Vấn đề chỉnh sửa gen không còn xa lạ với các nhà nghiên cứu di truyền & công nghệ sinh học, thế nhưng nhiều quốc gia đã cấm chỉnh sửa gen bởi họ cho rằng đây là 1 thành quả khoa học di truyền không an toàn, thiếu đạo đức, có thể dẫn đến sự ra đời của những đứa trẻ “được chỉnh sửa & thiết kế”. >> Giám định ADN hành chính
Khám phá trung quốc đã tạo ra được những em bé chỉnh sửa gen
Trong những ngày vừa qua, sự việc một nhà khoa học Trung Quốc đã tiết lộ tạo ra những em bé được chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới. Thông tin này đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ về di truyền và công nghệ sinh học nhưng kèm theo đó cũng là không ít tranh cãi về vấn đề con người và đạo đức.
Không tránh khỏi sửng sốt và lên án
Ông He Jiankui, nhà nghiên cứu tại TP Thâm Quyến, cho hãng tin AP biết mục đích của nỗ lực nói trên không phải là chữa trị hay ngăn ngừa một căn bệnh di truyền. Thay vào đó, ông chỉ cố gắng đưa vào gen một đặc tính mà ít người có được bẩm sinh: Khả năng chống lại việc nhiễm virus HIV trong tương lai.
Chuyên gia này chia sẻ đã điều chỉnh phôi cho 7 cặp vợ chồng (trong đó người chồng có HIV, còn người vợ thì không). Kết quả là 1 cặp đã thành công và 2 bé gái sinh đôi vừa ra đời có khả năng miễn nhiễm với virus HIV. Dù vậy, ông He Jiankui cho biết cha mẹ 2 bé gái không đồng ý để lộ danh tính hoặc trả lời phỏng vấn cũng như không cung cấp thông tin về nơi ở của họ hoặc nơi tiến hành chỉnh gen. Công trình trên hiện chưa được công bố trên bất kỳ tạp chí khoa học và cũng chưa có sự kiểm chứng độc lập nào.
Ông He Jiankui tiết lộ "thành tựu" của mình với AP một ngày trước khi tham dự một hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen tại Hồng Kông. Theo ông, xã hội sẽ quyết định nên làm gì tiếp theo, tức cho phép hoặc cấm phổ biến loại khoa học nói trên.
Nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh…, hiện vẫn cấm chỉnh sửa gen do bị xem là không an toàn, thiếu đạo đức và có thể dẫn đến sự ra đời của những đứa trẻ có bộ gen được chỉnh sửa theo ý muốn, có thể gây hậu quả đến vấn đề đạo đức và chiến tranh. ≫> Thẻ ADN cá nhân
Sửng sốt và lên án mạnh mẽ là phản ứng ban đầu của một số nhà khoa học khi nghe nói đến tuyên bố của ông He. "Thí nghiệm trên con người là hành động không thể biện hộ về mặt đạo lý và đạo đức" - ông Kiran Musunuru, chuyên gia về biến đổi gen tại Trường ĐH Pennsylvania (Mỹ), chỉ trích.
Trái lại, nhà di truyền học nổi tiếng George Church của Trường ĐH Harvard (Mỹ) tỏ ra ủng hộ chuyện chỉnh sửa gen cho mục đích chống virus HIV - điều mà ông gọi là mối đe dọa ngày càng lớn đối với sức khỏe cộng đồng.
Liệu có hiệu quả khi chỉnh sửa gen?
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện một cách tương đối dễ dàng để chỉnh sửa gien. Công cụ có tên là CRISPR-cas9 này có khả năng chỉnh sửa ADN để cung cấp một gien cần thiết hoặc vô hiệu hóa một gen gây rắc rối. Gần đây, công cụ này mới được thử nghiệm ở người trưởng thành để điều trị một số căn bệnh chết người và sự thay đổi chỉ được thực hiện trên một người mà thôi. Tuy nhiên, chỉnh sửa tinh trùng, trứng hoặc phôi lại là vấn đề khác bởi những thay đổi có thể di truyền cho các thế hệ sau.
Chuyên gia người Trung Quốc này cho biết ông đã thử nghiệm chỉnh sửa gen trên chuột, khỉ và phôi người trong phòng thí nghiệm vài năm nay và đăng ký bằng sáng chế cho những phương pháp của mình. Ông cho biết mình lựa chọn hướng đi nói trên vì virus HIV đang là vấn đề lớn không chỉ ở Trung Quốc. Trong công trình của mình, ông đã tìm cách vô hiệu hóa một gen gọi là CCR5 - gen cung cấp con đường protein để virus HIV xâm nhập tế bào.
Mặc dù vậy, những tài liệu của ông cung cấp cho AP được một số nhà khoa học cho rằng đó chưa đủ dữ liệu để xác định biện pháp này có đạt hiệu quả như mong muốn hay có gây ra những biến đổi di truyền khác không.
Ông Musunuru nhấn mạnh ngay cả khi phương pháp này hiệu quả, những người không có gien CCR5 thông thường phải đối mặt nguy cơ nhiễm một số virus khác cao hơn.
Nguồn: tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét