Bà bầu ngâm chân với nước gừng ấm giúp thư giãn, dễ ngủ, tăng cường lưu thông máu giảm bớt tình trạng lạnh và phù nề tay chân tốt cho chị em trong thai kỳ. Công thức pha nước ngâm chân cho bà bầu: GỪNG + MUỐI + NƯỚC ẤM được chia sẻ ngay bên dưới. Ngâm chân bằng gừng, muối, nước ấm là những phương pháp được dân gian lưu truyền và phù hợp với nhiều người. Vậy đối với bà bầu thì sao? Bà bầu có nên ngâm chân nước gừng muối không và nó có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng?
Chia sẻ công thức ngâm chân cho bà bầu
Bà bầu nên ngâm chân nước gì?
Rất nhiều mẹ bầu lựa chọn việc ngâm chân mỗi ngày vì những công dụng thần kỳ của nó, giúp vừa thư giãn, vừa giảm bớt hiện tượng phù chân và nhức mỏi thường xảy ra khi mang thai.
Các sách Đông y thường khuyên chúng ta nên ngâm chân với nước muối ấm, gừng, lá lốt hoặc lá ngải cứu để tăng hiệu quả của việc ngâm chân. Bởi khi ngâm chân trong nước ấm, dưới tác động nhiệt các mạch máu tại bàn chân giãn nở và tăng cường lưu thông máu. Mang đến cho mẹ bầu cảm giác dễ chịu, khoan khoái, ngủ ngon và yên giấc hơn. bệnh down là gì ?
Bà bầu ngâm chân với nước Gừng + Muối có tác dụng gì?
Trị cảm cúm
Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu trở nên suy yếu và dễ bị cảm cúm hơn. Lúc này, mẹ chỉ cần cắt một miếng gừng ngâm chân trong nước với nhiệt độ khoảng 40 độ C. Bà bầu ngâm chân với nước gừng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng cảm cúm cực hiệu quả.
Trị phong thấp
Gừng có đặc tính khử hàn, khử phong rất tốt. Nếu mẹ bầu bị phong thấp thì nên bắt đầu thói quen ngâm chân với nước gừng khoảng 30 phút mỗi ngày để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Giảm tình trạng lạnh tay chân
Lạnh lòng bàn tay, bàn chân khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể không cung cấp đủ máu tới các cơ quan này.
Trong khi đó, gừng có công dụng khử hàn, tiêu trừ hàn khí, có công dụng như một vị thuốc hữu hiệu trong việc giữ ấm và tăng tuần hoàn máu. Do đó, bà bầu ngâm chân bằng gừng có thể cải thiện tuần hoàn máu và giảm bớt tình trạng lạnh tay chân.
Bà bầu ngâm chân nước gừng, muối giảm phù nề chân tay
Phụ nữ khi mang thai thường xuất hiện triệu chứng phù nề đặc biệt là ở chân và bàn chân. Đổ nước ấm vào bồn ngâm chân, sau đó thêm một chút gừng và muối vào và ngâm chân trong 15 – 20 sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương, sưng phù.
Cải thiện giấc ngủ
Sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và dễ bị mất ngủ khi mang thai. Nếu bà bầu ngâm chân vào nước gừng và cho chút giấm đen sẽ có tác dụng kích thích nguyệt vị, tăng cường trao đổi chất, thư giãn đầu óc, giảm bớt mệt nhọc. Từ đó, cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Dưỡng thận
Ngoài những công dụng trên, việc bà bầu ngâm chân với gừng còn cải thiện tình trạng lưu thông máu. Để đạt được hiệu quả tối đa, mẹ nên bổ sung thêm những thực phẩm bổ thận.
Làm chậm quá trình lão hóa
Cuối cùng, việc ngâm chân với gừng giúp cải thiện khí huyết, dưỡng thận, từ đó có thể làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. sàng lọc trước sinh khi nào là tốt nhất ?
Cách làm nước ngâm chân cho bà bầu với Gừng + Muối
Chuẩn bị: 1,5 lít nước ấm, 1 củ gừng già tươi, 20 gram muối hạt
Cách thực hiện: Gừng chọn củ già, gọt vỏ và rửa sạch dưới vòi nước. Cho gừng vào cối giã nhỏ, nấu chung với 1 lít nước và muối hột. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, để chừng 5 phút cho tinh chất gừng ra hết sau đó tắt bếp và để nguội khoảng 40 độ là có thể sử dụng được.
Bà bầu ngâm chân với nước gừng, muối cần lưu ý gì?
Bà bầu không nên ngâm chân quá lâu
Thời gian ngâm chân chỉ nên từ 15- 30 phút. Nếu bạn ngâm chân quá lâu, máu trong cơ thể sẽ tuần hoàn nhanh hơn, nhịp tim cũng nhanh hơn so với bình thường.
Không những thế, bà bầu ngâm chân quá lâu, máu chủ yếu đi xuống hai chi dưới, người thể chất suy yếu dễ bị choáng váng do thiếu máu não, thậm chí có thể bị ngất.
Bà bầu không nên ngâm chân sau khi ăn
Khi vừa ăn xong, hầu hết lượng máu trong cơ thể mẹ đều dồn về dạ dày để phục vụ cho quá trình tiêu hóa. Nếu ngâm chân ngay lúc này sẽ khiến lượng máu phục vụ hệ tiêu hóa bị phân tán tới các chi dưới, khiến cơ thể không đủ động lực để tiêu hóa thức ăn, lâu dài sẽ dẫn đến chứng khó tiêu khi mang thai.
Điều chỉnh nhiệt độ nước ngâm chân khoảng 40 độ C
Nhiệt độ của nước ngâm không nên quá nóng, càng không nên quá lạnh. Đối với người bình thường, cơ thể dao động ở mức nhiệt 36-37 độ C, nước ngâm chân có thể cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 2-3 độ C, khoảng 40 độ là vừa ấm.
Đối với người có da chân thô cứng, nhiều vết chai, nhiệt độ của nước ngâm có thể nóng hơn một chút.
Tóm lại, bà bầu ngâm chân đúng cách và thường xuyên sẽ có tác dụng tốt đến cả cơ thể, giúp cho tinh thần thư giãn, tạo giấc ngủ sâu, thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và lưu thông khí huyết… Nó không chỉ có tác dụng nâng cao tăng cường sức khỏe mà còn phòng chữa bệnh vô cùng hiệu quả, đặc biệt là với phụ nữ đang trong thai kỳ.
Mẹ bầu có thể tham khảo thêm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, bảng giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh ....để khám và chẩn đoán thai sớm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét