Chế độ ăn cho bà bầu như thế nào thì hợp lý luôn là vấn đề được các mẹ quan tâm hàng đầu hiện nay. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở mỗi giai đoạn của thai kì cần bổ sung các chất dinh dưỡng khác nhau với hàm lượng thay đổi vì thế chế độ ăn uống cũng phải khác nhau. Ở bài viết này sàng lọc trước sinh gentis sẽ giúp bạn tìm ra chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho thai kỳ của mình.
Bật mí chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu
Chắc chắn, vấn đề đầu tiên mẹ bầu quan tâm khi mang thai chính là ăn uống thế nào để con được phát triển tốt nhất. Mỗi giai đoạn của thai kì cần bổ sung những chất gì, thực phẩm gì? Đọc thông tin dưới đây để biết chi tiết nhé.
Chế độ ăn cho bà bầu trong ba tháng đầu thai kì
Ba tháng đầu thai kì (tam cá nguyệt thứ nhất) là giai đoạn phức tạp nhất vì thời điểm này thai nhi bắt đầu hình thành, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong giai đoạn đầu của thai kì, mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung 200 – 300kcal. Vì giai đoạn này thai nhi còn nhỏ, chưa thể hấp thu được quá nhiều nên mẹ bầu cũng không cần thiết phải tẩm bổ quá nhiều. Thay vào đó, chỉ cần duy trì năng lượng ở mức vừa phải để hạn chế mệt mỏi, nâng cao vi chất cơ thể giúp bé giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Một số thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung trong giai đoạn này là:
- Acid folic (vitamin B9): Đây là dưỡng chất quan trọng đối với thai nhi trong giai đoạn này vì nó giúp ngăn ngừa giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh (đốt sống, vô sọ, úng thủy não, hở hàm ếch, sứt môi) bẩm sinh đến 70%. Chế độ ăn cho bà bầu lúc này là bổ sung 600mcg acid folic mỗi ngày bằng cách ăn nhiều gan động vật, thịt gia cầm, rau có màu xanh đậm, các loại ngũ cốc, hoa quả (chuối, quýt, cam, bưởi, cà chua,…).
- Bổ sung sắt: Nhu cầu sắt của bà bầu giai đoạn này tăng cao (từ 5mg/ngày nay lên 25mg/ngày) vì nguy cơ thiếu máu của bà bầu giai đoạn này khá cao. Bà bầu có thể bổ sung sắt bằng cách ăn thịt đỏ, các loại hạt, rau xanh đậm, đậu phụ.
- Vitamin B12: Đây cũng là dưỡng chất quan trọng giúp hạn chế các dị tật bẩm sinh ở trẻ, đặc biệt là dị tật ống thần kinh. Chính vì thế, bà bầu cần bổ sung vitamin B12 thông qua ăn cá hồi, cá ngừ, thịt bò, hạt điều, trứng, sữa, hạnh nhân, bông cải xanh, xoài, kiwi.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong ba tháng giữa thai kì
Ba tháng giữa thai kì (tam cá nguyệt thứ hai) là giai đoạn dễ chịu nhất của bà bầu vì qua giai đoạn ốm nghén. Ở giai đoạn này, bà bầu có thể ăn thoải mái mà không cần phải kiêng khem nhiều.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, chế độ ăn cho bà bầu lúc này cần tăng nhu cầu dinh dưỡng lên ở mức cao hơn hẳn (tăng khoảng 300kcal trong khẩu phần ăn) để đảm bảo phục vụ nhu cầu tăng trưởng của thai nhi. Do đó, các thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung giai đoạn này là:
- Bổ sung chất bột: Gạo, mì, khoai, ngô, sắn…
- Tăng cường chất đạm: Thịt, cá, tôm cua, trứng, đậu đỗ…
- Bổ sung chất béo: Dầu mỡ, lạc, vừng, óc chó, hạnh nhân…
- Nhóm chất xơ, vitamin, khoáng chất: Rau xanh, ngũ cốc, các loại củ và trái cây chín…
- Tăng cường canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển hệ xương của bé: 1000 – 1200mg.
Chế độ ăn cho bà bầu trong ba tháng cuối thai kì
Giai đoạn cuối (tam cá nguyệt thứ ba), mẹ bầu không nên ăn quá nhiều nhưng vẫn cần đảm bảo đủ chất, cân đối dinh dưỡng. Đây là giai đoạn nước rút cho sự phát triển của thai nhi vì thế mẹ bầu cần tập trung vào các thực phẩm lành mạnh để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện an toàn. Ngoài các chất đạm, béo, bột, đường, xơ, vitamin, khoáng chất, giai đoạn này mẹ bầu cũng cần bổ sung Omega-3 giúp trí não của bé phát triển.
Theo các chuyên gia, chế độ ăn cho bà bầu không cần bổ sung quá nhiều, thay vào đó, mẹ bầu tập trung bổ sung canxi để giúp xương của bé luôn chắc khỏe. Mẹ bầu có thể ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm bổ sung canxi.
Những thực phẩm cần tránh khi mang thai
Xác định được chế độ ăn cho bà bầu là điều quan trọng. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến các thực phẩm cần tránh khi mang thai để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện nhất, loại bỏ các nguy cơ không may như sinh non, sảy thai,…. Theo đó, khi mang thai, mẹ bầu cần tránh những loại thực phẩm sau:
- Thịt cá sống vì nó có thể chứa toxoplasma, vi khuẩn, nấm kí sinh trùng gây hại cho thai nhi. Đặc biệt là các loại cá biển như cá thu, cá ngừ đại dương, cá kiếm,… vì chúng có chứa nhiều kim loại nặng.
- Khoai tây mọc mầm vì nó khiến mẹ bầu đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
- Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa chưa được tiệt trùng vì nó có nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như Listeria gây ngộ độc thức ăn.
- Chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê).
- Một số rau quả gây nguy hiểm cho thai nhi: Đu đủ xanh, dứa, rau ngót, rau má, rau sam, rau răm, cam thảo…
- Hạn chế đồ ngọt vì đồ ngọt khiến mẹ bầu tăng cân không kiểm soát, dễ gây tiểu đường thai kỳ.
Lưu ý trong chế độ ăn cho bà bầu
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, dù mẹ bầu đã biết chế độ dinh dưỡng của mình trong suốt thai kì là như thế nào. Tuy nhiên, để an toàn và giúp thai nhi phát triển toàn diện nhất, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:
- Nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thường xuyên, không để bụng đói cồn cào.
- Ăn chậm, nhai kĩ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
- Bổ sung các trái cây có lợi giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Mẹ bầu nên ăn trái cây thô hoặc sinh tố để có thêm lượng chất xơ tự nhiên, giúp giảm và phòng ngừa tình trạng táo bón trong thai kỳ.
- Ăn những thực phẩm sạch, để không hại cho thai nhi.
Ngoài ra, một lời khuyên của chuyên gia trong chế độ ăn cho bà bầu đó chính là kết hợp các sản phẩm bổ sung vitamin tổng hợp. Đó là cách hấp thụ tốt nhất cho mẹ bầu, có thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tối đa mà không cần quá chú ý tới các món ăn hàng ngày.
Mẹ bầu có thể sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin tổng hợp với các thành phần như: acid folic (800mg), omega-3 (670mg), sắt (31.4mg). Sản phẩm sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu chất dinh dưỡng cho mẹ bầu suốt 9 tháng thai kì.
Đọc thêm: xét nghiệm double test và xét nghiệm triple test khi mang thai là gì ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét