Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021

Bào thai bao nhiêu tuần thì sẽ quay đầu lại ?

 Phần lớn thời gian mang thai, bé cưng sẽ quay mông hướng xuống tử cung của mẹ. Chỉ vào những tuần cuối thai kỳ, thai nhi mới quay đầu để chuẩn bị cho hành trình chào đời của mình. Tuy nhiên, mẹ có biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? cùng nipt gentis tìm hiểu nhé !

Thai nhi bao nhiêu tuần thì sẽ quay đầu ?

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Tư thế thuận lợi nhất để thai nhi dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ là đầu hướng xuống phía xương chậu, quay gáy về phía bụng mẹ. Tuy nhiên, đến tuần thứ 30 của thai kỳ, vẫn có khoảng 25% thai nhi “ngoan cố” giữ nguyên tư thế mông hướng về tử cung mẹ. Thậm chí, tới tuần thai 36, vẫn có 6% trường hợp thai nhi không quay đầu và khoảng 3% trường hợp như vậy ở tuần 40.

Ngôi thai ngược là những trường hợp thai nhi đưa mông về phía tử cung của mẹ bầu được gọi là ngôi thai ngược. Với những trường hợp ngôi thai ngược, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Thời gian thai nhi quay đầu còn tùy thuộc vào số lần mẹ mang thai. Chẳng hạn, với những mẹ mang thai lần đầu, thời gian trung bình để thai nhi quay đầu là tuần thai 34-35. Tuy nhiên, với những mẹ mang thai lần 2, thai nhi có thể chờ đến tuần 36-37 mới chịu quay đầu. Những trường hợp thai nhi quay đầu sớm có thể diễn ra vào tuần thai 28.

Rắc rối khi thai nhi không quay đầu

Bắt đầu từ tuần 32-34 của thai kỳ, bác sĩ sẽ khám thăm dò để xác định tư thế nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này vẫn có thể thay đổi rất nhiều trong thời gian mang thai. Khoảng tuần thứ 34-36, thai nhi có xu hướng tiến về một vị trí cố định. Càng gần cuối thai kỳ, khả năng thai nhi quay đầu sẽ càng thấp.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Nếu thai nhi không quay đầu, hoặc quay đầu nhưng phần gáy lại quay về cột sống của mẹ (bé ngửa mặt), còn gọi là ngôi chẩm sau, mẹ đều có nguy cơ gặp phải các rắc rối như: thời gian chuyển dạ kéo dài, nguy cơ sinh mổ cao, cảm giác đau lưng dữ dội không liên quan đến các cơn gò tử cung, có thể phải sử dụng các thủ thuật lấy thai.

Làm gì khi thai nhi không quay đầu?

Rất nhiều mẹ bầu “rỉ tai” nhau về những phương pháp giúp em bé q uay đầu hoặc ở đúng vị trí ngôi trước thay vì ngôi sau. Tuy chưa được kiểm chứng cụ thể, nhưng đa phần những phương pháp này cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé. Bầu có thể tham khảo thử.

  • Phụ nữ mang thai nên tập thể dục: ưu tiên những bài tập thể dục cho bà bầu dễ sinh. Một nghiên cứu cho thấy, những mẹ bầu sử dụng cả tay và chân để tập các bài thể dục hông từ tuần thai 37 trở đi sẽ dễ sinh hơn. Với những mẹ bầu ngôi thai không thuận, tập những bài thể dục này 2 lần/tuần cũng có tác dụng giúp ngôi thai xoay chuyển.
  • Nằm đúng thư thế: Các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên nằm nghiêng bên trái để tăng tuần hoàn máu đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ có biết tư thế nằm của bà bầu cũng có thể ảnh hưởng đến việc thai nhi quay đầu?

Nhiều người cho rằng, khi mẹ bầu nằm ngửa, thai nhi khó có thể quay đầu về phía hông. Chỉ khi mẹ nằm nghiêng, bé mới có thể xoay người. Chưa có nghiên cứu chính thức về vấn đề này, nhưng so với nằm ngửa, nằm nghiêng cũng mang lại lợi ích nhiều hơn, bầu nhỉ!

Nếu phát hiện ngôi thai bất thường, các bác sĩ có thể chỉ định bạn sinh mổ. Tốt nhất, nếu đang mang thai ở các dạng ngôi thai này, bầu nên đi khám thai đúng lịch để được các bác sĩ tư vấn.

Nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược: Người mẹ có khung chậu hẹp, nhau thai nằm không đúng vị trí, dị dạng tử cung. Những hiện tượng bất thường cũng có thể xảy ra khi thai nhi quá nhỏ và có thể di chuyển tự do trong tử cung, hoặc dây rốn quá ngắn cản trở sự di chuyển của thai nhi. Ngoài ra, ngôi thai ngược cũng xảy ra khá thường xuyên trong những trường hợp sinh non.

Tham khảo thêm: xét nghiệm hpv và xét nghiệm thalassemia tại đà nẵng bao nhiêu tiền ?

Cách mẹ bầu chống say xe mà không cần thuốc

 Mỗi chuyến đi xa, các bà bầu thường rất sợ phải di chuyển bằng ô tô, tàu hỏa, tàu thuyền hoặc máy bay vì chứng say xe. Say xe thật sự là cơn ác mộng với bất kỳ ai bởi nó làm cơ thể mỏi mệt, đầu óc quay cuồng, chóng mặt và nôn mửa. Có cách nào để giúp các bà bầu thoát khỏi chứng say xe mà không cần dùng thuốc không? nipt gentis sẽ bật mí cho các bà bầu cách chống say xe đơn giản nhưng hiệu quả ngay dưới đây.

Cách bà bầu chống say xe mà không cần thuốc

Say xe là gì? 

Chứng say tàu xe đôi khi được gọi là say sóng hoặc say xe. Đây là một rối loạn rất phổ biến của tai trong do chuyển động lặp đi lặp lại gây ra. 

Bất cứ ai cũng có thể bị say tàu xe, nhưng mức độ say phụ thuộc vào độ nhạy cảm của mỗi người với sự chuyển động. Tuy nhiên, chứng say tàu xe thường ảnh hưởng nhiều nhất  trẻ em từ 2 đến 12 tuổi, phụ nữ mang thai và những người mắc chứng đau nửa đầu.

Chứng say xe xảy ra phổ biến khi bà bầu di chuyển bằng phương tiện đường thủy hoặc ô tô hoặc do tiếng ồn trong máy bay.

Triệu chứng của chứng say tàu xe là gì? 

Khi bị say xe, bà bầu sẽ có các biểu hiện như sau: 

+ Buồn nôn (cảm giác này có thể gần giống với tình trạng bồn nôn khi nghén)

+ Nôn mửa

+ Chóng mặt

+ Đổ mồ hôi và mệt mỏi

+ Da tái xanh

+ Mắt lờ đờ

+ Chân tay bủn rủn

+ Dạ dày quặn thắt từng đợt

Những triệu chứng này phát sinh từ tai trong (mê cung) do những thay đổi trong cảm giác cân bằng của bà bầu.

Cách chống say xe cho bà bầu không cần thuốc  

Mặc dù không thể ngăn ngừa tất cả các trường hợp say tàu xe cho bà bầu, nhưng các cách chống say xe sau đây có thể giúp bà bầu ngăn ngừa hoặc giảm bớt mức độ nghiêm trọng của chứng say tàu xe.

+ Bà bầu nên theo dõi mức tiêu thụ thực phẩm, đồ uống trước và trong khi di chuyển bằng các phương tiện dễ gây say xe.

+ Tuyệt đối không uống rượu và dùng thực phẩm hoặc chất lỏng không hợp khẩu vị với bạn hoặc khiến bạn cảm thấy đầy bụng, khó chịu.

+ Những thực phẩm nặng mùi, cay hoặc giàu chất béo có thể làm chứng say tàu xe thêm trầm trọng. Do đó, bà bầu nên tránh thức ăn nặng mùi có thể giúp ngăn ngừa buồn nôn trên xe.

+ Khi lên xe, bạn hãy cố gắng chọn một chỗ ngồi ít bị rung lắc.

  • Ô tô: Bạn nên chọn ngồi ở những ghế đầu của ô tô thay vì ngồi ở phía cuối, vì phía cuối khi xe di chuyển sẽ xảy ra rung lắc nhiều hơn, dễ khiến bạn buồn nôn hơn.
  • Máy bay: Khi đặt vé máy bay, bạn nên chọn các ghế ở vị trí giữa của máy bay, vì vị trí này ít xảy ra rung lắc và tiếng ồn nên có thể làm giảm tình trạng say xe của bạn.
  • Tàu hỏa: Trên một con tàu, những người ở khoang giữa (gần trung tâm của tàu) thường trải qua ít chuyển động hơn so với hành khách ở khoang cao hơn. Do đó, bạn nên đặt vé ở khoang giữa của tàu để ít bị ảnh hưởng bởi sự chuyển động, từ đó có thể làm giảm triệu chứng say xe.

+ Bạn nên ngồi quay mặt về phía trước, thuận theo hướng phương tiện di chuyển, không nên ngồi quay ngược lại vì bạn sẽ bị say xe nhanh chóng hơn.

+ Nếu ngồi ở xe ô tô, bạn chọn ngồi ghế cạnh bên ghế của tài xế. Đây là vị trí tốt nhất để giữ cân bằng cho cơ thể và cũng ít phải cảm nhận chuyển động hơn, từ đó giúp bạn giảm được tình trạng say xe hơn. 

+ Khi ngồi trên xe, bạn không nên đọc sách, báo hoặc lướt điện thoại vì sẽ khiến bạn chóng mặt và buồn nôn.

+ Khi đi bằng ô tô hoặc thuyền, bạn nên giữ cho mắt nhìn về một điểm cố định phía trước, như đường chân trời hoặc một điểm nào đó.

+ Nếu có thể, hãy chọn ngồi ở ghế cạnh cửa sổ, khi mở hé một chút cửa, bạn sẽ nhận được nhiều không khí hơn và giảm bớt mùi xăng xe, từ đó cũng giảm được tình trạng buồn nôn, khó chịu.

+ Say xe có thể xảy ra phản ứng dây chuyền, khi một người bị nôn thì những người ngồi xung quanh cũng dễ bị nôn theo. Do đó, nếu có thể, bạn nên ngồi xa những người say xe để không bị mắc phản ứng dây chuyền. 

+ Bạn không nên kể về chuyện say xe, hoặc nghe người khác nói về chuyện này vì nó sẽ làm cho đầu óc bạn mệt mỏi, cảm giác sợ say xe càng đến sớm và bạn dễ bị nôn mửa.

+ Một số người say xe thường bị hạ đường huyết, nên bạn có thể mang theo kẹo ngọt dạng cứng để ngậm giúp miệng không bị nhạt, làm cân bằng đường huyết và mang đến cảm giác dễ chịu. Đây là cách chống say xe ít người biết nhưng lại rất hiệu quả.

Bình thường bà bầu phải tránh xa thuốc lá và trên xe lại càng phải tránh xa hơn, vì mùi thuốc lá sẽ gây buồn nôn nhanh chóng. Nếu trên xe có người hút thuốc, bạn nên nói với tài xế đề nghị hành khách đó ngừng hút thuốc ngay lập tức.

+ Một số bà bầu bị say xe do cảm giác bị lạnh khi ngồi trong xe có máy lạnh. Trong trường hợp này, bạn nên mang theo một chiếc áo khoác hoặc khăn choàng để giữ ấm cơ thể. Bạn cũng có thể dùng dầu gió hoặc các loại tinh dầu phù hợp cho bà bầu để thoa vào gan bàn chân giữ ấm.

+ Một số bà bầu bị say xe do không chịu được mùi xăng và mùi máy lạnh bên trong xe. Trường hợp này, bạn có thể đeo khẩu trang có ướp mùi hương mà bạn cảm thấy dễ chịu như hương chanh, hương bưởi hoặc bánh mì cũng là một loại hút mùi tốt giúp giảm được mùi khó chịu trên xe.

Bà bầu có được uống thuốc chống say xe không

Những người bình thường bị say xe có thể dùng thuốc thuốc chống say xe như thuốc chống say xe của Pháp, thuốc chống say xe Hàn Quốc… giúp phòng ngừa say xe rất hiệu quả cho các chuyến đi ngắn hoặc khi chỉ bị say tàu xe nhẹ.

Tuy nhiên với bà bầu thì việc dùng thuốc chống say xe là không nên, hoặc nếu muốn dùng, bạn phải theo kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, vì thuốc chống say xe có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Những người say xe thường có cơ địa nhạy cảm với chuyển động, nhất là khi mang thai. Nếu bạn không thể sử dụng thuốc chống say xe trong thời gian bầu bí, thì cách chống say xe đơn giản trên là những lựa chọn lý tưởng giúp bạn giảm thiểu nôn mửa và mệt mỏi mỗi khi phải di chuyển bằng xe cộ. 

Tham khảo thêm: bệnh down và bệnh edward là gì ?

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

Mẹo giúp chữa khó tiêu khi có bầu

 Quá trình thai nghén sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi, lâm vào tình trạng khó tiêu khi mang thai. Vậy bà bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao? Cách trị khó tiêu cho bà bầu là gì? Hãy cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!

Mẹo chữa khó tiêu khi mang thai hiệu quả

Chứng đầy hơi khó tiêu khi mang thai rất thường xuyên xảy ra, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ. Lý do có thể đến từ việc thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng đến đến các cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra, kích thước thai nhi tăng gây ra áp lực lên các bộ phận này cũng là nguyên nhân gây chướng bụng ở mẹ bầu.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị thông thường, phụ nữ mang thai cũng có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà vừa đơn giản, lại rất an toàn cho sức khỏe của thai kỳ.

Bỏ túi cách trị khó tiêu cho bà bầu

Bạn đang tự hỏi không biết phải làm gì để giảm bớt tình trạng khó tiêu khi mang thai? Thực tế là có rất nhiều biện pháp đã được ứng dụng từ lâu để giải quyết chứng đầy hơi chướng bụng của mẹ bầu. Dù rằng không phải tất cả chúng đều đã được khoa học chứng minh, tuy nhiên một số người khi áp dụng lại thu được kết quả rất hữu ích. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thử bất kỳ biện pháp nào để xác định liệu chúng có an toàn với bản thân hay không!

1. Mẹ bầu ăn không tiêu nên uống gì? Thay đổi chế độ ăn uống

  • Mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm cả trái cây và rau quả tươi. Bởi lẽ, những thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa tốt, đồng thời kích thích nhu động ruột.
  • Thay vì ăn những bữa ăn lớn, mẹ bầu hãy chia thành nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn trong ngày. Điều này giúp giảm áp lực lên ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
  • Mẹ bầu nên dành thời gian để ăn uống và nên nhai kỹ, vì điều này hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa.
  • Mẹ bầu ăn không tiêu nên uống gì? Sử dụng hỗn hợp giữa mật ong và sữa ấm cũng rất có ích cho tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp vấn đề không dung nạp lactose trong sữa thì nên tránh sử dụng.
  • Hạnh nhân rất giàu canxi và được cho là giải quyết tốt vấn đề tiêu hóa. Do đó, các bà bầu đừng quên thêm loại hạt này vào thực đơn nhé!
  • Mẹ bầu ăn bột yến mạch có thể làm dịu chứng khó tiêu, bởi nó hấp thụ lượng axit dư thừa và tăng khối lượng phân.
  • Giảm tiêu thụ caffeine hoặc trà vì chúng có thể làm cho các triệu chứng ợ nóng hay khó tiêu trở nên tệ hơn và cũng ngăn cơ thể hấp thụ sắt từ thực phẩm.
  • Mẹ bầu ăn không tiêu nên uống gì? Các thai phụ nên uống nước đầy đủ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể thay bằng nước dừa để mang lại cảm giác sảng khoái, đồng thời giúp loại bỏ lượng axit thừa.

2. Bà bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao? Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt

  • Sau khi ăn, mẹ bầu nên ngồi nghỉ nửa tiếng, sau đó đi dạo bộ một chút rồi mới đi nằm để trọng lực đẩy thức ăn xuống ruột hỗ trợ tiêu hóa tốt.
  • Hãy thử sử dụng men vi sinh, bởi chúng có chứa Lactobacillus acidophilus (một lợi khuẩn) giúp duy trì sức khỏe của đường tiêu hóa của bạn.
  • Mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi và thoải mái, tránh dùng bất kỳ loại quần hay áo có chun ôm chặt quanh bụng để tạo điều kiện cho thức ăn di chuyển tốt.
  • Tình trạng căng thẳng cũng có thể gây khó tiêu khi mang thai, vậy nên bà bầu nên cần được thư giãn. Các bà mẹ tương lai có thể tập yoga, đi bộ hoặc các bài tập tiền sản nhẹ vừa thư giãn lại giúp ngăn ngừa chứng khó tiêu khi mang thai rất tốt.
  • Khi ngủ, mẹ bầu nên kê phần đầu và lưng cao hơn một chút. Tư thế này giúp ngăn axit dạ dày không bị trào ngược lên trên.

3. Những điều bà bầu khó tiêu cần nhớ

  • Tránh tiêu thụ những loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, nhất là các loại thức ăn nhanh để không làm trầm trọng hơn chứng khó tiêu khi mang thai, đồng thời ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản.
  • Mẹ bầu tuyệt đối không hút thuốc hay uống rượu bia. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, việc hút thuốc có xu hướng làm giãn cơ vòng dạ dày thực quản, dẫn đến hiện tượng trào ngược và bạn sẽ thấy khó tiêu hơn.
  • Tránh ăn một lượng lớn súp lơ, bắp cải, bông cải xanh và măng tây vì chúng có thể làm tăng cảm giác đầy hơi cho bạn.

Lưu ý rằng, nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm khi đã áp dụng các biện pháp trên, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chỉ định dùng thuốc. 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng axit điều trị chứng khó tiêu khi mang thai

Trường hợp các biện pháp tại nhà không hiệu quả với bạn thì sử dụng thuốc chính là giải pháp phù hợp nhất lúc này. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ đúng theo liều lượng đã được chỉ định, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc và cần phải chú ý đến các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Loại thuốc dùng trong chứng khó tiêu khi mang thai chính là các loại thuốc kháng axit. Chúng hoạt động bằng cách trung hòa lượng axit dư thừa và hạn chế tình trạng kích ứng. Có rất nhiều loại thuốc khác nhau, một vài trong số đó có tác dụng phụ gây đau bụng hoặc một số biến chứng thai kỳ, vì thế nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thời điểm dùng thuốc tốt nhất là trước bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu bạn đang dùng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung sắt, các thuốc kháng axit có thể ngăn không cho chúng được hấp thụ, vì vậy hãy cố gắng sử dụng các loại thuốc này cách nhau khoảng hai giờ.

Liệu bà bầu khó tiêu có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay không?

Mặc dù khó tiêu là một triệu chứng không mấy dễ chịu khi mang thai nhưng bạn có thể yên tâm rằng nó hoàn toàn không gây hại cho thai nhi trong bụng.

Đôi khi, việc hệ thống tiêu hóa hoạt động chậm lại cũng có thể có lợi cho thai nhi. Nguyên do là điều này giúp cơ thể bạn có thêm nhiều thời gian để chuyển chất dinh dưỡng được hấp thu từ thức ăn cho trẻ qua nhau thai.

Còn có nhiều chuyện hoang đường khi mang thai mà người ta kháo nhau rằng, chẳng hạn như mẹ bầu bị ợ nóng thì con sẽ không mọc tóc đầy đủ. Giải thuyết này hoàn toàn chưa có căn cứ xác minh. Điều mà bạn có thể chắc chắn rằng những tình trạng như khó tiêu và ợ nóng sẽ biến mất ngay sau khi bạn sinh con.

Khó tiêu khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến, tuy không mấy nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho mẹ bầu. Hãy thử áp dụng những cách trị khó tiêu cho bà bầu mà chúng tôi đã gợi ý để “đánh bay” triệu chứng đáng ghét này nhé!

Tham khảo thêm: bệnh edward và bệnh down là gì ?

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2021

Hạt hồ trăn có lợi hay hại đối với người mang bầu

 Mang thai là một hành trình thú vị, bạn sẽ có cả một danh mục những điều nên và không nên làm. Phần lớn trong số đó liên quan đến việc chọn lựa thực phẩm và những thói quen sinh hoạt. Có không ít mẹ bầu thắc mắc rằng bà bầu có nên dùng hạt hồ trăn khi mang thai hay không?

Hạt hồ trăn (tên khoa học pistacia vera) hay dân gian còn gọi là hạt dẻ cười, được tìm thấy nhiều ở các quốc gia cận nhiệt và nhiệt đới như châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Có thể nói, đây là loại hạt lâu đời nhất được con người biết đến và đã tồn tại cách đây 6.000 năm trước Công nguyên.

Hạt dẻ cười được cho là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Hơn nữa, điểm đặc trưng khi thưởng thức loại hạt này là vị ngon và giòn khi ăn. Bạn hoàn toàn có thể dùng sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Quay lại với chủ đề chính, để trả lời cho câu hỏi các bà mẹ tương lai có nên dùng hồ trăn trong thai kỳ hay không, mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của xét nghiệm nipt gentis nhé!

Hạt hồ trăn có lợi hay hại đối với bà bầu

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm tiêu thụ hạt hồ trăn trong suốt thai kỳ của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều, vượt mức cần thiết đôi khi sẽ dẫn đến một số mặt hạn chế nhất định.

Hạt hồ trăn mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Việc có được những thông tin về loại hạt này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi dùng loại thực phẩm này trong thai kỳ.

Dinh dưỡng và những lợi ích thiết thực của hạt hồ trăn

1. Hồ sơ dinh dưỡng có trong hạt hồ trăn

Hạt dẻ cười được biết là chứa lượng calo thấp nhưng lại bao hàm nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau.

Trên thực tế, thống kê giá trị dinh dưỡng có trong khoảng 30 gram loại hạt này bao gồm:

  • Protein: 6 gram
  • Chất xơ: 2,8 gram
  • Chất béo: 12,7 gram

Riêng đối với hàm lượng calo thì nếu dùng trên 100 gram hồ trăn bạn có thể nạp thêm cho mình khoảng 500 calo.

2. Ăn hạt hồ trăn khi mang thai và những lợi ích sức khỏe

Một khẩu phần hạt hồ trăn có thể đáp ứng hầu hết tất cả nhu cầu hàng ngày của cơ thể về sắt, canxi, folate và kali khi mang thai. Tất cả đều là những dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Một số lợi ích sức khỏe đến từ loại hạt này có thể kể đến như:

  • Là nguồn cung cấp protein dồi dào, hồ trăn rất cần thiết cho sự phát triển của các nhóm cơ và mô của trẻ.
  • Các axit béo không bão hòa đơn trong loại hạt này có thể giúp tăng mức cholesterol tốt (HDL) và giảm cholesterol xấu (LDL), từ đó mà nồng độ lipid máu được cân bằng.
  • Sự hiện diện của các chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin A, caroten và các hợp chất polyphenolic hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu.
  • Hạt dẻ cười còn có hàm lượng đồng cao, đây là khoáng chất rất cần thiết giúp ổn định tế bào hồng cầu suốt thai kỳ.
  • Ngoài ra, loại hạt này còn mang đặc tính kháng viêm, giảm đau rất thích hợp cho các chứng đau mỏi lưng, sưng phù chân khi mang thai.
  • Điểm tốt là nhờ hàm lượng chất xơ cao mà mẹ bầu có thể thoát khỏi tình trạng táo bón khó chịu.
  • Thêm nữa, trong hạt dẻ cười còn có axit béo omega-3, một dưỡng chất giúp phát triển trí não của trẻ.
  • Loại hạt này cũng chứa khá nhiều vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B6 và axit folic cần cho sự phát triển của thai nhi.
  • Bên cạnh đó, hạt hồ trăn rất hữu ích trong việc phòng ngừa bệnh gan, vàng da và thiếu máu. xét nghiệm hpv là làm gì ?

Một số mặt hạn chế khi tiêu thụ hồ trăn trong thai kỳ

Trong trường hợp sử dụng vượt mức cần thiết, hạt dẻ cười có thể gây một số tác dụng phụ nhất định. Vì thế, tốt hơn hết bạn nên có sự tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Những mặt hạn chế bao gồm:

  • Cũng như các loại hạt khác, hồ trăn cũng chứa thành phần là axit anacardic, một hợp chất hóa học gây dị ứng. Do đó, nguy cơ bạn có thể gặp những phản ứng dị ứng là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhất là khi bạn đã có tiền sử dị ứng với một số loại hạt trước đó.
  • Sự hiện diện của fructans trong hạt hồ trăn cũng là nguyên nhân dẫn đến một số vấn đề tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và đau bụng.
  • Khi chọn mua hạt dẻ cười, cần tránh những sản phẩm hạt rang muối. Bởi vì khi sử dụng, natri tích tụ nhiều trong cơ thể dẫn đến vấn đề tăng huyết áp và điều này không tốt khi mang thai.
  • Các loại hạt cũng được cho là có thể gây nóng trong người. Vì thế, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà bầu.

Bà bầu ăn hạt hồ trăn bao nhiêu là đủ?

Hiện nay, loại hạt này được chế biến bằng 2 phương pháp là sấy khô hoặc chiên. Tuy nhiên, với phương pháp chiên, một số chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi, nhưng nguy cơ phát triển nấm mốc lại thấp hơn so với sấy khô.

Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu không nên dùng quá 15 hạt hồ trăn mỗi ngày nếu không muốn dư thừa cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, mẹ bầu ăn quá nhiều loại hạt này cũng có nguy cơ đối mặt với vấn đề sinh non.

Hạt dẻ cười khi chọn phải còn nguyên vỏ, không được xuất hiện nấm mốc, có mùi thơm dễ chịu và không xuất hiện mùi lạ.

Mách mẹ bầu cách thêm hạt hồ trăn vào thực đơn hằng ngày

Có rất nhiều cách khác nhau mà bạn có thể thêm hạt dẻ cười vào chế độ ăn uống hàng ngày trong thai kỳ. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:

  • Bạn có thể ăn hạt dẻ cười như một món ăn nhẹ hoặc đưa chúng vào các món ăn khác nhau để tăng thêm hương vị.
  • Hãy thử thêm loại hạt này vào món salad hoa quả. Độ giòn của hạt dẻ cười sẽ làm cho món ăn thêm phần thú vị.
  • Hạt dẻ cười xay nhuyễn có thể dùng làm lớp áo ngoài với trứng cho món ức gà chiên hoặc nướng.
  • Một cách khác là bạn thêm hạt vào trong sữa chua, bột yến mạch hoặc ngũ cốc để làm thành một bữa sáng bổ dưỡng hoặc một món tráng miệng sau bữa ăn.
  • Những lúc đói bụng, mẹ bầu cũng nên thử một cốc sữa với hạt dẻ cười, nghệ tây, bạch đậu khấu và hạnh nhân.

Gợi ý cách làm kem sữa chua hồ trăn mát lạnh cho những ngày oi bức

Đây là một món tráng miệng rất tốt cho sức khỏe mà bạn có thể thưởng thức trong những ngày tiết trời hơi oi bức mà không phải lo về việc sức khỏe của bạn hay thai nhi có bị ảnh hưởng hay không.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Sữa chua đông lạnh: 1 cốc
  • Hạt hồ trăn: 1/2 chén (lưu ý hạt phải nghiền thật kỹ)
  • Chuối: 2 quả đã nghiền nát
  • Mật ong: nửa chén
  • Vani: 1 thìa cà phê

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các thành phần, ngoại trừ hạt hồ trăn, vào một cái bát và đánh cho đến khi mịn. Bạn cũng có thể sử dụng máy xay sinh tố hoặc máy đánh trứng để trộn đều.
  • Thêm 3/4 hạt hồ trăn đã chuẩn bị vào và trộn đều theo chuyển động hình số 8, để ngăn không cho không khí thoát ra nhiều khỏi hỗn hợp.
  • Đổ hỗn hợp trên vào một chiếc chảo hoặc khay (hình vuông hoặc tròn) và rắc phần hạt còn lại lên trên bề mặt
  • Làm lạnh trong ngăn đông từ ba đến bốn giờ hoặc cho đến khi thấy đã đông hoàn toàn.
  • Khi kem đã đông, bạn có thể lấy ra dùng ngay. Trường hợp kem quá cứng, nên để ra ngoài khoảng từ 5 đến 10 phút trước khi dùng.

Hạt hồ trăn là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và nên dùng trong thai kỳ. Nếu bạn gặp vấn đề dị ứng hoặc xuất hiện những biểu hiện lạ khi dùng, cần kiểm tra ngay với bác sĩ và lập tức ngưng dùng loại hạt này bạn nhé!

Tham khảo thêm : sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu thai kì?

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021

Các loại trà thảo dược mẹ bầu nên uống và không nên uống

 Trà thảo dược và thảo dược được xem là liều thuốc tốt cho sức khỏe. Song nhiều loại trong số đó lại gây hại cho bà bầu, có thể kích thích sinh non hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Thảo dược hiện diện rất nhiều trong trà, gia vị hoặc thuốc. Bạn nên nắm rõ các loại thảo dược và trà thảo dược  được liệt kê dưới đây có thể gây rủi ro cho thai kỳ để tránh nhé. cùng nipt gentis tìm hiểu nhé !

Những loại trà thảo dược bà bầu nên uống và không nên uống

Một số loại thảo dược có thể gây ra biến chứng trong thai kỳ như co thắt cổ tử cung dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. 

Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ khuyến cáo, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ sản khoa trước khi muốn sử dụng bất kỳ loại thảo dược thiên nhiên nào. 

Các loại thảo dược có thể gây hại cho thai nhi 

Những loại thảo dược không nên dùng khi bạn mang thai bao gồm:

1. Quả óc chó đen

Loại quả này có thể gây kích ứng dạ dày, làm tăng triệu chứng khó chịu trong thai kỳ. Bác sĩ khuyên phụ nữ cho con bú hoặc phụ nữ mang thai không nên sử dụng các chất bổ sung có thành phần từ quả óc chó đen.

2. Cascara

Thảo dược bổ sung này có thể gây tác dụng phụ như co thắt dạ dày và tiêu chảy. Bác sĩ khuyến cáo không nên dùng cascara cho bà bầu và trẻ nhỏ.

3. Comfrey (liên mộc)

Các chế phẩm của liên mộc thường được dùng ở dạng kem và thuốc mỡ. Thuốc có tác dụng giảm đau cho bà đẻ sau phẫu thuật tầng sinh môn và nứt núm vú. Song thành phần alcaloid pyrrolizidine trong liên mộc có thể gây tổn thương gan, ung thư gan, thậm chí gây tử vong. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cấm bán sản phẩm comfrey (loại uống) tại nước này.     

4. Cây thảo linh lăng (cỏ cà ri)

Thảo linh lăng có thể gây ra các cơn co thắt, có lợi cho quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, trước tuần thai thứ 37, bà bầu không nên dùng vì có thể gây chuyển dạ sớm, dẫn đến sinh non. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có thể gây tác dụng phụ như đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn.

5. Gừng

Khi tiêu thụ liều lượng lớn gừng trong một lúc, bà bầu có thể bị viêm dạ dày, tiêu chảy và ợ nóng. Nghiên cứu chỉ ra rằngbà bầu chỉ nên dùng 250g gừng, chia làm 4 lần mỗi ngày.

6. Yohimbe

Nghiên cứu chỉ ra rằng, yohimbe có thể gây tác dụng phụ như làm đau dạ dày, tăng nhịp tim, huyết áp cao. Loại thảo dược này thậm chí còn gây co giật, đau tim, chấn thương thận cấp tính đe dọa tới tính mạng.

7. Hoa cúc la mã

Cúc la mã có thể gây nóng ở vùng mặt và mắt, gây nôn mửa nên không an toàn cho bà bầu.

8. Lạc tiên

Thảo dược thiên nhiên này có thể gây ra tác dụng phụ như lo lắng, bồn chồn, không tỉnh táo, rối loạn chức năng cơ và phối hợp vận động.


9. Rễ cây cam thảo

Thảo dược này không an toàn cho bà bầu khi uống trong thời gian quá 4 tuần. 

Ngoài ra, bà bầu cũng nên thận trọng khi sử dụng các loại thảo dược khác bao gồm:

+ Hạt nhục đậu khấu khi dùng với liều lượng lớn

+ Cọ lùn

+ Cây hải cẩu lùn

+ Senna

+ Cây húng thuốc

+ Ngải cứu

+ Cây tầm ma

+ Lô hội

+ Hoa anh thảo dùng kết hợp với nhân sâm 

+ Bồ công anh

III.  Các loại trà thảo dược không an toàn cho bà bầu

Trà thảo dược thiên nhiên giúp thư giãn thần kinh, mát gan, thải độc… Mặc dù có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được.

Bà bầu cần tránh uống các loại trà thảo dược sau:

+ Trà hoa cúc

+ Trà thảo dược dâm bụt

+ Trà thảo dược sả

+ Trà rễ cây cam thảo

+ Trà rễ cây hương thảo

+ Trà ma hoàng

+ Trà cây hồi

+ Trà ngải cứu

+ Trà cây xô thơm

IV. Các loại trà không thảo dược bà bầu nên cân nhắc khi dùng

Các loại trà không thảo dược như trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, bà bầu nên theo dõi cẩn thận lượng caffeine khi uống loại trà này vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Bà bầu không nên nạp quá 200mg caffeine mỗi ngày để tránh nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh. Các loại trà không thảo dược thường chứa 40-50mg caffeine. Điều này có nghĩa, bạn không nên uống quá 4 cốc trà mỗi ngày, nhất là vào buổi tối. 

Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA) khuyên bạn nên hạn chế tiêu thụ caffeine càng nhiều càng tốt. Tổng lượng caffeine bà cầu cần giới hạn là 150mg mỗi ngày. Đặc biệt, khi bạn mắc chứng tiền sản giật hoặc tăng huyết áp trong thai kỳ càng không nên dùng nhiều.

Bên cạnh đó, trà long nhãn, trà lá mâm xôi đỏ được nhiều người tin dùng nhờ tác dụng giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non và xuất huyết sau sinh. Tuy nhiên, Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ khuyến cáo, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn uống bất cứ loại thức uống thảo dược từ thiên nhiên nào.

Ngoài ra, các loại đồ uống đóng chai có chiết xuất từ gừng, hạt tiêu đen, quế, hồi, hạt cây thì là, nghệ tây, đinh hương, nhục đậu khấu, hoa hồng, cam thảo, hạnh nhân… Mặc dù được coi là an toàn cho bà bầu nhưng nếu bạn dùng với liều lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ gây biến chứng trong thai kỳ. 

Vẫn biết thảo dược và trà thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, thế nhưng thời kỳ mang thai bạn nên thận trọng khi dùng nhé.

Tham khảo thêm: xét nghiệm hpv và  xét nghiệm double test có cần nhịn ăn không ?