Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Mẹ bầu nên uống loại sắt nào không lo bị táo bón

Bà bầu nên uống loại sắt nào? Vô cơ hay hữu cơ? Và cách bổ sung sắt như thế nào để không bị táo bón, mẹ con đều khỏe là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. >> https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina

Bà bầu nên uống loại sắt nào không gây táo bón

Không phải đợi tới khi mang thai mẹ mới bổ sung sắt mà trước đó nguyên tố này đã cần được cơ thể dung nạp. Vấn đề đặt ra là ngoài nguồn thực phẩm tự nhiên thì bà bầu nên uống loại sắt nào để vừa đủ dinh dưỡng vừa không lo bị táo bón.

Bổ sung sắt bằng nguồn thực phẩm tự nhiên đang là các phổ biến biến nhất
Cần bổ sung sắt gấp đôi khi mang thai
Trong suốt 40 tuần thai, thể tích máu của bà bầu tăng 50% so với bình thường do đó cần được bổ sung lương sắt tương ứng.

Nói về vai trò thì sắt được biết đến là nguyên tố cần thiết để tạo nên Hemoglobin, một thành phần quan trọng trong hồng cầu, có vai trò vận chuyển ôxy từ phổi về các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài.
Ngoài ra sắt còn tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme, giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn.
2 cách bổ sung sắt cho bà bầu
Có 2 cách quen thuộc để bổ sung sắt cho bà bầu: Một là qua chế độ ăn cho bà bầu. Hai là bổ sung từ các dạng thuốc.>> Gói xét nghiệm NIPT
Trong thực phẩm hằng ngày mẹ có thể tìm thấy sắt ở hầu khắp: Dạng dễ hấp thu có thể kể đến như gan động vật, tiết, tim, các loại thịt đỏ. Thức ăn giàu sắt nhưng khó hấp thu hơn như lòng đỏ trứng, cá, tôm, cua, các loại đậu, đỗ, nấm mèo, rau xanh, bí ngô… Để tăng khả năng hấp thụ sắt, bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như nước cam ép, cà chua.
Ở dạng thuốc, tùy vào từng bác sĩ và tình trạng sức khỏe của mẹ mà có các loại thuốc phù hợp khác nhau. Trừ khi xét nghiệm khi mang thai cho thấy mẹ bị thiếu sắt còn mẹ bầu không cần phải bổ sung quá nhiều viên uống tránh tình trạng dư thừa.
Thuốc sắt tốt cho bà bầu
Trong thuật ngữ của ngành dược, thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có 2 dạng: Sắt vô cơ (sắt sulfate) và sắt hữu cơ (sắt fumarate và sắt gluconate). Sắt hữu cơ thường được các bác sĩ khuyến khích dùng hơn sắt vô cơ vì có ưu điểm dễ hấp thụ và ít gây táo bón thai kỳ.
Thuốc sắt đang được bào chế dưới 2 dạng sắt nước và viên sắt:
Sắt nước: Giúp mẹ bầu hấp thụ tốt, ít gây táo bón hay nóng. Tuy nhiên lại dễ gây buồn nôn, khó chịu.
Viên sắt: Có ưu điểm dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước, gây nóng trong nhiều hơn.
Lời khuyên: Các mẹ nên chọn sắt ở dạng hữu cơ dạng viên sắt hay sắt nước thì tùy vào thể trạng mỗi người. Ví dụ mẹ hay nóng trong, dễ bị táo bón thì nên sử dụng sắt nước. Ngược lại hay buồn nôn thì nên sử dụng sắt dạng viên.

Chọn uống viên sắt dạng nào là tùy thuộc vào thể trạng của từng mẹ bầu
Bổ sung bao nhiêu sắt khi mang thai là đủ?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, muốn duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, bầu nên bổ sung ít nhất 27 mg chất sắt mỗi ngày và không vượt quá 45 mg sắt trong suốt 9 tháng “mang nặng”.
Dư thừa sắt có thể khiến tình trạng táo bón khi mang thai trở nên trầm trọng hơn hoặc có thể gây nôn ói, tiêu chảy. Cách nhanh nhất để giải quyết tình trạng bổ sung sắt quá liều là uống thêm nhiều nước để nhanh chóng đào thải sắt ra ngoài hoặc ăn thêm chất xơ để ngăn ngừa táo bón.
Hoặc mẹ bầu có thể thử bổ sung sắt vào các thời điểm khác nhau trong ngày để tìm ra thời điểm thích hợp nhất. Cụ thể, nếu uống viên sắt khiến mẹ bị ợ nóng, đừng nên uống trước khi ngủ. Ngược lại, nếu viên sắt khiến bạn buồn nôn, hãy uống trước khi đi ngủ.
Một số lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu
Để hấp thụ sắt tốt nhất cho cơ thể, mẹ cần lưu ý 5 nguyên tắc dưới đây
Không “song hành” cùng canxi
Không uống sắt cùng trà và cà phê
Uống cùng nước cam, chanh hoặc các loại nước giàu vitamin C
Sắt từ động vật dễ hấp thu hơn
Nấu nướng bằng nồi hoặc chảo làm bằng gang sẽ hạn chế tình trạng “thất thoát” sắt từ thực phẩm

Qua bài viết trên đây, hi vọng mẹ tìm được câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc bà bầu nên uống loại sắt nào không lo táo bón, mẹ con đều khỏe.>> Sàng lọc trước sinh NIPT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét