Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Những dấu hiệu thai nhi suy yếu trong 3 tháng đầu tiên

 Dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu thường thấy là: bị chảy máu âm đạo, đau bụng bất thường, ngứa da dữ dội... mẹ bầu cần chú ý đến những biểu hiện nguy hiểm này nhé và đến bác sĩ ngay để được thăm khám và dưỡng thai phù hợp. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

Vài dấu hiệu thai yếu trong 3 tháng đầu

Những dấu hiệu thai yếu mẹ – Chảy máu âm đạo bất thường

Trong kỳ đầu mang thai, nếu bạn thấy có một lượng nhỏ máu ở âm đạo thì cần phải siêu âm để xác định nguyên nhân ngay lập tức. Đó có thể là tiềm ẩn nguy cơ thai ngoài tử cung. Với những người cấy thai thì cũng cần lưu ý triệu chứng này để xác định tình trạng thai nhi.
Hiện tượng đau buốt hoặc ra máu khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không trị dứt điểm trong 3 tháng đầu mang thai, bệnh rất dễ gây sinh non.
Đây cũng là một trong những triệu chứng chính đe dọa sẩy thai. Các bà mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn và uống thuốc theo đơn của bác sỹ. Đồng thời kết hợp nghỉ ngơi tại giường để giữ lại thai nhi.

Những dấu hiệu thai yếu mẹ – Ngứa da dữ dội

Trong suốt thai kỳ, một số phụ nữ mang thai có thể có triệu chứng ngứa, điều đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân bị ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan.
Đây có thể được chẩn đoán là hội chứng ứ mật intrahepatic và bệnh dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ xuất huyết sau sinh… Do đó phụ nữ mang thai cần được xét nghiệm ngứa trong phòng thí nghiệm để được phát hiện điều trị sớm.

Những dấu hiệu thai yếu mẹ – Đau đầu, sưng phù cơ thể

Đau đầu nhẹ hoặc đau nửa đầu khi mang thai là hiện tượng không mấy đáng lo, ngay cả chuyện sưng phù vì cơ thể bị giữ nước khi mang thai cũng vậy.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đột nhiên đau đầu, ăn uống kém, mặt và bàn tay sưng phù bất thường, đó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Lúc này, không gì cần thiết bằng việc thăm khám bác sĩ để được theo dõi và điều trị bệnh.

Những dấu hiệu thai yếu mẹ – Đau bụng bất thường


Dĩ nhiên, mẹ bầu cũng như người bình thường sẽ đau bụng nếu ăn phải thực phẩm hỏng hoặc đồ ăn lạ. Nhưng mẹ cũng nên tinh ý phát hiện những bất thường như: đau bụng đột ngột, đau từng cơn, co thắt.
Bởi vì trong kỳ đầu mang thai, đau bụng dữ dội và chảy máu âm đạo thì có thể là cảnh báo sớm, đe dọa sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. xét nghiệm double test là gì ?

Những dấu hiệu thai yếu mẹ – Ngứa vùng kín khi mang thai

Hiện tượng “cô bé” ẩm ướt nhiều hơn trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai, là triệu chứng khá phổ biến. Tình trạng chỉ trở nên báo động khi dịch ra quá nhiều, có mùi hôi, gây ngứa ngáy. Đây rất có thể là dấu hiệu bầu đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
Các bệnh này nếu không được điều trị dứt điểm trong thai kỳ rất dễ gây hại cho thai nhi. Vì vậy, thay vì e ngại, bầu nên đi thăm khám phụ sản để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị đúng thời điểm, bảo đảm an toàn cho sức khỏe mẹ lẫn con.

Thai yếu 3 tháng đầu phải làm sao?

Trong những lời khuyên về cách dưỡng thai yếu, quan trọng hàng đầu là thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để bảo vệ thai.
Đầu tiên, mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất, bổ sung thêm viên uống vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
Không thức khuya, làm việc quá sức và dùng chất kích thích;
Tránh lao động nặng và quan hệ nhiều trong những tháng đầu và cuối thai kì;
Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe cho mẹ;
Khám thai định kì theo chỉ định của bác sĩ để sớm phát hiện những bất thường;
Không ăn thức ăn sống, các loại mắm trong giai đoạn thai yếu dễ dẫn đến tiêu chảy, ngộ độc gây sảy thai.

Trường hợp nào cần nằm dưỡng thai tuyệt đối?

Việc điều trị nằm dưỡng thai là bình thường trong những trường hợp bạn có thai đôi hoặc nhiều hơn, bị nguy cơ sinh non hay khi cổ tử cung của bạn yếu.
Bác sĩ sản khoa cũng yêu cầu bạn nằm bất động cả trong trường hợp em bé trong bụng phát triển chậm hơn bình thường (hạn chế phát triển trong tử cung) hoặc bạn bị nhau thai tiền đạo (trường hợp nhau thai nằm thấp dưới tử cung, ở bên cạnh hay trùm lên cổ tử cung). Bạn cũng sẽ được tư vấn nằm giường nghỉ ngơi tuyệt đối nếu bị cao huyết áp trong thai kỳ hay bị tiền sản giật.
Nhìn chung, các cách dưỡng thai yếu sẽ đòi hỏi mẹ bầu bình tĩnh, thận trọng và hết sức kiên nhẫn. Bên cạnh những nỗ lực của bản thân, việc tìm kiếm sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình là vô cùng cần thiết để bảo vệ thai nhi và giúp cho bé chào đời một cách an toàn, khỏe mạnh.

Đọc thêm: Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng edwards 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét