Trong đa số trường hợp thai phụ bị tiền sản giật, các triệu chứng nhẹ sẽ xuất hiện khi gần đến ngày sinh, tuy nhiên cả mẹ và bé sẽ không sao nếu được chăm sóc và điều trị đúng.>> illumina
Chia sẻ tiền sản giật là thế nào mối nguy hiểm cho mẹ bầu
Tiền sản giật là một rối loạn phức tạp thường xảy ra ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ 3-8%. Mẹ có thể được chẩn đoán tiền sản giật nếu có huyết áp cao và xét nghiệm thấy đạm trong nước tiểu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu tiền sản giật trở nên nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và gây nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Đối với tiền sản giật nặng, cách duy nhất để cải thiện tình trạng là chấm dứt thai kỳ.
Các triệu chứng của tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật có thể đến đột ngột, vì vậy mẹ cần biết rõ các triệu chứng để sớm phát hiện và can thiệp. Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đáng ngại nào sau đây:
Bị phù ở mặt hoặc sưng húp quanh mắt, sưng phù bàn tay, sưng đột ngột hoặc sưng nặng ở bàn chân/mắt cá chân.
Tăng cân nhanh (trên 2kg trong một tuần).
Đau đầu nặng hoặc dai dẳng
Thị lực kém, quáng gà, mắt mờ, nhìn thấy đốm sáng hoặc điểm sáng nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời
Đau dữ dội ở vùng bụng trên
Buồn nôn và ói mửa
Tuy nhiên, một số trường hợp tiền sản giật không có bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Thậm chí, một số triệu chứng tiền sản giật có thể giống như triệu chứng mang thai bình thường. Vì vậy, mẹ cần khám thai đều đặn để bác sĩ kịp thời phát hiện tiền sản giật bằng các xét nghiệm và thiết bị y khoa chuyên dụng.
Phát hiện và can thiệp sớm sẽ làm giảm thiểu tác hại của tiền sản giật
Điều gì làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật?
Tiền sản giật thường xảy ra hơn trong thời gian mang thai con đầu (con so). Tuy nhiên, những phụ nữ đã từng bị tiền sản giật có nhiều khả năng gặp phải nó trong những lần mang thai sau. Thai phụ gặp các vấn đề dưới đây cũng có nguy cơ cao bị tiền sản giật:
Cao huyết áp mãn tính
Bị một số chứng rối loạn như máu khó đông, tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus (lở ngoài da).
Có họ hàng gần như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột… bị tiền sản giật
Bị béo phì (có chỉ số cơ thể ở mức 30 hoặc hơn)
Mang song thai hoặc đa thai
Dưới 20 hoặc trên 40 tuổi
Có cách nào phòng tránh để không bị tiền sản giật?>> xét nghiệm quốc tế gentis
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này nhưng đến nay vẫn chưa ai biết chắc làm thế nào để phòng tránh tiền sản giật. Một số nghiên cứu đề nghị việc dùng thêm canxi, vitamin hoặc aspirin liều thấp có thể giúp ích nhưng vẫn chưa có kết luận chính thức.
Do đó, điều tốt nhất bạn có thể làm là chăm sóc tốt bản thân trước khi sinh và khám thai đúng hẹn. Mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và xét nghiệm đạm trong nước tiểu cho bạn.
Bạn cũng cần nhận thức được những triệu chứng của tiền sản giật để nhanh chóng thông báo với bác sĩ và được điều trị càng sớm càng tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét