Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Giảm cân vì nghén khi mang thai 3 tháng đầu tiên thai kì

Buồn nôn và nôn liên tục là vấn đề khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi nhất, dẫn đến ăn không ngon miệng, chán ăn và sụt cân nhanh chóng. Nếu tình trạng nghén nghiêm trọng gentis khuyên các bà bầu cần nằm viện để điều trị.

Giảm cân vì nghén khi mang thai 3 tháng đầu tiên

1. Nguyên nhân bà bầu sụt cân trong 3 tháng đầu thai kỳ

Bà bầu giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu thường do nghén nặng thai kỳ. Đây là triệu chứng rất phổ biến của nhiều phụ nữ mang thai với các biểu hiện như:
Buồn nôn
Nôn mửa
Mất nước dẫn đến rối loạn điện giải
Người mệt mỏi
Tăng ketone trong máu
Sụt cân

Trong đó, buồn nôn và nôn liên tục là vấn đề khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi nhất, dẫn đến ăn không ngon miệng, chán ăn và sụt cân nhanh chóng. Triệu chứng nghén nặng thường xuất hiện trong khoảng từ tuần thứ 6 - 8 của thai kỳ và có xu hướng giảm dần từ tuần thứ 12 trở đi. Rất ít người bị nghén trong những tháng tiếp theo. Nếu tình trạng nghén nghiêm trọng bà bầu cần nằm viện để điều trị.
2. Làm gì để giảm nghén nặng trong thai kỳ
Điều trị triệu chứng nghén nôn và buồn nôn sẽ giúp thai phụ ăn ngon miệng, tăng cân trở lại. Có hai phương pháp để giảm nghén nặng trong thai kỳ là thay đổi lối sống, cách sinh hoạt, ăn uống và sử dụng thuốc điều trị
2.1. Thay đổi lối sống, sinh hoạt, ăn uống
Bà bầu nên ăn gì để tránh nghén
Ghi chú các loại thức ăn, mùi khiến bản thân cảm thấy khó chịu và tránh các loại thức ăn đó trong bữa ăn hàng ngày
Không nên ăn khi quá đói
Chia nhỏ bữa ăn
Uống nhiều nước
Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn có nhiều chất béo...Nếu bạn có nhu cầu làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh vui lòng tham khảo tại link sau: https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina
Không vận động mạnh, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, mệt mỏi
2.2. Điều trị nghén nặng thai kỳ bằng thuốc
Một số loại thuốc có thể điều trị buồn nôn hoặc nôn trong thai kỳ như:
Thuốc đối kháng thụ thể H1: cyclizine và promethazine.
Thuốc thuộc nhóm Phenothiazin: prochlorperazine và chlorpromazine.
Thuốc đối kháng Dopamine: metoclopramide và domperidone.
Thuốc đối kháng thụ thể 5-Ht3: ondansetron.
Ngoài ra, triệu chứng nôn và buồn nôn có thể điều trị bằng cách bổ sung thiamine (vitamin B1) hoặc bổ sung dịch truyền.
2.3. Một số biện pháp không sử dụng thuốc
Một số biện pháp không sử dụng thuốc đang được áp dụng phổ biến hiện nay như: massage thư giãn, bấm huyệt, châm cứu,...
3. Cách bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Việc giảm cân vì nghén khi mang thai 3 tháng đầu là do thai phụ cảm thấy khó chịu, buồn nôn, nhất là khi ngửi thấy mùi thức ăn, dẫn đến chán ăn, ăn ít, ăn không đủ chất dinh dưỡng. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, phụ nữ có thai cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày và bổ sung các dưỡng chất cần thiết.
3.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu nghén khi mang thai 3 tháng đầu
Ba tháng đầu là giai đoạn thai nhi hình thành các cơ quan, tổ chức quan trọng như: não, tim, tủy sống, gan, phổi... vì thế thai phụ cần ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm như: thịt, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại đậu...
Ăn nhiều các loại rau xanh, đặc biệt là rau có màu xanh lá.
Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin
Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm cảm giác buồn nôn
Ăn thêm các loại ngũ cốc, bánh, sữa... để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Không hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, hạn chế cà phê
Không ăn nhiều thực phẩm cay nóng, các gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu
Hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày
3.2. Bổ sung sắt và axit folic
Sắt và axit folic là hai yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển thai nhi ở giai đoạn này. Sắt giúp phòng tránh nguy cơ thiếu máu ở mẹ và con, axit folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật thai nhi.
Ngoài việc ăn nhiều thực phẩm chứa sắt và axit folic, thai phụ nên uống thêm sắt và axit folic với liều lượng như sau:
400mcg axit folic/ngày
600mg sắt/ngày
Trường hợp thai phụ thiếu máu cần uống sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: uống viên sắt có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón. Vì thế, thai phụ nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để cơ thể cảm thấy dễ chịu. Nên uống sắt cùng với nước cam hoặc các loại vitamin C khác để tăng khả năng hấp thụ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét