Là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai, do sự thay đổi hormone trong cơ thể, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Nếu không có cách chữa viêm đường tiết niệu ở bà bầu sớm có thể gây sinh non, sảy thai.
- Sàng lọc trước sinh NIPT giúp phát hiện sớm các dị tật trước khi sinh bé
Bị viêm đường tiết niệu, bà bầu phải xử lý sao
Cách chữa viêm đường tiết niệu ở bà bầu chắc chắn phải do bác sĩ xử trí thông qua việc thăm khám sức khỏe thai kỳ. Bầu dĩ nhiên không được tự tiện dùng thuốc mà chỉ “góp sức” bằng cách bổ sung một số loại thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày.
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu
“Thủ phạm” chịu trách nhiệm chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu là do nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng cao khi mang thai, làm giãn đường tiết niệu. Điều này làm chậm dòng chảy của nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng còn xảy ra khi vi khuẩn đường ruột di chuyển từ trực tràng vào niệu đạo và sinh sôi trong đường tiết niệu của mẹ bầu, thậm chí có thể gây nhiễm trùng bàng quang hay còn gọi là viêm bàng quang. Viêm bàng quang gây cảm giác đau, khó chịu hoặc rát khi đi tiểu.
Mẹ bầu bị viêm bàng quang thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, khó chịu vùng chậu hoặc đau bụng dưới. Những trường hợp này nước tiểu sẽ có màu đục và có mùi hôi.
Thường xuyên gặp bác sĩ để được tư vấn và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm trong thai kỳ
Nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm?
Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị sớm có thể gây viêm bàng quang, viêm thận, bể thận cấp và làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể chia làm 3 cấp độ khác nhau:
Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn đã xâm nhậm và phát triển, tuy nhiên, không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện.
Viêm bàng quang: Vi khuẩn bắt đầu “bàng trướng” thế lực. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu hoặc tiểu nhiều, có khi tiểu ra máu,…
Viêm thận, bể thận cấp: Là thể nặng nhất của viêm đường tiết niệu, viêm thận có thể gây sốt cao, tim đập nhanh, rét run, mệt mỏi. nôn ói,…, khiến bà bầu bị suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai, thậm chí có thể gây sinh non.Tham khảo thêm các Gói xét nghiệm NIPT - iLLUMINA
Cách chữa viêm đường tiết liệu ở bà bầu
Thường xuyên kiểm tra mẫu nước tiểu trong những đợt khám thai là cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai. Ngay trong lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu nên yêu cầu được kiểm tra nước tiểu để đảm bảo an toàn.
Trong trường hợp mẹ bầu bị bệnh, bác sĩ có thể cho bạn uống kháng sinh để bệnh không trở nên nặng hơn. Thuốc kháng sinh có thể nhanh chóng giảm các triệu chứng chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên, để tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn, mẹ bầu nên uống đủ liều được kê đơn.
Sử dụng các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, mẹ bầu nên đi tiểu khi muốn, không nên nín nhịn quá lâu, sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến hệ bài tiết.
Đặc biệt, mẹ bầu nên lưu ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các cơ quan tiết niệu hàng ngày để không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển.
Mẹo dân gian lưu truyền
Nước cam pha cùng với dừa non uống hàng ngày chính là mẹo dân gian giúp mẹ sớm thoát khỏi tình trạng viêm đường tiết niệu.
Nước cam giàu vitamin C, giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng. Nước dừa non có công dụng lợi tiểu, chữa trị và ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, nước dừa non còn tăng cường hệ miễn dịch bởi nước dừa chứa rất nhiều axit lauric, có tác dụng chống vi khuẩn, virus, giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
Kiên trì uống 5 ngày uống liền, bệnh bí tiểu, đi tiểu buốt sẽ thuyên giảm. Sau hai tuần thì bệnh tình có thể khỏi hẳn.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng một số loại trà thảo dược hàng ngày để giúp cơ thể giải độc tốt hơn là:
Trà bạc hà: Giúp giảm bớt các triệu chứng ốm nghén, khắc phục tình trạng mất ngủ, kích thích hô hấp, chữa trị các cơn cảm lạnh và thúc đẩy quá trình thải lọc của cơ thể.
Trà gừng: Gừng không chỉ giúp làm ấm cơ thể mẹ trong những ngày lạnh mà nó còn đào thải những chất độc ra ngoài.
Cách chữa viêm đường tiết niệu ở bà bầu như đã nói tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ sản khoa. Mẹo dân gian có thể áp dụng nhưng nếu chưa thực sự tin tưởng mẹ cũng có thể đem thắc mắc này tỏ cùng bác sĩ.
- Tìm hiểu về địa chỉ làm giám nghiệm NIPT trước sinh uy tín nhất Việt Nam >> https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét