Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Có thai 9 tháng không nặng mà đại tiện khó thời kỳ thai nghén mới đáng lo

40% mẹ bầu bị bón trong thời gian mang thai do chế độ ăn uống không hợp lý và ít vận động.>> https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Có bầu 9 tháng không nặng mà đại tiện khó thời kỳ thai nghén mới đáng lo

Táo bón không phải là bệnh, cũng không gây nguy hiểm cho mẹ bầu những triệu chứng của nó gây khó chịu, tạo cảm giác nặng nề khi mang thai.
Nguyên nhân táo bón thai kỳ
Nhiều mẹ bầu bối rối vì chế độ ăn của mình khá đầy đủ chất xơ nhưng vẫn bị táo bón. Thủ phạm chính của táo bón thai kỳ là do sự thay đổi của nội tiết tố Progesterone làm giãn và giảm hoạt động của nhu động ruột khiến khiến phân khó di chuyển gây táo bón.
Nguy cơ táo bón tăng khi thai nhi phát triển lớn hơn tạo áp lực lên khung xương chậu và gây sung huyết khiến nguy cơ táo bón gia tăng. Đồng thời trong quá trình mang thai mẹ sẽ bổ sung chất sắt và uống những loại sữa có hàm lượng chất béo cao cũng là nguyên nhân gây táo bón.
Cơ thể thiếu nước cũng là nguyên nhân gây nên triệu chứng táo bón. Ít đi hoặc nhịn đi vệ sinh nhiều lần làm thay đổi hoạt động của ruột và trực tràng, những bộ phận này dần làm quen với việc ít đi vệ sinh và ít nhận tín hiệu thông báo từ não theo thời gian sẽ dẫn đến chứng táo bón.>> https://nipt.com.vn/
Táo bón còn xuất hiện khi chế độ ăn uống của mẹ bầu thiếu vitamin và chất xơ. Với các mẹ có tiền sử bị táo bón mãn tính triệu chứng sẽ ngày một nặng hơn.
Ảnh hưởng khó chịu của táo bón
Táo bón không gây nguy hiểm nhưng khi đang mang bầu nặng nề lại phải hứng chịu thêm những cơn đau do táo bón sẽ khiến mẹ thêm mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.
Khi triệu chứng kéo dài, các mẹ sẽ có tâm lý ngại đi vệ sinh khiến những chất bã đọng lại ở trực tràng, đại tràng, những chất độc đáng lý phải được đào thải ra ngoài bằng đường đại tiện lại bị tắt nghẽn và được cơ thể hấp thụ trở lại gây trướng bụng, đầy hơi, tệ hơn là chứng chán ăn. Nguy hại hơn, nếu mẹ bầu táo bón lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh sa trực tràng, viêm đại tràng, đặc biệt nếu táo bón kéo dài sẽ rất dễ mắc bệnh trĩ với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phòng ngừa táo bón thai kỳ
Chế độ ăn của bà bầu nên gồm những loại thức ăn chứa nhiều chất xơ, thức ăn thô hòa tan như các loại củ, tinh bột. Mẹ nên ăn khoảng 25-28gram/ngày.
Cung cấp nước cho cơ thể cũng là một cách hữu hiệu để ngăn ngừa bị táo bón. Lượng nước mẹ bầu cần mỗi ngày khoảng 2-3 lít.
Ngoài ra, thai phụ nên thường xuyên thực hiện những bài vận động nhẹ, giúp hỗ trợ nhu động ruột hoạt động.
Phòng ngừa các bệnh như tiểu đường thai kỳ, trĩ hoặc nhược giáp,… sẽ loại bỏ nguyên nhân dây chuyền dẫn đến chứng táo bón.
Mẹ cũng nên bổ sung men vi sinh có chứa những loại lợi khuẩn đường ruột giúp hệ tiêu hóa phân giải thức ăn tốt hơn, kết hợp với chất xơ hòa tan giúp giảm táo bón, tăng hấp thu như men vi sinh Golden Lab.
Mẹ nên chú ý rằng những loại thức ăn gây nhuận tràng, thuốc nhuận tràng, dầu khoáng sẽ gây nguy hiểm đến thai nhi. Trong thời gian mang thai, nếu gặp phải tình trạng táo bón, các mẹ có thể uống bổ sung các chế phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ các loại thảo dược như diếp cá, đương quy, nghệ… để ngăn ngừa và điều trị chứng táo bón thai kỳ. Nên lựa chọn sản phẩm được bộ y tế khuyến cáo có thể dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét