẽ bắt đầu và quy trình cứ lặp đi lặp lại như vậy.

Những tổn thương do sử dụng bông ngoáy tai mẹ bầu cần biết

1. Ảnh hưởng đến cấu trúc tai giữa

Theo đó, tăm bông hoặc các dụng cụ bằng kim loại khác khi được đẩy quá sâu vào tai trong lúc lấy ráy tai sẽ gây tổn thương phần tai giữa. Phổ biến nhất có lẽ là tình trạng rách màng nhĩ.

2. Nhiễm trùng

Việc lấy ráy tai, sử dụng bông ngoáy tai vô tình đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong ống tai. Điều này có thể gây ra tình trạng viêm tai giữa.

Khi bị đẩy vào bên trong, một phần ráy tai cũng bám vào màng nhĩ làm tăng gánh nặng, giảm độ rung của bộ phận này. Nặng hơn nữa, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ hỏng màng nhĩ, mất thính giác hoặc nhiễm trùng.

3. Làm xuất hiện dị vật trong tai

Nhiều trường hợp, phần đầu của bông ngoáy tai bị rơi ra ngoài và mắc kẹt lại bên trong lòng tai. Vấn đề này xảy ra sẽ khiến các bà mẹ tương lai vô cùng khó chịu, bức bối.

Một nghiên cứu trên các dị vật trong cơ thể báo cáo rằng, tăm bông chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca cấp cứu nhất. Vì vậy, khi sử dụng để vệ sinh tai, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận.

4. Tác động do tích tụ quá nhiều ráy tai

Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng tăm bông sẽ khiến ráy tai bị đẩy vào sâu hơn trong ống tai. Bên cạnh việc gây tổn thương cấu trúc tai giữa, việc tích tụ quá nhiều ráy tai sẽ dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như: Đau, cảm giác nặng nề trong tai hoặc ù tai, không nghe rõ.

Mẹ bầu nên làm gì khi cảm thấy tai bị đau?

Sau khi kết thúc quá trình vệ sinh tai bằng tăm bông và bạn cảm thấy đau ở vị trí này, những việc tiếp theo cần phải làm bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau có sẵn tại nhà. Loại thuốc không kê đơn phù hợp cho bạn như Paracetamol hay Acetaminophen. Nếu dị ứng với thuốc này, bạn có thể chuyển qua sử dụng Ibuprofen. Khi dùng thuốc, nếu cơn đau không thuyên giảm mà còn nặng hơn, hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Lưu ý, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc mà cần phải có sự tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Ngoài ra, khi chạm vào tai mà cảm thấy đau kèm biểu hiện không nghe rõ, bạn cũng nên đến bác sĩ ngay. Vì có thể lúc này, tai bạn đã bị tổn thương.

Mách mẹ bầu những biện pháp vệ sinh tai an toàn mà không cần dùng đến tăm bông

Lấy ráy tai bằng tăm bông sẽ gây hại, nếu như bạn thường xuyên lạm dụng việc này. Bên cạnh việc hạn chế dùng bông ngoáy tai, bạn cũng có thể thử những mẹo phổ biến sau đây:

1. Hỗn hợp tỏi và dầu dừa

Sự kết hợp giữa tỏi và dầu dừa được cho là combo thay thế tuyệt vời cho bông ngoáy tai. Điều thú vị là biện pháp này đã có từ rất lâu rồi đấy! Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết thực hiện ra sao cho đúng, hãy để xét nghiệm nipt gentis hướng dẫn cặn kẽ cho bạn.

Bạn cũng biết rằng tỏi là loại củ gia vị mang lại đặc tính kháng khuẩn và chống virus hữu hiệu. Do đó, hỗn hợp dầu tỏi cũng sẽ giúp loại bỏ sạch sẽ ráy tai cho bạn. Hơn nữa, nó còn mang lại lợi ích khử mùi và giữ cho bạn thoát khỏi tình trạng nhiễm trùng tai.

Để làm ra hỗn hợp này, bạn cần chuẩn bị khoảng 4 – 5 tép tỏi tươi, bóc sạch vỏ và nấu cùng một ít dầu dừa trong 10 – 12 phút. Sau khi xong, đem lọc lấy phần dầu và nhỏ vào tai một vài giọt. Lời khuyên là sẽ tốt hơn nếu sử dụng khi dầu còn đang ấm. Tuy nhiên, không nên để dầu quá nóng vì sẽ ảnh hưởng đến lớp da nhạy cảm bên trong tai.

2. Baking soda

Ngoài mang lại lợi ích cho làn da và mái tóc, baking soda còn có thể sử dụng để khử mùi hôi tai. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần trộn một nhúm nhỏ baking soda cùng với 2 thìa cà phê nước tinh khiết. Sau đó dùng hỗn hợp vừa pha nhỏ vào tai, để yên khoảng 2 phút rồi lau sạch. Phương pháp này không những loại bỏ mùi hôi, mà còn giúp làm sạch ráy tai nữa đấy!

3. Giấm táo

Các bà mẹ tương lai cũng có thể dùng giấm táo thay cho bông ngoáy tai khi muốn vệ sinh tai. Do có tính axit nhẹ nên giấm táo có thể “quét” sạch phần ráy tai thừa cho bạn. Hãy thử biện pháp này bằng cách trộn nửa thìa cà phê giấm táo với 2 thìa cà phê nước cất. Nhỏ hỗn hợp vào tai và để yên khoảng 2 phút. Sau đó làm sạch lại với sự trợ giúp của một dụng cụ là nút tai.

4. Hydrogen peroxide (oxy già)

Hydrogen peroxide được sử dụng phổ biến nhất để loại bỏ bụi bẩn và ráy tai. Cơ chế là khi nhỏ chất này vào, nó sẽ phản ứng với các vi khuẩn và bụi bẩn bên trong, từ đó hình thành nên bọt bong bóng. Bọt này nổi lên và mang theo những chất bẩn cần loại bỏ.

Lưu ý bạn không được dùng oxy già nhỏ trực tiếp vào tai. Cách tốt nhất là phải pha loãng bằng nước cất. Nên sử dụng loại oxy già có nồng độ khoảng 3% bạn nhé!

Trên đây là những gợi ý về cách vệ sinh tai an toàn cho mẹ bầu. Nếu có bất kỳ vấn đề nào lo ngại, hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được hướng dẫn thêm. Ngoài việc dùng bông ngoáy tai, bạn cũng nên tránh các biện pháp không an toàn khác, chẳng hạn như dùng nến hoặc các loại thiết bị hút ráy tai không rõ nguồn gốc. Cùng chia sẻ bài viết để bảo vệ thai kỳ an toàn cho bạn và người thân xung quanh nhé.

Tham khảo thêm: khám sàng lọc thai nhi ở đâu uy tín chất lượng ?

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

Lá mật gấu có gây hỏng thai hay không ?

 Tác dụng của lá mật gấu đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe như giúp hạ sốt, hạ huyết áp, chữa bệnh đau dạ dày… Tuy nhiên bà bầu dùng lá mật gấu có an toàn hay không, mời bạn tìm hiểu ngay sau đây cùng sàng lọc trước sinh gentis nhé. 

Lá mật gấu có gây sảy thai không ?

Cây mật gấu hay còn gọi là cây lá đắng, có nguồn gốc từ châu Phi, từ lâu đời đã được biết đến như một phương thuốc phổ biến có thể giúp điều trị nhiều loại bệnh. Ngoài ra, lá cây này còn được sử dụng rộng rãi để làm rau ăn hàng ngày.

I. Tác dụng của lá mật gấu 

Lá cây mật gấu chữa bệnh gì? Lá mật gấu rất giàu khoáng chất, vitamin, protein và nhiều thành phần khác, nhờ đó có thể mang đến một số tác dụng tốt cho sức khỏe như sau:

1. Hạ sốt 

Lá mật gấu chứa flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Flavonoid hoạt động cùng với andrographolide lactones, glucoside, diterpene trong lá này có thể giúp hạ sốt. 

Ngoài ra, người dân châu Phi còn thường uống một ly nước ép lá mật gấu để điều trị bệnh sốt rét và hạ sốt.

2. Hạ huyết áp

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc nhai lá tươi hoặc uống nước ép lá mật gấu làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Điều này giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra, lá mật gấu còn chứa kali nên rất tốt cho những người bị huyết áp cao. Kali giúp loại bỏ lượng muối dư thừa trong cơ thể (lượng muối cao là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp), nhờ đó có thể hạ huyết áp.

Tác dụng của lá mật gấu có thể hạ huyết áp

3. Điều trị bệnh về đường tiêu hóa 

Công dụng của cây mật gấu còn có thể được biết đến với việc điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, đau dạ dày, kiết lỵ và nhiều vấn đề khác liên quan đến đường ruột.

Người dân châu Phi và một số nước châu Á thường giã lá mật gấu tươi với muối, sau đó vắt lấy nước để uống 2 lần/ngày giúp điều trị bệnh đường ruột.

4. Cải thiện chức năng trao đổi chất 

Vitamin B1 (thiamine) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid, axit amin và glucose trong cơ thể. 

Lá mật gấu rất giàu vitamin B1, nhờ đó có thể giúp oxy hóa các axit béo khác để tạo ra sự tổng hợp lipid cho cơ thể.

5. Tăng cường sức khỏe của xương và răng 

Vitamin C trong lá mật gấu giúp chống oxy hóa và duy trì hệ xương và răng khỏe mạnh. 

Trong khi đó, vitamin K của loại lá này lại giúp ngăn ngừa sự suy yếu của mô xương, dẫn đến loãng xương.

6. Đánh bại các gốc tự do 

Vitamin E đóng vai trò là chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể. 

Lá cây mật gấu cũng chứa hàm lượng vitamin E tương đối dồi dào nên có tác dụng trong việc chống lại các gốc tự do gây bệnh.

7. Lá mật gấu điều trị tiểu đường

Lá mật gấu trị bệnh gì? Khoa học đã chứng minh lá mật gấu chứa các hợp chất thực vật andrographolide có thể kiểm soát mức đường trong máu và thúc đẩy chức năng insulin hoạt động bình thường, nhờ đó hỗ trợ điều trị tiểu đườngbệnh edward gây những nguy cơ gì cho thai nhi ?

II. Tác dụng của lá mật gấu với thai kỳ

Đối với phụ nữ mang thai, lá mật gấu chứa nhiều hoạt chất có lợi cho thai kỳ. Trong số đó nổi bật nhất là vitamin C, kali, vitamin E, vitamin B1, vitamin K… giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ xương cho bà bầu, hỗ trợ quá trình phát triển trí não của thai nhi cùng nhiều tác dụng khác.

Đến nay, khoa học chưa ghi nhận tác dụng của lá mật gấu gây hại cho thai kỳ. Tuy nhiên, loại lá này được cho là có chứa một số hoạt chất gây co thắt cổ tử cung. Vì thế tốt nhất, trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳbà bầu không nên ăn lá mật gấu. Từ tam cá nguyệt thứ 2bà bầu có thể ăn loại lá này để bổ sung dinh dưỡng song chỉ nên ăn ít và không nên ăn liên tục. 

Phụ nữ cho con bú nên ăn loại lá này để tăng tiết sữa và bảo vệ xương, răng khỏe mạnh.

Tác dụng của lá mật gấu tốt cho thai kỳ nhưng không nên dùng trong tam cá nguyệt đầu tiên

III. Một số câu hỏi thường gặp về tác dụng của lá mật gấu

Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi thường gặp về loại lá này để có cách sử dụng tốt hơn.

1. Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không? Uống lá mật gấu nhiều có hại gì không? 

Mặc dù lá mật gấu có nhiều tác dụng tốt, song nếu bạn uống hàng ngày là không nên. Bởi vì việc uống bất kỳ loại lá nào quá thường xuyên cũng có thể gây dư thừa một số chất trong cơ thể. Điều này về lâu dài là không tốt cho sức khỏe.

2. Tác dụng phụ của lá mật gấu là gì? 

Lá mật gấu có chứa kháng sinh tự nhiên. Nếu bạn uống quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy.

3. Những ai không nên dùng lá mật gấu? 

  • Người huyết áp thấp
  • Bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên  

4. Cách dùng lá mật gấu như thế nào? 

  • Ép lấy nước để uống
  • Dùng để nấu canh/súp
  • Dùng đắp ngoài da
  • Lá phơi khô, sắc nước để uống

5. Lá mật gấu giảm cân có đúng không? 

Nhờ giàu chất xơ, vitamin nên lá mật gấu có thể hỗ trợ giảm cân khi kết hợp với chế độ ăn kiêng và các phương pháp giảm cân khác. Nếu chỉ ăn/uống lá mật gấu mà không kết hợp với các phương pháp giảm cân khác thì bản thân lá mật gấu không thể giúp bạn giảm cân.

Tác dụng của lá mật gấu đã được nghiên cứu là tốt cho sức khỏe, kể cả với bà bầu. Tuy nhiên, mặc dù chưa có ghi nhận về các trường hợp lá mật gấu gây sảy thai, song vì loại lá này chứa các hoạt chất kích thích cổ tử cung nên bà bầu cần tránh ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên để đảm bảo an toàn cho thai kỳ nhé.

Mẹ tham khảo thêm: Địa chỉ làm xét nghiệm double test ở đâu uy tín chính xác ?

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Tinh dầu hoa anh thảo có tác dụng gì với người mang thai

 Tinh dầu hoa ảnh thảo có nhiều tác dụng tốt đối với phụ nữ, ví dụ như giảm căng thẳng, nóng trong, đau nhức cơ thể, giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt. Song bà bầu dùng tinh dầu hoa anh thảo có an toàn không? Có bầu uống tinh dầu hoa anh thảo được không? cùng nipt gentis tham khảo nhé !

Tinh dầu hoa anh thảo có tác dụng gì với bà bầu

Tinh dầu hoa ảnh thảo được chiết xuất từ cây hoa anh thảo, chứa axit linolenic, axit gamma linolenic và vitamin E. Hoa anh thảo được biết đến với nhiều đặc tính y học như điều trị rối loạn da và giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Mặc dù có nhiều tác dụng tốt cho phụ nữ nhưng có lời đồn rằng tinh dầu hoa anh thảo gây chuyển dạ sớm nên có thể gây hại cho thai kỳ. Thực hư chuyện này như thế nào? Bầu có uống được tinh dầu hoa anh thảo không? gentis sẽ giải đáp cho mẹ bầu ngay sau đây nhé.

1. Tinh dầu hoa anh thảo có tác dụng gì với bà bầu?

Theo các nghiên cứu khoa học, tinh dầu hoa anh thảo chứa hàm lượng axit gamma-linolenic (GLA). GLA là một axit béo omega-6 có trong dầu thực vật. Với axit này, công dụng của tinh dầu hoa anh thảo với bà bầu có thể kể đến như:

  • Bầu có uống được tinh dầu hoa anh thảo không? Tinh dầu này thúc đẩy chuyển dạ một cách lành mạnh và an toàn
  • Chữa bệnh chàm da khi mang thai
  • Giảm đau cơ bằng liệu pháp massage với tinh dầu
  • Tăng khả năng sinh con qua âm đạo an toàn và giảm tình trạng rách âm đạo quá nhiều trong khi sinh
  • Giảm nguy cơ sinh non hoặc sinh muộn
  • Giảm nguy cơ tiền sản giật
  • Giảm đau nhức vú do bị kích thích trong ba tháng đầu thai kỳ
  • Giảm các triệu chứng tiểu đường thai kỳ. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy uống dầu hoa anh thảo cùng với vitamin D trong thời kỳ mang thai giúp giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nhưng nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn không nên dùng chất bổ sung mà không được bác sĩ cho phép trước. Do đó, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu cho kết quả chính xác nhất ?

2. Tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo với thai kỳ

Việc sử dụng tinh dầu hoa anh thảo quá mức có thể gây tác dụng phụ đối với sức khỏe của bà bầu. Một số rủi ro tiềm ẩn của loại tinh dầu này gây ra cho thai phụ bao gồm:

  • Sử dụng tinh dầu hoa anh thảo với liều lượng lớn trong tuần cuối thai kỳ có thể gây ra tình trạng thai nhi dừng xuống âm đạo, gây khó khăn cho việc sinh nở.
  • Tinh dầu này có chất làm loãng máu, khiến máu khó đông nên có thể dẫn đến các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ sinh mổ.
  • Tinh dầu hoa anh thảo có bầu dùng được không? Dầu hoa anh thảo được dùng với liều lượng cao có thể gây đau bụng dữ dội, đau đầu, buồn nôn, đầy hơi hoặc tiêu chảy.
  • Bà bầu cũng có thể bị xuất huyết sau sinh nếu khi mang bầu dùng loại tinh dầu này với liều lượng lớn, đặc biệt là ở những phụ nữ có tình trạng thai nghén như nhau tiền đạo.

3. Bà bầu dùng tinh dầu hoa anh thảo khi nào thì an toàn?

Bà bầu dùng tinh dầu hoa anh thảo an toàn ở ba tháng đầu hoặc ba tháng giữa của thai kỳ. Tuy nhiên, bạn không nên dùng tinh dầu này ở tam cá nguyệt thứ 3 ngoại trừ tuần cuối của thai kỳ vì tinh chất của loại dầu này gây chuyển dạ sớm nên có thể dẫn đến sinh non.

Có bầu uống tinh dầu hoa anh thảo được không? Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi muốn dùng tinh dầu hoa anh thảo trong thai kỳ nhé. 

4. Có bầu uống tinh dầu hoa anh thảo được không?

Tinh dầu hoa anh thảo loại nào tốt? Tinh dầu hoa anh thảo thường được dùng dưới dạng viên nang. Bà bầu có thể dùng bằng cách uống viên nang này hoặc rạch viên nang để lấy tinh dầu thoa lên da. 

Mặc dù tinh dầu hoa anh thảo dạng viên nang được đánh giá là an toàn cho một số giai đoạn trong thai kỳ, tuy nhiên bạn vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng nhé.

Bà bầu có thể dùng loại tinh dầu này an toàn theo các cách sau:

  • Uống tinh dầu hoa anh thảo đúng cách: Có bầu uống tinh dầu hoa anh thảo được không? Bà bầu nên uống tinh dầu hoa anh thảo vào lúc nào? Bà bầu có thể trong 4 tuần cuối của thai kỳ để làm mềm và làm mỏng cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng ở âm đạo để kích thích chuyển dạ: Nhiều phụ nữ dùng viên nang nhét vào âm đạo từ khoảng tuần thứ 38 đến tuần thứ 40 của thai kỳ để gây chuyển dạ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng để massage: Trong ba tháng đầu của thai kỳ, bà bầu có thể massage cơ thể bằng tinh dầu hoa anh thảo để thư giãn và chống rối loạn sắc tố da.

5. Lưu ý cho bà bầu dùng tinh dầu hoa anh thảo

Khi dùng tinh dầu hoa anh thảo, bà bầu cần lưu ý các điều sau để giữ an toàn cho thai kỳ và trẻ nhỏ trong nhà nhé.

  • Dùng với liều lượng vừa phải theo khuyến cáo của nhà sản xuất
  • Luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
  • Không dùng tinh dầu hoa anh thảo để làm hương liệu
  • Luôn để xa tầm tay trẻ em
Như vậy bạn đã biết tinh dầu hoa anh thảo có bầu dùng được không. Tinh dầu hoa anh thảo dùng ở mức độ vừa phải và đúng thời điểm sẽ có lợi cho thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu luôn cần hỏi ý kiến của bác sĩ và dùng theo chỉ định để không xảy ra tác dụng phụ đáng tiếc gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nhé.
Tham khảo thêm: Địa chỉ xét nghiệm thalassemia tại đà nẵng chất lượng

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ

 Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ đẻ để “bắt” con. Liệu lần đầu sinh mổ, lần 2 cũng sẽ như vậy? Câu trả lời dành cho mẹ đây cùng xét nghiệm nipt gentis tìm hiểu nhé !

Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ hay không ?

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vết sẹo mổ ở vùng bụng rất dễ bị bục ra trong khi diễn ra quá trình sinh nở tiếp theo. Chính vì vậy, nếu mẹ muốn sinh mổ cho lần thứ 2 thì mẹ phải đợi một thời gian để vết sẹo lành lại hoàn toàn.

Các bác sĩ thường khuyên thời gian sinh mổ lần 2 nên cách khoảng 2 năm kể từ khi sinh mổ lần đầu. Thời gian này đủ để giúp mẹ hồi phục hoàn toàn vết mổ và cũng là thời điểm tốt nhất để đảm bảo cho sự phát triển của bé và sự an toàn của mẹ.

Nếu thời gian giữa hai lần sinh là dưới 6 tháng thì khả năng bục vết sẹo mổ của mẹ bầu sẽ rất cao vì lúc này vết sẹo vẫn chưa hoàn toàn liền lại.

Và nếu thời gian sinh mổ giữa lần đầu tiên và lần thứ 2 là dưới 18 tháng thì khả năng vết sẹo bị bục ra sẽ cao gấp 3 lần so với những lần mổ đẻ sau khoảng thời gian này.

Đồng thời, khi khoảng thời gian sinh mổ lần 2 cách lần 1 quá ngắn thì dễ dẫn đến những biến chứng trong thai kỳ như hiện tượng nhau thai cài răng ngược, tăng nguy cơ phải cắt bỏ tử cung sau sinh.

Có thể sinh thường sau lần đầu sinh mổ không?

Quan niệm đẻ mổ lần 1, ắt sẽ đẻ mổ lần 2 hoàn toàn không đúng. Việc mẹ có sinh thường được hay không được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố trong đó có sức khỏe của mẹ, tình hình của thai nhi như cân nặng, ngôi thai, nước ối…

Dựa vào kết quả nhận định, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên sinh thường hay sinh mổ qua những lần khám thai định kỳ.

Do điều kiện sinh thường sau mổ tương đối hà khắc, khiến cho không ít thai phụ có quan niệm này.

“Chúng tôi thấy sẹo tử cung nên liệt vào dạng chỉ định mổ lấy thai, đó là vì những sản phụ thai đầu sinh mổ, khi sinh tự nhiên có thể xảy ra biến chứng “vỡ tử cung”.

Trong quá trình sinh nở, vết khâu tử cung có thể bục rách do không chịu được sự co thắt mạnh, dẫn tới nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Nhưng xét về mặt lý thuyết, chỉ cần tử cung khôi phục tốt, cân nặng của thai nhi khống chế hợp lý, lần mang thai sau không có chống chỉ định sinh ngã âm đạo, thai phụ vẫn có thể sinh thường.

Trên thực tế, để bảo đảm an toàn, người chọn sinh mổ con thứ 2 tương đối nhiều”. xét nghiệm double test ở đâu chính xác nhất ?

Đẻ mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ không?

Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ? Theo các bác sĩ chuyên ngành, thực tế, hầu hết các ca sinh mổ lần đầu đều có xu hướng đẻ mổ lần 2, bởi khoảng cách sinh con giữa hai lần quá gần để sinh thường.

Tuy nhiên, sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hoặc chỉ định mổ luôn, hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ định từ cơ sở y tế bạn theo khám trực tiếp.

Đẻ mổ có nên đợi chuyển dạ không? Việc chờ tới khi chuyển dạ mới mổ hay chủ động mổ trước còn tùy vào rất nhiều yếu tố. Khi khám, bác sĩ sẽ kiểm độ dày mỏng của thành tử cung, đánh giá tình hình của vết mổ cũ.

Nếu phát hiện thấy bất cứ bất thường hay nguy cơ nào, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ lần 2 để tránh các biến chứng nguy hiểm trong khi chuyển dạ.

Các trường hợp chỉ định đẻ mổ lần 2 sẽ là các mẹ có khung chậu hẹp, đường mổ tử cung là đường dọc, khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn dưới 16 tháng, thai làm tổ ngay trên vết mổ tử cung.

Sanh mổ lần 2 có đau không?

Sinh mổ lần 2 có đau hơn lần 1 hay không phục thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Theo quy trình mổ thì sản phụ sẽ được gây tê tủy sống để không có cảm giác đau đớn và nó có tác dụng trong khoảng vài tiếng.

Sau khi hết thuốc tê, cảm giác đau ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau và trong trường hợp mẹ cảm thấy đau nhức, không thoải mái thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho sản phụ.”

Như vậy tin đồn “sinh mổ lần 2 đau hơn lần 1” là hoàn toàn không có căn cứ vậy nên các mẹ đừng để những lời đồn đại này làm ảnh hưởng đến hành trình vượt cạn của mình.

Và để sinh mổ lần 2 trở nên nhẹ nhàng hơn các mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái và chuẩn bị tâm lý thật vững vàng nhé.

Mổ đẻ lần 2 nên mổ ở tuần bao nhiêu?

Điều đầu tiên, các mẹ cần nhớ rằng, thời điểm sinh mổ trong lần mang thai thứ 2 sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Với mỗi trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về thời điểm sinh mổ lần 2 khác nhau, sao cho đảm bảo an toàn và tốt nhất cho cả 2 mẹ con.

  • Trong trường hợp sức khỏe của người mẹ tốt, không có các triệu chứng bất thường trong suốt thai kỳ thì có thể sinh lần 2 khi thai được 39 tuần tuổi. Đây là thời điểm tốt nhất để em bé phát triển tối đa và cơ thể mẹ vẫn có thể đáp ứng được.
  • Trong trường hợp sức khỏe bà mẹ không tốt, có tiền sử bị thai lưu, thai ngoài tử cung, đã có can thiệp y tế để bỏ thai thì nên đến bệnh viện sớm để được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, mẹ cần sinh mổ khi thai được 38 tuần tuổi là an toàn nhất.

Các mẹ chú ý, ở tháng cuối thai kỳ nên tới bệnh viện thăm khám định kỳ và đăng ký lịch mổ nhé. Tránh để tới khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ mới mổ sinh.

Vì có thể khi đó, thai đã quá to, ảnh hưởng tới vết mổ cũ của mẹ, không những thế nó còn làm cho mẹ phải chịu đau đẻ hai lần (đau do chuyển dạ và đau đẻ mổ).

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ phải kiểm tra đầy đủ tất cả các chỉ số thai nhi gồm: độ dày mỏng của thành tử cung; nhịp tim thai, cân nặng, chiều dài thân… và đồng thời đánh giá về hiện trạng của vết mổ cũ.

Nếu có bất thường về sức khỏe của thai nhi hay của mẹ, bác sĩ ngay lập tức sẽ chỉ định sinh mổ lần 2 chủ động nhằm hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

Sinh mổ lần 2 cần chuẩn bị gì?

Nếu lỡ mang bầu lần 2 trước 24 tháng, các chị phải đi kiểm tra ngay để bác sĩ xác định xem cơ thể có đủ dể mang thai hay không.

1. Kiểm tra tình trạng của “vết mổ”

Khác với lần đầu tiên, siêu âm khi mang thai lần 2 không chỉ đơn giản để kiểm tra sức khỏe thai nhi mà còn để kiểm tra tình trạng vết mổ cũ của mẹ bầu.

Trong khi đi khám, mẹ bầu cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về lần sinh trước như thời gian mổ, lý do mổ, thời gian phục hồi, biến chứng sau sinh…

2. Cẩn trọng với dấu hiệu bất thường

Tuy rất hiếm sảy ra, nhưng vẫn không ít trường hợp các vết mổ lần đầu bị nứt trong lần mang thai thứ 2. Đây là tình trạng cực kì nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của mẹ.

Chính vì vậy, bà bầy phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra vết mổ cũ, nếu xuất hiện những cơn đau, màu sắc bất thường, mẹ phải báo cho bác sĩ ngay.

3. Chọn bác sĩ mổ có chuyên môn tốt

Sinh mổ lần 2 không hề đơn giản như lần 1. Bác sĩ mổ đẻ lần 2 phải là người có chuyên môn tốt để kịp thời xử lý những vấn đề bất thường xảy ra.

Dựa vào kinh nghiệm sinh mổ lần 2 đã có, mẹ bầu hãy cố gắng tìm hiểu, lựa chọn vị bác sĩ giỏi để đón con chào đời nhé!

Mổ đẻ 2 lần có sinh con thứ 3 được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, dù sinh con theo cách thức nào, tự nhiên hay mổ, mẹ đều có nguy cơ cao gặp nguy hiểm nếu cơ địa yếu, sức khỏe không ổn định.

Chẳng phải chờ đến lần thứ 2 hay thứ 3, không ít mẹ ngày từ lần sinh nở đầu tiên đã gặp phải biến chứng và tử vong.

Có một điều chắc chắn rằng, trải qua nhiều lần sinh nở, sức khỏe và sức chịu đựng của phụ nữ giảm đi rõ rệt. Do đó, ngay cả khi trong thai kỳ, mẹ bầu mang thai nhiều lần cũng có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn.

Càng sinh con nhiều lần, nguy hiểm càng tăng bấy nhiêu. Do đó, mẹ bầu mang thai lần 2 hay 3 cần được chăm sóc và theo dõi đặc biệt, để bảo vệ an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Tham khảo thêm: hội chứng edwards khi mang thai nguy hiểm thế nào ?

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

Mang bầu có nên tắm vào buổi sáng

 Mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng và cách tắm như thế nào là tốt nhất? Mời bạn đọc ngay bài viết này cùng sàng lọc trước sinh gentis để biết bản thân đã tắm đúng chưa, có đang vô tình gây nguy hiểm cho bé và chính mình không nhé!

Mang thai có nên tắm vào buổi sáng

Sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy, bạn sẽ có cảm giác khó chịu vì mồ hôi sau một đêm dài. Thông thường, nhiều người có thói quen tắm sáng để làm sạch cơ thể và tạo tinh thần sảng khoái cho một ngày làm việc mới. Vậy riêng mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng?

Chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo: Trong việc chăm sóc mẹ bầu, tốt nhất phụ nữ mang thai nên hạn chế tắm sáng, đặc biệt là khi vừa thức dậy với cái bụng trống rỗng. Thời điểm này tuần hoàn máu vẫn chưa đạt đến mức bình thường cần thiết, nếu gặp kích thích của nước nóng rất dễ khiến tuần hoàn máu tăng nhanh đột ngột, làm tăng nguy cơ thiếu oxy trong tử cung, bất lợi cho thai nhi.

Bên cạnh đó, một số chi tiết nhỏ vào sáng sớm mà mẹ bầu cũng nên chú ý, điển hình như đặt chuông báo thức quá lớn. Cho dù bản thân bạn có thể quen với âm thanh lớn này nhưng sự kích thích “réo rắt” đến tai có thể làm thai nhi hoảng sợ. Nếu bạn cần thức dậy đúng giờ thì nên chọn loại nhạc chuông êm dịu và chỉnh âm lượng vừa phải, như thế còn có lợi cho sự phát triển của em bé.

Ngoài ra, một thói quen mà nhiều người mắc phải đó là hễ vừa mở mắt thức giấc là bật dậy ngay, mẹ bầu nên tránh tình trạng này. Khi bạn nằm quá lâu mà đột ngột đứng dậy sẽ khiến đầu óc choáng váng do não bộ tạm thời bị thiếu máu. Tốt nhất mẹ bầu nên nán lại giường khoảng 15 phút thực hiện vài động tác co duỗi cơ thể. Cách này vừa làm thông máu huyết, vừa giảm chứng tê tay chân và không làm động đến thai nhi.

Mẹ bầu nên tắm đứng hay ngồi là tốt nhất?

Đã làm rõ vấn đề mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng hay không thì tư thế khi tắm cũng là yếu tố quan trọng cần lưu ý. Phụ nữ thường thích cảm giác ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn nhưng các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bạn không nên tắm bồn quá thường xuyên. Trong tình huống bình thường đã vậy thì khi mang thai, mẹ bầu càng nên hạn chế sở thích này, thay vào đó nên đứng tắm với vòi hoa sen chẳng hạn.

Âm đạo của phái nữ luôn duy trì một mức độ axit nhất định và có tác dụng ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh. Hiện tượng sinh lý này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với lượng estrogen và hormone sinh sản tiết ra ở buồng trứng.

Khi có thai, lượng hormone sinh sản được sinh ra sẽ có xu hướng cao hơn estrogen, do đó mật độ các tế bào ở âm đạo bị bong tróc cũng tăng lên, môi trường axit giảm xuống, làm hạn chế tác dụng tiêu diệt vi khuẩn vốn có. Khi bạn ngồi trong bồn tắm, các thành phần chất bẩn hoặc có hại dễ tiến vào âm đạo trong khi sức đề kháng ở đây đang giảm, dẫn đến mẹ bầu dễ bị viêm tử cung, viêm phần phụ, thậm chí là sinh non.

Chính vì vậy, trong việc trả lời câu hỏi mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng, bạn cũng nên chú ý về tư thế và môi trường xung quanh. Vì mẹ bầu đứng tắm thường xuyên, bạn nên thiết kế thêm tay vịn chắc chắn trong phòng tắm để đề phòng trơn trượt. Đến những tháng cuối thai kỳ, do bụng đã khá to nên mỗi hành động của mẹ bầu cũng trở nên bất tiện hơn và khó giữ thăng bằng lâu. Lúc này, bạn có thể ngồi trên ghế tựa để tắm.

Với một số người do thể chất đặc biệt yếu thì thỉnh thoảng có thể ngồi bồn tắm nhưng chú ý làm sạch nguồn nước và không ngâm mình quá lâu. Ngoài ra, khi tắm bằng vòi hoa sen, mẹ bầu không nên để tia nước nóng bắn trực tiếp vào vùng bụng gây bất lợi cho thai nhi.

Đảm bảo các yếu tố khi tắm để chăm sóc mẹ bầu an toàn

1. Nhiệt độ nước nên kiểm soát ở khoảng 27-37ºC

Trong trường hợp sức khỏe của mẹ bầu ổn định, thông thường nhiệt độ nước tắm nên dưới 38ºC là hợp lý. Nước quá nóng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi do tình trạng bị thiếu oxy, hậu quả nghiêm trọng còn có thể gây ngạt trong tử cung.

2. Thời gian tắm khoảng 15-20 phút là lý tưởng nhất

Cho dù bạn là người ưa sạch sẽ và có thói quen tắm lâu thì khi có em bé bạn cũng nên thay đổi. Việc tắm lâu có thể không tốt trong việc chăm sóc mẹ bầu, khiến mẹ bầu dễ xuất hiện các triệu chứng bất lợi như chóng mặt, hoa mắt, mất sức, tức ngực… Nguyên nhân chủ yếu là do không khí trong nhà tắm sẽ bị giảm dần, nhiệt độ tăng lên, oxy không đủ, thêm kích thích của nước nóng làm các mạch máu ở lỗ chân lông giãn nở. Không chỉ mẹ bị khó chịu mà thai nhi cũng bị thiếu oxy và tăng nhịp tim thai. xét nghiệm hpv là làm gì ?

3. Mỗi ngày tắm một lần là thỏa đáng trong việc chăm sóc mẹ bầu

Như ở trên đã làm rõ vấn đề mẹ bầu có nên tắm vào buổi sáng hay không, câu trả lời là bạn có thể tắm sáng nhưng không nên tắm ngay lúc mới thức dậy. Tuy thế, bạn chỉ nên duy trì tần suất tắm 1 lần/ngày là tương đối ổn. Mặc dù vậy, con số này còn phải căn cứ vào thời tiết và tình trạng sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.

Ví dụ khí hậu nóng bức thì mẹ bầu có thể tắm 2 lần/ngày, đương nhiên vẫn tránh tắm khi vừa ngủ dậy sáng sớm. Còn vào mùa lạnh thì không nhất thiết tắm hằng ngày, chỉ cần đảm bảo lau người sạch sẽ và không gây khó chịu là được.

4. Vệ sinh các vùng nhạy cảm ở mẹ bầu

Vùng cổ và sau tai thường dễ tích tụ chất bẩn, nhưng nếu bạn dùng sức chà xát mạnh sẽ làm tổn thương biểu bì và niêm mạc gây nhiễm khuẩn. Mẹ bầu nên dùng ngón tay nhẹ nhàng làm sạch khi tắm là được.

Tiếp đến là tắm rửa ở vùng ngực, tốt nhất bạn nên dùng một tay đỡ phía dưới ngực, tay kia thực hiện động tác massage theo chiều kim đồng hồ, đặc biệt không được kéo đầu nhũ hoa hay chà quá mạnh.

Tuyến mồ hôi ở dưới nách rất dồi dào nhưng bạn không nên dùng nước quá nóng xịt trực tiếp vào, cũng không dùng khăn bông dùng sức làm sạch. Phương pháp hợp lý nhất là nhấc cánh tay lên, dùng nước ấm để vệ sinh vùng nách.

Rốn cũng là vị trí dễ bẩn thường không được chú ý nhiều, mẹ bầu có thể dùng tăm bông nhúng vào sữa tắm, nhẹ nhàng bôi vào rốn để làm mềm và lấy đi các chất bẩn bám ở đây, sau đó dùng nước rửa sạch nhẹ nhàng. Đó cũng là cách vệ sinh, chăm sóc mẹ bầu an toàn.

Đặc biệt, mẹ bầu cần chú ý vấn đề vệ sinh vùng kín để tránh bị viêm nhiễm và mắc các bệnh phụ khoa. Nếu môi trường ở âm đạo vẫn ổn định và không có bệnh tật thì không cần thiết dùng dung dịch tẩy rửa nào, chỉ cần dùng nước ấm làm sạch mỗi ngày là được.

Nếu có tình trạng viêm nhiễm, mẹ bầu cần đến bệnh viện thăm khám, xét nghiệm và sử dụng thuốc, dung dịch vệ sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu thì tốt nhất