Són tiểu khi mang thai là hiện tượng rất thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng cuối. Dù không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của mẹ.
Trong 9 tháng thai kì, hệ tiết niệu sẽ có nhiều sự thay đổi. Sự thay đổi của nội tiết tố sẽ kích thích cơ thể loại bỏ chất thải nhanh hơn. Mỗi bà bầu có thể bị tiểu són ở những mức độ khác nhau, đôi khi chỉ là thỉnh thoảng nhưng cũng có trường hợp, tình trạng này trở thành vấn đề thực sự khiến mẹ thấy lo lắng. Cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu chi tiết hơn nhé !
Làm thế nào để khắc phục hành vi són tiểu khi mang bầu
Tại sao bà bầu bị són tiểu khi mang thai?
Bầu bị són tiểu có sao không? Tiểu són là hiện tượng rất thường gặp trong thai kỳ bên cạnh những thay đổi từ bên trong cơ thể. Nguyên nhân là do thai nhi càng lớn thì áp lực trong bụng cũng càng tăng. Tử cung giãn nở gây áp lực lên bàng quang, khiến cơ vòng bàng quang (một van nằm ở đáy bàng quan có tác dụng kiểm soát dòng nước tiểu) và cơ đáy chậu chịu áp lực lớn, dần trở nên quá tải và không thể thực hiện tốt chức năng. Hậu quả là khiến bà bầu bị són tiểu, nhất là khi có thêm các áp lực khác như hắt hơi, ho…
Thêm vào đó, những cơ quanh niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang xuống) có tác dụng ngăn nước tiểu chảy ra cũng có thể bị ảnh hưởng. Không chỉ bị són tiểu khi mang thai mà sau sinh, tình trạng này cũng có thể tiếp diễn do quá trình sinh nở làm yếu cơ đáy chậu, khiến dây thần kinh chi phối bàng quang bị ảnh hưởng.
Són tiểu ở bà bầu: Làm sao để khắc phục?
Để khắc phục tình trạng hay bị són tiểu khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ có thể:
- Điều chỉnh hành vi, hẹn giờ đi tiểu và luyện bàng quang. Bạn có thể ghi lại thời gian đi tiểu, thời gian rỉ nước tiểu để làm chủ quá trình đi tiểu
- Bạn cũng có thể luyện bàng quang bằng cách đặt kế hoạch đi tiểu. Ví dụ lúc bắt đầu, bạn có thể đặt kế hoạch đi vệ sinh 1 lần mỗi giờ. Sau đó thay đổi lên thành mỗi 90 phút. Cuối cùng là lên mỗi 2 giờ và tiếp tục kéo dãn đến khi đạt được mốc từ 3 đến 4 giờ.
- Một biện pháp khác là cố gắng nhịn 15 phút khi có cảm giác muốn đi tiểu. Thực hiện điều này trong 2 tuần và sau đó tăng dần thời gian lên 30 phút và cứ tiếp tục như vậy.
- Bạn có thể thực hành các bài tập làm săn chắc cơ sàn chậu để giảm và khắc phục tình trạng són tiểu khi mang thai.
- Nếu hiện tượng tiểu són ngoài tầm kiểm soát hoặc bạn vẫn tiếp tục bị són tiểu trong thời gian dài sau sinh, bạn nên đi khám. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để kiểm soát co cơ bàng quang, làm mạnh thêm cơ niệu đạo hoặc làm dịu bàng quang hoạt động quá mức. Chia sẻ gói xét nghiệm sàng lọc ung thư uy tín chất lượng !
Hệ bài tiết thay đổi thế nào trong thai kỳ?
Ở ba tháng đầu của thai kì, đối với nhiều phụ nữ, đi tiểu thường xuyên là một trong những dấu hiệu mang thai. Sự thay đổi của hormone khiến cơ thể tăng sản xuất nước tiểu, tử cung mở rộng gây áp lực lên bàng quang. Do đó, bị són tiểu khi mang thai 3 tháng đầu là điều hoàn toàn bình thường, ngay cả khi thai nhi còn nhỏ. Ba tháng tiếp theo, những triệu chứng thai kỳ sẽ giảm nhẹ bởi lúc này tử cung lớn thêm và lên cao hơn ở vùng bụng, tránh xa bàng quang, vì vậy bạn sẽ đi tiểu ít hơn.
Trong tháng cuối cùng của thai kì, em bé sẽ được đẩy xuống thấp hơn khung chậu để chuẩn bị chuyển dạ. Việc này sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang, khiến mẹ sẽ bắt đầu đi tiểu nhiều trở lại, gây hiện tượng són tiểu khi mang thai tháng cuối. Nếu tình trạng đi tiểu nhiều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, hãy hạn chế uống nước sau 4 giờ chiều (nhưng phải chắc chắn là bạn uống đủ 6 đến 8 ly nước một ngày trước đó).
Ngoài ra, mẹ cũng cần phân biệt giữa hiện tượng són tiểu khi mang thai và rỉ ối. Tiểu són thường xảy ra khi mẹ ho, hắt hơi, nước tiểu chảy ra ít, có màu vàng và mùi đặc trưng, trong khi nếu là rỉ ối thì nước sẽ tràn ra với số lượng nhiều. Nước ối thường trong, không có mùi, có thể kèm mủ hoặc máu.
Các bài viết của gentis chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đọc thêm: Đo độ mờ da gáy khi nào chính xác nhất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét